ĐỨC TÁNH TỪ BI

30 Tháng Giêng 201810:21 SA(Xem: 18432)
ĐỨC TÁNH TỪ BI


IMG_1658Nguyễn Văn Lía

 

          Xưa Đức Phật từng bảo : “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh”. Nghĩa là tất cả chúng sanh đều có tánh Phật. Hiểu như thế nên có người hỏi:  Như vậy tại sao chúng sanh chẳng thành Phật ?

          Xin thưa : Vì bởi vô minh vọng tưởng che mờ Phật tánh, nên mới có giành giựt tranh đấu lẫn nhau, gây ra cảnh tương tàn tương sát. Làm mất hẳn đức tánh từ bi rồi phải lăn lộn trong cảnh trầm luân khổ hải.

          Vì thế, Đức Phật cũng như Đức Thầy từng khuyên nhân sinh phải trở lại với tâm hồn từ bi sẵn có của mình. Bàng bạc trong Thi Văn Giáo lý của Đức Thầy, chúng ta thấy Ngài cho biết tâm Từ Bi có một giá trị rất cao quí, dù cho ngọc ngà châu báu cũng không bì kịp :   

                                                “Tâm Từ Bi sánh thể ngọc ngà,

                                                  Trong các báu khó bì tánh thiện.”

          Vậy Từ Bi là gì ? Theo nghĩa thông thường: Từ là hiền lành, Bi là thương xót. Kinh Phật có câu: “ Từ năng giữ nhứt thiết chúng sanh chi lạc, Bi năng bạt nhứt thiết chúng sanh chi khổ”. Nghĩa là đức Từ thường hay ban vui cho chúng sanh, đức Bi thường hay cứu khổ cho muôn loài.

          Theo giáo lý PGHH, ĐứcThầy Ngài có minh giải như vầy “ Đức Từ : Phật đối với chúng sanh như mẹ với con, lúc nào cũng lo lắng đến, hết lòng dìu dắt dạy dỗ, không nỡ để cho chúng sanh sa vào đường tội lỗi mà chịu khổ não”. “Đức Bi: nếu chúng sanh nào dạy dỗ chẳng nghe làm điều độc ác để phải tội, thì Phật chẳng vì thế mà ghét bỏ lại thương xót không cùng”.


IMG_0828

         
Vậy người có đức tánh Từ Bi, thực hành đức tánh Từ Bi thường hòa mình vào sự sống của tất cả mọi loài, đem lại cho họ những nguồn vui chân thật. Chớ không phải cầu an tiêu cực, như số người bàng quan chỉ nhìn qua loa lầm tưởng, là “ngồi yên” một chỗ.

          Muốn thấu đáo hơn, chúng ta hãy đưa tầm nhãn quang về quá khứ xa xưa, nghiệm xét qua đời sống của Đức Thích Ca, cũng như vĩ nghiệp cuộc đời của Ngài và gương phẩm của Đức Huỳnh Giáo Chủ trên phương diện ngôn hành và sự thể hiện cao khiết của đức tánh Từ Bi.

          Đức Phật Thích Ca lúc chưa đắc đạo. Ngài còn là Thái Tử là người con độc nhứt của Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Da, nhưng Ngài đã gát bỏ tất cả những gì mộng đẹp, hầu đeo đuổi một tâm hạnh Từ Bi, thương yêu nhân sinh đáo để. Nên chi Ngài xuất gia tầm đạo giải thoát và sau khi đắc đạo rồi, cũng vì lòng Từ Bi mà Ngài đã phát thệ : “ Hữu nhứt chúng sanh bất thành Phật quả, ngã thệ bất thành Phật”…

          Đến Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng thế. Sỡ dĩ Ngài không chịu “…ngồi nơi ngôi vị hưởng quả bề đề trường thọ, mà còn len lõi xuống chốn hồng trần để chịu cảnh chê khen”. Bởi Ngài có tấm lòng “từ ái chứa chan, thương bách tính tới hồi tai họa”. Phương chi, nên mọi tai nạn dập dồn khi đưa đến, nhưng Ngài cũng không nãn chí trên đường cứu độ chúng sanh, mà hằng thệ nguyện rằng:

“Nếu chừng nào khai thông đại đạo,

Đuốc Từ Bi rọi khắp cả nhân gian.

Bể trầm luân khô cạn sáu đàng,

Tăng sĩ mới trở về nơi thanh tịnh”.


IMG_0833

         
Vậy hôm nay chúng ta muốn thực hiện lòng Từ Bi phải làm thế nào ? Theo thiển kiến chúng tôi có vài điểm cương yếu để thi thố đức Từ Bi, mà kinh Phật và Đức Thầy hằng dạy:

          1/- Chứa ác sát sanh:  Vì sự giết chóc mạng sống của muôn loài vạn vật là việc làm mất hẳn đạo tâm, mất cả lòng từ bi và tâm bình đẳng. Đức Lục Tổ Huệ Năng đã dạy:

“ Muôn loài đều có đạo,

  Chớ sát hại loài nào”.

          Đức Thầy cũng dạy : “…Hãy tha thứ cho chúng, hãy dung dưỡng chúng, và nhứt là đối với gia súc: trâu, bò, ngựa, chó, mèo…” Chẳng khá sát hại  (…)

(…) Tóm lại không có sự sát sanh vô cớ nào có thể tha thứ được và trong những ngày chay lạt hãy cử hẵn !

Đó chẳng phải các Ngài đã thể hiện đức tánh Từ Bi sao?!

          2/- Mở lòng từ thiện bố thí giúp đời: Đọc tác phẩm “Khuyên người giàu lòng phước thiện”, ta thấy trong đó Đức Giáo Chủ tha thiết kêu gọi thiện tâm  của những người giàu lòng tín thí, giúp đỡ nhân sinh trong những năm mất mùa.

          Qua lời chân thành, Ngài dạy:

                                    “ Việc nhà quí bạn đã xong,

                             Hiệp nhau làm phước rõ lòng hiền nhơn”.

          Và kết luận tác phẩm ấy, Ngài truyền phán :

                             “ Khá thương những kẻ bần cùng,

                           Tâm lành dư của hãy dùng vào đây”.

          Tóm lại, Từ Bi không phải là cầu an tiêu cực, ngồi thừ một chỗ như có số người lầm tưởng, mà là một phương pháp hữu hiệu nhứt. Vì người tu khi thể hiện đức tánh Từ Bi là đã xả kỷ lợi tha thương yêu sanh mạng muôn loài, biết giúp đỡ những kẻ nguy nàn thiếu thốn từ vật chất đến tinh thần và nên hiểu rằng tâm Từ Bi là nguyên nhân phát tâm bồ đề, mà tâm bồ đề là cốt tủy của sự thành chính giác. Ta hãy nghe lời khuyên tấn của  Đức Giáo Chủ:

“ Nhớ Từ Bi hai chữ ngâm nga,

   Dầu làm lụng cũng là trì chí”.

Và hằng luôn ghi nhớ:

                 Từ Bi Trời Phật độ quần sanh

                 Cứu khỏi tai ương vạn sự lành

      Đệ tử gội nhuần ơn đức cả

      Chúng thân quyết chí dốc làm lành.

         

 

 IMG_1657IMG_1656

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tám 20159:08 SA(Xem: 26805)
Niệm Phật là một pháp môn, còn gọi là Pháp Môn Tịnh Độ (là tâm thành chí nguyện, nhờ oai thần và tha lực của Phật A Di Đà mà được vãng sanh về Tây phương Cực Lạc).
09 Tháng Bảy 20159:03 SA(Xem: 27867)
Hằng năm vào ngày 18 tháng 5, người tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo ở bất cứ nơi đâu, trong hay ngoài nước, ở tầng lớp xã hội nào cũng đều trân trọng, vui mừng tưởng nhớ Đại Lễ khai sáng nền đạo Phật Giáo Hoà Hảo, một nền đạo Dân tộc quy nguyên Phật pháp
18 Tháng Ba 20151:37 CH(Xem: 26770)
Giáo lý ấy chỉ như ánh Trăng khi tỏ khi mờ, khi hành giả chưa hiểu hay chưa nhận rõ về sự “nhiệm sâu” trong giáo lý đạo PGHH. Và ánh Trăng ấy sẽ là nguồn ánh sáng vô tận dành cho những ai thấu hiểu, ngộ được sự “huyền bí” trong giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ.
02 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 16053)
Người tín đồ PGHH học Giáo lý là để nắm cho được căn bản Phật pháp nói chung và để hiểu lời Đức Thầy chỉ dạy trong Giáo lý PGHH, được cô đọng trong quyển Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý của Ngài.
30 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 10280)
Khi giải thích về “đức Xả” Đức Thầy chỉ rõ: Xả là chẳng chấp một pháp nào trong thế gian, sẵn lòng lìa xa các nghiệp tiền trần, tha thứ hết thảy những ai tối tăm lầm lỗi, chẳng còn vướng víu chi với cuộc lợi danh, tài sắc, nhìn cõi đời chẳng bao giờ sanh lòng luyến ái.”
05 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 11410)
Liên hồng cảm kích vĩ long tuyền, Đồng Thạnh hàng kỳ tác thiện duyên. Kiển sám truyền danh lưu hậu thế, Nam Việt trung thần đệ nhứt Tiên.
23 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 12715)
chúng tôi xin trích ra một số bài Thi Văn trong quyển “TỪ ĐIỂN ĐẶC DỤNG” của đồng Đạo Nguyễn Văn Chơn với những bài THI HÁN do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng tác và đáp họa với những bậc túc nho
23 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 12627)
Pháp là phương tiện chở đưa người tu đi tìm cứu cánh Giải thoát. Như người từ bến mê nhờ PHÁP đưa đến bờ Giác. Đức Thầy dạy : Chúng sanh mê nên đem Pháp thuyết, Giải thóat rồi Pháp bất khả dùng.
23 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 18077)
Cuối năm Kỷ Mão (1939), chỉ trong vỏng vòng ba ngày, Đức Huỳnh Giáo-Chủ đã làm 4 bài thơ vịnh cảnh như sau: Thi Xuân (28 tháng Chạp), Cám Cảnh Dân Nghèo (28 tháng Chạp), Hai mươi Chín Tháng Chạp (29 tháng Chạp), và Đêm Ba Mươi (30 tháng Chạp).
06 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 18387)
Tam Bành không thực tướng và cả Lục Tặc cũng không chuẩn xác và chúng đã thúc dục nhau khiến chúng sanh tạo nên vọng nghiệp để phải lặn ngụp mãi trong luân hồi lục đạo. Nhưng may mắn thay, cách đây 2621 năm Đức Phật đã ra đời và mang giáo lý vô thượng để chửa trị Tam Bành và Lục Tặc của chúng sanh
100,000