ĐỨC TÁNH TỪ BI

30 Tháng Giêng 201810:21 SA(Xem: 16674)
ĐỨC TÁNH TỪ BI


IMG_1658Nguyễn Văn Lía

 

          Xưa Đức Phật từng bảo : “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh”. Nghĩa là tất cả chúng sanh đều có tánh Phật. Hiểu như thế nên có người hỏi:  Như vậy tại sao chúng sanh chẳng thành Phật ?

          Xin thưa : Vì bởi vô minh vọng tưởng che mờ Phật tánh, nên mới có giành giựt tranh đấu lẫn nhau, gây ra cảnh tương tàn tương sát. Làm mất hẳn đức tánh từ bi rồi phải lăn lộn trong cảnh trầm luân khổ hải.

          Vì thế, Đức Phật cũng như Đức Thầy từng khuyên nhân sinh phải trở lại với tâm hồn từ bi sẵn có của mình. Bàng bạc trong Thi Văn Giáo lý của Đức Thầy, chúng ta thấy Ngài cho biết tâm Từ Bi có một giá trị rất cao quí, dù cho ngọc ngà châu báu cũng không bì kịp :   

                                                “Tâm Từ Bi sánh thể ngọc ngà,

                                                  Trong các báu khó bì tánh thiện.”

          Vậy Từ Bi là gì ? Theo nghĩa thông thường: Từ là hiền lành, Bi là thương xót. Kinh Phật có câu: “ Từ năng giữ nhứt thiết chúng sanh chi lạc, Bi năng bạt nhứt thiết chúng sanh chi khổ”. Nghĩa là đức Từ thường hay ban vui cho chúng sanh, đức Bi thường hay cứu khổ cho muôn loài.

          Theo giáo lý PGHH, ĐứcThầy Ngài có minh giải như vầy “ Đức Từ : Phật đối với chúng sanh như mẹ với con, lúc nào cũng lo lắng đến, hết lòng dìu dắt dạy dỗ, không nỡ để cho chúng sanh sa vào đường tội lỗi mà chịu khổ não”. “Đức Bi: nếu chúng sanh nào dạy dỗ chẳng nghe làm điều độc ác để phải tội, thì Phật chẳng vì thế mà ghét bỏ lại thương xót không cùng”.


IMG_0828

         
Vậy người có đức tánh Từ Bi, thực hành đức tánh Từ Bi thường hòa mình vào sự sống của tất cả mọi loài, đem lại cho họ những nguồn vui chân thật. Chớ không phải cầu an tiêu cực, như số người bàng quan chỉ nhìn qua loa lầm tưởng, là “ngồi yên” một chỗ.

          Muốn thấu đáo hơn, chúng ta hãy đưa tầm nhãn quang về quá khứ xa xưa, nghiệm xét qua đời sống của Đức Thích Ca, cũng như vĩ nghiệp cuộc đời của Ngài và gương phẩm của Đức Huỳnh Giáo Chủ trên phương diện ngôn hành và sự thể hiện cao khiết của đức tánh Từ Bi.

          Đức Phật Thích Ca lúc chưa đắc đạo. Ngài còn là Thái Tử là người con độc nhứt của Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Da, nhưng Ngài đã gát bỏ tất cả những gì mộng đẹp, hầu đeo đuổi một tâm hạnh Từ Bi, thương yêu nhân sinh đáo để. Nên chi Ngài xuất gia tầm đạo giải thoát và sau khi đắc đạo rồi, cũng vì lòng Từ Bi mà Ngài đã phát thệ : “ Hữu nhứt chúng sanh bất thành Phật quả, ngã thệ bất thành Phật”…

          Đến Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng thế. Sỡ dĩ Ngài không chịu “…ngồi nơi ngôi vị hưởng quả bề đề trường thọ, mà còn len lõi xuống chốn hồng trần để chịu cảnh chê khen”. Bởi Ngài có tấm lòng “từ ái chứa chan, thương bách tính tới hồi tai họa”. Phương chi, nên mọi tai nạn dập dồn khi đưa đến, nhưng Ngài cũng không nãn chí trên đường cứu độ chúng sanh, mà hằng thệ nguyện rằng:

“Nếu chừng nào khai thông đại đạo,

Đuốc Từ Bi rọi khắp cả nhân gian.

Bể trầm luân khô cạn sáu đàng,

Tăng sĩ mới trở về nơi thanh tịnh”.


IMG_0833

         
Vậy hôm nay chúng ta muốn thực hiện lòng Từ Bi phải làm thế nào ? Theo thiển kiến chúng tôi có vài điểm cương yếu để thi thố đức Từ Bi, mà kinh Phật và Đức Thầy hằng dạy:

          1/- Chứa ác sát sanh:  Vì sự giết chóc mạng sống của muôn loài vạn vật là việc làm mất hẳn đạo tâm, mất cả lòng từ bi và tâm bình đẳng. Đức Lục Tổ Huệ Năng đã dạy:

“ Muôn loài đều có đạo,

  Chớ sát hại loài nào”.

          Đức Thầy cũng dạy : “…Hãy tha thứ cho chúng, hãy dung dưỡng chúng, và nhứt là đối với gia súc: trâu, bò, ngựa, chó, mèo…” Chẳng khá sát hại  (…)

(…) Tóm lại không có sự sát sanh vô cớ nào có thể tha thứ được và trong những ngày chay lạt hãy cử hẵn !

Đó chẳng phải các Ngài đã thể hiện đức tánh Từ Bi sao?!

          2/- Mở lòng từ thiện bố thí giúp đời: Đọc tác phẩm “Khuyên người giàu lòng phước thiện”, ta thấy trong đó Đức Giáo Chủ tha thiết kêu gọi thiện tâm  của những người giàu lòng tín thí, giúp đỡ nhân sinh trong những năm mất mùa.

          Qua lời chân thành, Ngài dạy:

                                    “ Việc nhà quí bạn đã xong,

                             Hiệp nhau làm phước rõ lòng hiền nhơn”.

          Và kết luận tác phẩm ấy, Ngài truyền phán :

                             “ Khá thương những kẻ bần cùng,

                           Tâm lành dư của hãy dùng vào đây”.

          Tóm lại, Từ Bi không phải là cầu an tiêu cực, ngồi thừ một chỗ như có số người lầm tưởng, mà là một phương pháp hữu hiệu nhứt. Vì người tu khi thể hiện đức tánh Từ Bi là đã xả kỷ lợi tha thương yêu sanh mạng muôn loài, biết giúp đỡ những kẻ nguy nàn thiếu thốn từ vật chất đến tinh thần và nên hiểu rằng tâm Từ Bi là nguyên nhân phát tâm bồ đề, mà tâm bồ đề là cốt tủy của sự thành chính giác. Ta hãy nghe lời khuyên tấn của  Đức Giáo Chủ:

“ Nhớ Từ Bi hai chữ ngâm nga,

   Dầu làm lụng cũng là trì chí”.

Và hằng luôn ghi nhớ:

                 Từ Bi Trời Phật độ quần sanh

                 Cứu khỏi tai ương vạn sự lành

      Đệ tử gội nhuần ơn đức cả

      Chúng thân quyết chí dốc làm lành.

         

 

 IMG_1657IMG_1656

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 22040)
Nhẫn nghĩa là gì? Nhẫn là nhường, nhịn, dằn lòng xuống (nhẫn nhịn), cố-gắng chịu đựng (nhẫn-nại), bền chí, không nóng-nảy, nãn lòng (kiên-nhẫn), cam chịu nhục để đạt mục-đích nào đó (nhẫn-nhục),...
11 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 14760)
Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy:“…Các người nên hiểu biết phận-sự con người phải làm gì trong kiếp sống và tìm kiếm chân tánh của mình
11 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 16729)
Trong việc tu học, với biết bao kinh sách, nghiên cứu, sưu tập… cùng muôn vạn pháp mà chư Phật đã giáo hóa, nhằm giúp tìm về với Tâm, là bản thể thanh tịnh và là sự giải thoát.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 33594)
Hầu hết chúng sanh đều có căn lành tánh thiện. Nhưng do vô minh huân tập che khuất tự tánh lành, lại theo tà vọng lôi cuốn, hiệp với Ác Nghiệp: Tham lam, Sân nộ, Mê si mà che khuất đi Bổn Lai Diện Mục của mình.
10 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 14769)
Trương Văn Thạo- Phần đông, chúng ta nhờ học hỏi mà hiểu biết ít nhiều về Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ ý nghiã của chữ Pháp thân và Pháp thí, đặc biệt là của Đức Huỳnh Giáo Chủ.
10 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 44061)
Hình Danny, Melbourne, Úc Châu; bài Truong Văn Thạo, Texas, Hoa Kỳ. Theo Hán tự, BÁT NHẪN (八忍) nghĩa là Tám điều nhẫn nhịn, gồm có: Nhẫn năng xử thế, Nhẫn Giái, Nhẫn Hương lân, Nhẫn Phụ mẫu, Nhẫn tâm, Nhẫn tánh, Nhẫn đức, Nhẫn thành.
100,000