Ngày 18 Tháng 5 - Trong Huy Hoàng Trọng Đại.

23 Tháng Sáu 20185:36 SA(Xem: 15592)
Ngày 18 Tháng 5 - Trong Huy Hoàng Trọng Đại.

260 Hoahao Buddhist Celebration in Hoa Hao Holy Land 2016
Ngày 18 Tháng
5 - Trong Huy Hoàng Trọng Đại.
Lê Yến Dung

 

          Mỗi năm khi mùa Hạ sang, mang theo những vệt nắng vàng óng ả, ấm áp chan hòa khắp chốn, muôn hoa ngẩng cao đầu, rộ nở cười khoe sắc thắm, để điểm tô cho một trời  bao la vốn dĩ của tạo hóa, của tình yêu đại đồng nhân loại. Đó cũng chính là lúc chúng ta cùng nhau chuẩn bị đón chào mùa Đại lễ Đạo: 18 tháng 5 âl trong huy hoàng và trọng đại.

          Ngày 18 tháng 5 âl là một ngày thiêng liêng duy nhất. Ngoài kia muôn chim đang reo vui hót vang, khắp trời quê hương Việt Nam và cả thế giới: Những nơi nào có người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đang sinh sống thì nơi đó đều có hoa đăng ngập lối, khói nhang nghi ngút.


273 Hoahao Buddhist Celebration in Hoa Hao Holy Land 2016
Thánh Địa Hòa Hảo trong ngày Đại Lễ 18 tháng 5 âl.

 

          Ngày 18 tháng 5 âl là ngày tràn ngập niềm vui, là ngày hằng triệu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cùng hòa nhịp con tim, hàng hàng lớp lớp lũ lượt về Thành Đô Đạo Đức. Đó là Thánh Địa Hòa Hảo (sảnh đường Kim Sơn Phật), nơi mà cách nay 79 năm về trước, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã nhận trách nhiệm với Thiên Đình vượt mọi thử thách đứng ra lập Đạo cứu đời với sứ mạng:

          Vì thời cơ đã đến, lý Thiên Đình hoạch định, cuộc nguy cơ thảm họa sắp tràn lan...Thiên Tào đà xét định khắp chúng sanh trong thế giới, trong cái buổi Hạ Nguơn này, say mê vật dục, chìm đắm trong biển lợi danh, gây nên nghiệp quả, luật trời đà trị tội, xét kẻ thiện căn thì ít, người tội ác quá nhiều, chư Phật mới nhủ lòng từ bi cùng các vị Chơn Tiên lâm phàm độ thế.” (trích bài Sứ Mạng của Đức Thầy) 

          Đó chính là trọng trách của Ngài với Thiên Đình, Ngài lâm phàm trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam đang rơi vào ách thống trị của Thực dân Pháp xâm lược, dưới tà quyền của nhóm đảng phái vô thần, ngu muội. Nên dân chúng sống trong kiếp đời tang thương đói khổ. Những người yêu nước, có ý thức và biết được trọng trách của một công dân thì bị thực dân Pháp kèm kẹp, bắt vào tù. Dân trí thức thì chạy đuổi theo danh vọng tiền tài để lãng quên đi số phận của mình đang bị đô hộ bởi ngoại lai và cũng quên đi sự nghiệp của Cha Ông. Còn lại khối nông dân đông đảo, thuần lương, giữ được nhiều đức tính xưa thì ít học, sống cơ cực trong mê tín dị đoan, không người hướng dẫn. Trước cảnh tình không lối thoát nầy, Phật Giáo Hòa Hảo đã xuất hiện ngay trong lòng dân tộc để giác ngộ họ, với một chủ trương cách mạng: Cải tạo tôn giáo, cải tạo chính trị, cải tạo xã hội, cải tạo văn hóa, cải tạo giáo dục, cải tạo tâm lý và cải tạo mê tín tối tăm.

Chính vì vậy mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã gây cho họ sự tin tưởng lớn và Ngài cũng đã dùng văn thơ bằng lời thường để khuyến tu mạnh mẽ, tha thiết đánh động thẳng vào lòng người, một cách rất là rộng rãi và hữu hiệu. Đã thức tỉnh họ để họ thấy được hết cảnh khổ của xã hội hiện tại họ đang sống. Từ đó họ noi theo giáo lý của Phật Giáo Hòa Hảo mà tự tìm đường ngay nẻo chánh, giác ngộ cho chính họ, để cứu lấy chính bản thân, gia đình của họ và dân tộc để tiến tới đời sống bác ái, tự do của một chủ trương Đại hành và Đại Đạo trong tôn chỉ hành đạo của Phật Giáo Hòa Hảo để có được một thái bình vĩnh viễn, cảnh đại đồng nhân loại mà Ngài đã hằng ao ước:

Ước mơ cho được đại đồng,

Tràn trề khắp cả, Lạc Hồng thảnh thơi”.

                   (trích bài Đến Làng Nhơn Nghĩa)

          Chính vì vậy mà Ngài cũng đã ân cần nhắc nhở tín đồ của Ngài:

Trên kẻ trí lấy công bình phân đoán,
Dưới vạn dân trăm họ được im lìm.
..
...Ấy là xong bổn biển hiệp một nhà,
Không ganh ghét dứt câu thù hận oán
”.

                   (trích bài Không Buồn Ngủ)

          Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (1939) là một ngày thiêng liêng trọng đại mà vị thanh niên 19 tuổi từ một con người nhiều bệnh hoạn bỗng hoát nhiên đại ngộ khôi ngô tuấn tú để cưu mang tất cả bí ẩn của đạo lý Đông Phương, thực hiện tất cả tinh túy của Mật Tông, Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Ngài cũng đã nối kết lại tinh thần Phật Giáo nguyên thủy của lý tưởng Bồ Tát để gầy dựng, cải cách Phật Giáo trong ý nghĩa cao siêu nhất, để khai sáng một tôn giáo hoàn toàn dân tộc với những giáo lý nhiệm mầu của Đạo Phật với chủ trương nhập thế Học Phật Tu Nhân, gìn giữ Tứ ân, rèn luyện Bát Chánh Đạo, thực thi Pháp Môn Niệm Phật tiến tu đến giải thoát.

          Với một phương pháp thuyết giảng có ẩn ý thiên cơ thu hút đông người, thức tỉnh lòng người để họ biết đâu là thiện ác bằng giọng êm dịu, lưu loát rõ ràng không vấp váp: 

Tháng năm Kỷ Mão đến nay,
Khắp trong bá tánh gặp bài Sấm Kinh.
Lời văn tao nhã hữu tình,
Bởi vưng sắc lịnh Thiên Đình sai ta
”.

(trích bài Từ Giã Bổn Đạo Khắp Nơi)
255 Hoahao Buddhist Celebration in Hoa Hao Holy Land 2016

          Quả vậy, nên trong quyển Thi Văn Giáo Lý và Sấm Giảng của Ngài là cả một kho tàng triết ý, lý thuyết dân tộc, nhân bản, chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế và giáo dục…Ngài quả là bậc sinh nhi tri của giống nòi dân tộc Việt, là bậc sĩ phu đại anh hùng đã xả thân vì đại nghĩa cứu đất nước tồn vong. Ngài còn là một bậc Đại giác có đại nguyện xuống cõi trần nhiều đau khổ để vững tay chèo, lèo lái thuyền bát nhã cứu độ chúng sanh muôn loài vượt khỏi: “Ta bà khổ ta bà lắm khổ để đến bờ giác: “Tịnh độ vui Tịnh độ nhàn vui”.

          Song song với những tháng ngày khai sáng Đạo. Ngài còn khởi nguồn cho sự sáng lập “Hội Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp” để đoàn kết Tăng Ni, Phật tử không phân biệt tông phái nào, để nỗ lực vận động sự hợp nhất Phật giáo trên toàn quốc.

          Chính vì vậy nên trong lịch sử Phật giáo, Ngài là người đầu tiên duy nhất trong việc xây dựng đoàn thể tu học Phật Pháp với hằng triệu thành viên là khối tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Ngài đã thành công vượt xa sức tưởng tượng của cả quần sanh nhân loại.

          Ngày 18 tháng 5 là một ngày lịch sử của một Phật Giáo Hòa Hảo canh tân đã sáng lập: Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng là một đảng chính trị tổng hợp dung hòa của thế giới. Với một sự kiện đặc biệt trong tiến trình thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, chỉ một thông điệp truyền khẩu của Đức Thầy ban ra, lập tức có một triệu đảng viên gia nhập. Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng là một đảng cách mạng cứu quốc, duy nhất đương đầu với đảng Cộng sản.


          Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng do Đức Huỳnh Giáo Chủ thủ lĩnh là một chính đảng, là đảng chánh trị duy nhất của Việt Nam có thể đấu tranh với những bạo quyền, những thế lực phi Việt để xây dựng một đất nước Việt Nam với chủ trương tự do công bình độc lập trong yêu thương và đạo đức,  

          Ngài cũng từng khuyên các anh em tín đồ của Ngài: “Tất cả tín đồ anh em, nếu thấy mình còn nặng nợ với non sông tổ quốc, thương giống nòi dân tộc hãy tham gia Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng mà tranh đấu. Đây là phương tiện để anh em hành xử tứ ân.”

          Qua việc lập đảng chánh trị người ta lại nhận xét rằng: Ngài đã đi trước xa thời đại. Có thể nói Ngài là vị đầu tiên đã đưa ra phương thức sinh hoạt chính trị dân chủ cho Việt Nam và đưa ra ý thức dân chủ vào hành động chính trị.

          Ngày 18 tháng 5 cũng là một ngày khởi xướng thành lập “Nghĩa Quân Cách Mạng Vệ Quốc - Liên Đội Nguyễn Trung Trực” lấy tên một vị anh hùng dân tộc kháng Pháp để làm gương cho binh sĩ noi theo, để bảo vệ dân chúng và quê hương xứ sở, cũng là phương tiện cho tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thi thiết hạnh Vô úy thí, khi quân xâm lược Pháp trở lại tái chiếm Sài Gòn và miền Nam Việt Nam vào cuối năm 1945.

          Ngài còn thiết tha kêu gọi đồng bào, dân tộc cả nước hãy vùng dậy chống ngoại xâm:

Hỡi anh em trong nhà Nam Việt!

Nhớ nước ta hùng liệt thuở xưa.

Ngàn năm Bắc địch vầy bừa,

Mà còn đứng dậy tống đưa quân thù.

 

 

Hồn chiến sĩ ngàn thu rạng tỏ,
Gương anh hào chói đỏ như châu.
Non sông thanh bạch một bầu,
Ngọn cờ độc lập bay hầu khắp nơi
”.

                   (trích Gọi Đoàn)

          Chính vì vậy mà dù khoác áo nhà tu, không vướng bận miền tục lụy nhưng khi quốc gia hữu sự Ngài đã ra tay gánh vác non sông:

Tăng sĩ quyết chùa, am bế cửa,

Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha.
Đền xong nợ nước thù nhà,
Thiền môn trở gót Phật
Đà nam mô”.

                   (trích bài Tặng Thi Sĩ Việt Châu)

          Ngài cũng đã thiết lập một Công binh xưởng tại Hiệp Xương. Tổ chức các lớp đào tạo các cấp chỉ huy và khóa huấn luyện quân sự đầu tiên tại núi Dài vùng Thất Sơn, đào tạo cấp tốc 10.500 binh sĩ. 

          Dù đã 79 năm trôi nhanh, lúc nào trong tâm hồn của hằng triệu tín đồ của Ngài cũng như nhân loại vẫn thiết tha tri ân Pháp nhủ của Ngài, của nền Đạo canh tân đã phá tan triết lý khuôn khổ cũ của truyền thống xưa, thành công viên mãn Thiền Lý Trần, Thiền Trúc Lâm Yên Tử của Việt Nam, thiết lập một nền Phật Đạo thuần túy dân tộc đậm đà cao sâu. Ngài đã tạo cho mỗi tín đồ của Ngài tự phát huy, tự thân tinh tấn tu học tiến đến giải thoát. Một nền Phật Đạo bao la tình bi mẫn và bác ái đã thể hiện qua những cuộc khuyến nông, Ngài kêu gọi nhà nông rán lo cày cấy để giúp đỡ, hàn vá lại nỗi thống khổ của đồng bào hai miền Bắc, Trung đang đói khổ vì chiến tranh và thiên tai. Nhiều cơ quan Từ thiện được dựng lên khắp nơi, nơi nào có bóng dáng của người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo là nơi đó dân chúng bớt lầm than, đói khổ…
02

          Ngày 18 tháng 5 của 79 năm trôi nhanh vẫn còn đọng mãi hình dáng của đấng Từ Bi Giác Ngộ như mới đây thôi. Đức Tôn Sư  trong dáng dấp thoát tục, khôi ngô tuấn tú của một thanh sắc trẻ, dãi dầu sương gió trong bóng đêm, xuôi ngược đó đây, khắp nẻo đường quê hương Việt Nam để hoằng hóa độ sinh, nhọc nhằn, gian nan đối phó với những ngày tháng bị giặc Pháp lưu cư. Ngài không bao giờ nản chí ngừng nghỉ dù trong tủi nhục, oan trái, bị ám hại trăm bề của bè lũ ác gian vô minh.

          Ngày 18 tháng 5 cũng là một ngày nhắc nhớ lại những sự việc  trong muôn ngàn sự việc lớn lao trong vĩ nghiệp của Đức Huỳnh Giáo Chủ đã để lại cho quần sanh, mà trong lịch sử  Phật giáo, Chánh trị và cả Văn học của thế giới nhân loại, Ngài luôn chói lọi, sáng ngời, bát ngát, bao la trường tồn mãi với thời gian vô tận ở phía trước…mà đã không có một ai sánh kịp, ở cái tuổi quá trẻ chỉ ngoài 20 và cũng chỉ có 7 năm cống hiến kể từ ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão đến khi Ngài ra đi rất sớm vào ngày 25 tháng 2 âl năm 1947 (Đinh Hợi).

          Hôm nay 18 tháng 5 cả một vùng đất Thánh tại Thánh Địa Hòa Hảo, An Giang như rất rộn ràng và náo nhiệt, người ta đã chen chút với nhau để cùng thắp lên nén hương lòng thương nhớ đến Đấng Từ Bi, và cũng để thiết tha cầu mong một ngày trở lại của Đấng Tôn Sư:

Chừng nào Thầy lại gia trung,

Thì trong bổn đạo bóng tùng phủ che.

                   (trích Từ Giã Làng Nhơn Nghĩa)

          Ngoài những cộ đèn sáng rực di chuyển trên đường còn có rất nhiều thuyền ghe đang ngược xuôi lấp lánh trên sông Tiền Giang, cả một trời vùng trời ngày cũng như đêm rất rộn ràng với hàng chục ngàn đồng đạo, và hàng trăm Bác Sĩ, Y Tá  đang rất là bận rộn, họ luôn nói cười huyên thuyên, tới lui để cùng nhau chăm sóc sức khỏe, ăn uống ngủ nghỉ cho hằng triệu đồng đạo và khách thập phương khắp nơi đến trong những ngày thiêng liêng nầy, đã nói lên tinh thần an vui phấn khởi, hiền hòa của những tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, để cùng nhau đón nhận, để tri ân pháp nhủ của Đấng Từ Bi đã tưới ban huệ linh cho khắp cả nhân gian và cũng để tán dương sự nghiệp cao dày vì sanh chúng của Ngài   .

          Đó cũng chính là những thông điệp mầu nhiệm của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà Đức Huỳnh Giáo Chủ là Bồ Tát đã thể hiện, để tạo nên những viên ngọc Chánh Pháp chiếu sáng cho cả nhân loại chúng sanh./.

 

 Lê Yến Dung.

(18 tháng 5 âl - năm thứ 79.

Kỷ niệm ngày khai sáng Đạo PGHH)

 

Ghi Chú: Đại Lễ Kỷ Niệm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng Nền Đạo Phật Giáo Hòa Hảo năm thứ 79 sẽ được tổ chức vào 10 giờ sang Chủ Nhật ngày 24- 6 -2018, tại South West Senior Center, số 2201 W. Mc Fadden Avenue, Santa Ana. ĐT Hội Quán PGHH: 7145577563


hoa sen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 22811)
Nhẫn nghĩa là gì? Nhẫn là nhường, nhịn, dằn lòng xuống (nhẫn nhịn), cố-gắng chịu đựng (nhẫn-nại), bền chí, không nóng-nảy, nãn lòng (kiên-nhẫn), cam chịu nhục để đạt mục-đích nào đó (nhẫn-nhục),...
11 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 15291)
Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy:“…Các người nên hiểu biết phận-sự con người phải làm gì trong kiếp sống và tìm kiếm chân tánh của mình
11 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 17303)
Trong việc tu học, với biết bao kinh sách, nghiên cứu, sưu tập… cùng muôn vạn pháp mà chư Phật đã giáo hóa, nhằm giúp tìm về với Tâm, là bản thể thanh tịnh và là sự giải thoát.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 34817)
Hầu hết chúng sanh đều có căn lành tánh thiện. Nhưng do vô minh huân tập che khuất tự tánh lành, lại theo tà vọng lôi cuốn, hiệp với Ác Nghiệp: Tham lam, Sân nộ, Mê si mà che khuất đi Bổn Lai Diện Mục của mình.
10 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 15211)
Trương Văn Thạo- Phần đông, chúng ta nhờ học hỏi mà hiểu biết ít nhiều về Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ ý nghiã của chữ Pháp thân và Pháp thí, đặc biệt là của Đức Huỳnh Giáo Chủ.
10 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 45302)
Hình Danny, Melbourne, Úc Châu; bài Truong Văn Thạo, Texas, Hoa Kỳ. Theo Hán tự, BÁT NHẪN (八忍) nghĩa là Tám điều nhẫn nhịn, gồm có: Nhẫn năng xử thế, Nhẫn Giái, Nhẫn Hương lân, Nhẫn Phụ mẫu, Nhẫn tâm, Nhẫn tánh, Nhẫn đức, Nhẫn thành.
100,000