Lễ Quí Kỵ Thường Niên Đạo Sư Trần Đạo Chợ, Ngày 18-4.

13 Tháng Năm 201710:37 SA(Xem: 19489)
Lễ Quí Kỵ Thường Niên Đạo Sư Trần Đạo Chợ, Ngày 18-4.

CANH PHUOC TU
                                       Chùa Cảnh Phước Tự, ấp Long Định, xã Long Kiến,

                                                    huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang


Trần Văn Lợi 
(viết từ Lò Mò, An Giang)

Chùa Cảnh Phước Tự tọa lạc, phía trên vàm kinh Chưn Đùng, thuộc ấp Long Định, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, xuôi theo lòng kinh Ông Chưởng ở cuối sông, hướng mặt ra Sông Hậu.

Là nơi thờ tự Đức Đạo Sư Trần Đạo Chợ, Đạo Sư là một trong “Thập Nhị Hiền Thủ” của Đức Phật Thầy Tây An, không rõ nguồn gốc sanh quán của Đạo Sư là năm nào ở đâu, chỉ biết Đạo Sư đến đó trị bịnh nhận người con nuôi là ông Lê Văn Hải.

Từ khi Đức Phật Thầy Tây An viên tịch, Đạo Sư về đó cất cái cốc nhỏ để thờ Phật và trị bệnh cho người dân trong làng, Đạo Sư được mọi người kính trọng về tài năng trị bệnh lẫn đức độ tu hành, với đời sống rất bình dị và thường giúp đỡ mọi người, khuyên bảo ai có nhân duyên lo tu hành tứ ân theo đường lối Đức Phật Thầy Tây An chỉ dạy.

          Trong khi trị bệnh Đạo Sư đã dùng huyền diệu cứu sống nhiều người, do đó người dân trong vùng gọi ngài là Đức Đạo Sư với lời kính trọng một bậc đã giác ngộ. Chỉ với những lá cây trong vườn, hay một ly nước lã là Đạo Sư có thể trị hết các căn bệnh ngặt nghèo.

Có lần ở miệt Cao Lãnh chở đến một bệnh nhân bị quỉ nhập, bệnh nhân này đã từng xách dao dâu, chém các thầy pháp mà gia đình mời đến, người bệnh biểu hiện khác thường và chẳng sợ bất kỳ ông thầy nào, gia đình nghe đến danh Đạo Sư, nên dùng dây xích trói người bệnh, đem đến làng Long Kiến để Đạo Sư chữa trị.

          Khi đến nơi cha của người bệnh lên trình bày với Đạo Sư, về bệnh tình cũng như sự hung hăng đã từng xách dao chém mấy ông thầy pháp. Đức Đạo Sư mỉm cười mà ôn tồn bảo rằng: “Hãy đem bệnh nhân lên đây và cứ mở dây xích ra, trói người ta chi cho tội nghiệp”, khi bệnh nhân bước lên bờ tay chân quơ múa khiến những người bệnh đến trước ai cũng sợ mà tránh xa, Đức Đạo Sư nhìn thẳng vào bệnh nhân, chấp tay mật niệm như có một nguồn lực vô hình hỗ trợ, mà theo Đức Đạo Sư đó là chư thần gia trì, làm cho bệnh nhân té xỉu tại chỗ.

          Trong cái nắng chang chang của buổi trưa, mà bệnh nhân nằm đấy toát mồ hôi chẳng biết gì cả. Người nhà xin Đạo Sư cứu mạng, Đạo Sư bảo rằng, “không sao đâu một chút sẽ tỉnh lại”, Ngài đi quanh bệnh nhân ba vòng, cho người đỡ bệnh nhân lên, uống chung nước lã, sự kỳ diệu là bệnh nhân hồi phục lại như trước và từ đó cũng không còn bệnh, gia đình rất đội ơn Đạo Sư.

          Ngoài những chuyện trị bệnh li kỳ được truyền miệng về Đạo Sư, thì sự tu hành cũng là một tấm gương phản chiếu vô cùng thực tế trong cuộc sống nhập thế hành đạo, mà được Đạo Sư thể hiện, Đạo Phật là đạo của bản tâm, được ứng dụng qua tấm lòng từ bi trong cuộc sống. Ở đời ta có thật sự thương yêu tha thứ, có thật sự cảm thông cho nhau hay không. Thương cái thương bằng tấm lòng, bằng sự hy sinh bất vụ lợi, do đó nhiều bệnh nhân giàu có đã được Đạo Sư trị hết bịnh, nguyện ủng hộ tịnh tài để Đạo Sư sinh sống cứu đời, Đạo Sư cương quyết khước từ khuyên hãy bố thí cho những người nghèo khổ, riêng Đạo Sư có thể tự canh tác mà sống được.

          Những công hạnh như trên trong đời sống của Đạo Sư đã đi sâu vào lòng người, khi Đạo Sư viên tịch mọi người nhất nhất đều kính trọng tiếc thương. Những thế hệ tiếp theo vẫn mãi kính trọng Đạo Sư là một bậc chân tu thạc đức xả kỷ vị tha trong gương hạnh “Cư trần bất nhiễm, Lẫn tục đừng mê”.

          Năm 1965, Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo xã Long Kiến cho xây dựng ngôi chùa, nơi nền đất cũ mà Đạo Sư trị bệnh năm xưa của người con nuôi Đạo Sư, lấy tên là Cảnh Phước Tự là ngôi Tam Bảo cũng để tôn thờ Đạo Sư khang trang trầm lặng.

          Hôm nay ngày 18 tháng 4 âm lịch kỉ niệm ngày giỗ của Đức Đạo Sư hằng năm, chư đồng đạo bà con trong vùng long trọng kỉ niệm ngày giỗ này với lòng hồi tưởng tri ân. Tôi được duyên may tham dự lễ kĩ niệm, viếng lại nơi xưa mà bậc tiền nhân đã làm một công hạnh vị tha hóa chúng, tô đậm nét từ bi nhập thế hành đạo của giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương.

Đứng trước ngôi mộ của Đạo Sư lòng mãi hồi tưởng, nhớ đến một xứ quê mùa nghèo khổ đất rộng người thưa của thời khai hoang mở cõi, lại có xuồng ghe tấp nập, đến đi để trị bệnh xin phù, quả hẳn là duyên may hạnh ngộ cho chúng dân làng Long Kiến xưa. Xin cúi đầu đảnh lễ Đức Đạo Sư, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất.

Buu Son Ky Huong




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Tư 20174:02 CH(Xem: 19270)
Lê Yến Dung: Nhân kỷ niệm năm thứ 70, ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo vắng mặt (16-4-1947 nhằm ngày 25 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi). Chúng tôi xin nhắc nhở những cống hiến quí giá của Đức Huỳnh Giáo Chủ cho đất nước Việt Nam, và nhân loại quần sanh.
19 Tháng Tư 20172:56 CH(Xem: 24169)
Lê Minh Triết: Nhân dịp Lễ kỷ niệm cúng giỗ Đức Cố Quản Cơ Trần Văn Thành ngày 21 – 22 tháng 2 âl năm 2017, ban tổ chức xây cất ngôi tôn nghiêm Ông thẻ số 4 làm lễ khánh thành ngay ngày cúng giỗ nói trên.
24 Tháng Ba 20176:01 CH(Xem: 24778)
Chiều Ba Răng xưa ấy, trời bỗng thôi nắng, mây đen vần vũ kéo nhanh, đen kín cả một bầu trời, im lặng, không một tiếng gió, mọi sinh hoạt như ngừng hẳn.Thật là thê lương.
24 Tháng Ba 20175:03 CH(Xem: 18266)
Ân sư vắng mặt bảy mươi năm, Vắng mặt nhưng nào phải biệt tăm. Tôn chỉ cùng Thi Văn Giáo Lý Là Thầy luôn ngự trị trong tâm.
22 Tháng Ba 20179:07 SA(Xem: 18952)
Châu Lang: Pháp nạn càng uẩn khúc gian truân, thời gian trông đợi càng lâu xa, thì niềm tin lạc quan hy vọng hướng về Thầy Tổ càng thêm cơ hội được củng cố gia tăng.
21 Tháng Ba 20179:33 SA(Xem: 23282)
Nguyễn Van Lía: Bước đầu tiên của người học Phật là khép mình vào khuôn khổ luật nghi, giữ gìn quy điều giới cấm và thường phụng hành theo tôn chỉ của Đạo
07 Tháng Ba 20176:01 SA(Xem: 16509)
Người cầu Phật độ trước tiên phải thể hiện hành động tự độ. Kinh Phật nói rằng “Hãy tự minh thắp đuốc lên mà đi”
06 Tháng Ba 201712:03 CH(Xem: 18816)
Đức Thầy : “Mình tự độ cầu thêm Phật độ, Như nước xuôi gặp gió thuận chiều. Đường về chóng biết bao nhiêu, Được hai sức độ mau siêu phàm trần”.
23 Tháng Hai 20179:14 CH(Xem: 17436)
“ Câu Bát Chánh rán mài chạm dạ Tứ mục điều người khá hành y” (Thiên lý Ca) “ Diệu thâm Bát Chánh lời truyền giáo Xa thẳm Tứ Đề tiếng giục ông” (Cho ông Chín Diệm, ĐứcThầy)
20 Tháng Hai 20179:45 CH(Xem: 18541)
Một điều quan trọng mà cho đến nay vẫn ít được người ta nhắc đến, đó là sự thành công của vị Giáo chủ trong việc tôn thờ hình tượng Nguyễn Trung Trực (gốc Việt) để thay cho hình tượng Quan Thánh Đế Quân (gốc Tàu) trong tâm thức người Việt.
100,000