Lễ Quí Kỵ Thường Niên Đạo Sư Trần Đạo Chợ, Ngày 18-4.

13 Tháng Năm 201710:37 SA(Xem: 19454)
Lễ Quí Kỵ Thường Niên Đạo Sư Trần Đạo Chợ, Ngày 18-4.

CANH PHUOC TU
                                       Chùa Cảnh Phước Tự, ấp Long Định, xã Long Kiến,

                                                    huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang


Trần Văn Lợi 
(viết từ Lò Mò, An Giang)

Chùa Cảnh Phước Tự tọa lạc, phía trên vàm kinh Chưn Đùng, thuộc ấp Long Định, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, xuôi theo lòng kinh Ông Chưởng ở cuối sông, hướng mặt ra Sông Hậu.

Là nơi thờ tự Đức Đạo Sư Trần Đạo Chợ, Đạo Sư là một trong “Thập Nhị Hiền Thủ” của Đức Phật Thầy Tây An, không rõ nguồn gốc sanh quán của Đạo Sư là năm nào ở đâu, chỉ biết Đạo Sư đến đó trị bịnh nhận người con nuôi là ông Lê Văn Hải.

Từ khi Đức Phật Thầy Tây An viên tịch, Đạo Sư về đó cất cái cốc nhỏ để thờ Phật và trị bệnh cho người dân trong làng, Đạo Sư được mọi người kính trọng về tài năng trị bệnh lẫn đức độ tu hành, với đời sống rất bình dị và thường giúp đỡ mọi người, khuyên bảo ai có nhân duyên lo tu hành tứ ân theo đường lối Đức Phật Thầy Tây An chỉ dạy.

          Trong khi trị bệnh Đạo Sư đã dùng huyền diệu cứu sống nhiều người, do đó người dân trong vùng gọi ngài là Đức Đạo Sư với lời kính trọng một bậc đã giác ngộ. Chỉ với những lá cây trong vườn, hay một ly nước lã là Đạo Sư có thể trị hết các căn bệnh ngặt nghèo.

Có lần ở miệt Cao Lãnh chở đến một bệnh nhân bị quỉ nhập, bệnh nhân này đã từng xách dao dâu, chém các thầy pháp mà gia đình mời đến, người bệnh biểu hiện khác thường và chẳng sợ bất kỳ ông thầy nào, gia đình nghe đến danh Đạo Sư, nên dùng dây xích trói người bệnh, đem đến làng Long Kiến để Đạo Sư chữa trị.

          Khi đến nơi cha của người bệnh lên trình bày với Đạo Sư, về bệnh tình cũng như sự hung hăng đã từng xách dao chém mấy ông thầy pháp. Đức Đạo Sư mỉm cười mà ôn tồn bảo rằng: “Hãy đem bệnh nhân lên đây và cứ mở dây xích ra, trói người ta chi cho tội nghiệp”, khi bệnh nhân bước lên bờ tay chân quơ múa khiến những người bệnh đến trước ai cũng sợ mà tránh xa, Đức Đạo Sư nhìn thẳng vào bệnh nhân, chấp tay mật niệm như có một nguồn lực vô hình hỗ trợ, mà theo Đức Đạo Sư đó là chư thần gia trì, làm cho bệnh nhân té xỉu tại chỗ.

          Trong cái nắng chang chang của buổi trưa, mà bệnh nhân nằm đấy toát mồ hôi chẳng biết gì cả. Người nhà xin Đạo Sư cứu mạng, Đạo Sư bảo rằng, “không sao đâu một chút sẽ tỉnh lại”, Ngài đi quanh bệnh nhân ba vòng, cho người đỡ bệnh nhân lên, uống chung nước lã, sự kỳ diệu là bệnh nhân hồi phục lại như trước và từ đó cũng không còn bệnh, gia đình rất đội ơn Đạo Sư.

          Ngoài những chuyện trị bệnh li kỳ được truyền miệng về Đạo Sư, thì sự tu hành cũng là một tấm gương phản chiếu vô cùng thực tế trong cuộc sống nhập thế hành đạo, mà được Đạo Sư thể hiện, Đạo Phật là đạo của bản tâm, được ứng dụng qua tấm lòng từ bi trong cuộc sống. Ở đời ta có thật sự thương yêu tha thứ, có thật sự cảm thông cho nhau hay không. Thương cái thương bằng tấm lòng, bằng sự hy sinh bất vụ lợi, do đó nhiều bệnh nhân giàu có đã được Đạo Sư trị hết bịnh, nguyện ủng hộ tịnh tài để Đạo Sư sinh sống cứu đời, Đạo Sư cương quyết khước từ khuyên hãy bố thí cho những người nghèo khổ, riêng Đạo Sư có thể tự canh tác mà sống được.

          Những công hạnh như trên trong đời sống của Đạo Sư đã đi sâu vào lòng người, khi Đạo Sư viên tịch mọi người nhất nhất đều kính trọng tiếc thương. Những thế hệ tiếp theo vẫn mãi kính trọng Đạo Sư là một bậc chân tu thạc đức xả kỷ vị tha trong gương hạnh “Cư trần bất nhiễm, Lẫn tục đừng mê”.

          Năm 1965, Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo xã Long Kiến cho xây dựng ngôi chùa, nơi nền đất cũ mà Đạo Sư trị bệnh năm xưa của người con nuôi Đạo Sư, lấy tên là Cảnh Phước Tự là ngôi Tam Bảo cũng để tôn thờ Đạo Sư khang trang trầm lặng.

          Hôm nay ngày 18 tháng 4 âm lịch kỉ niệm ngày giỗ của Đức Đạo Sư hằng năm, chư đồng đạo bà con trong vùng long trọng kỉ niệm ngày giỗ này với lòng hồi tưởng tri ân. Tôi được duyên may tham dự lễ kĩ niệm, viếng lại nơi xưa mà bậc tiền nhân đã làm một công hạnh vị tha hóa chúng, tô đậm nét từ bi nhập thế hành đạo của giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương.

Đứng trước ngôi mộ của Đạo Sư lòng mãi hồi tưởng, nhớ đến một xứ quê mùa nghèo khổ đất rộng người thưa của thời khai hoang mở cõi, lại có xuồng ghe tấp nập, đến đi để trị bệnh xin phù, quả hẳn là duyên may hạnh ngộ cho chúng dân làng Long Kiến xưa. Xin cúi đầu đảnh lễ Đức Đạo Sư, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất.

Buu Son Ky Huong




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Giêng 201910:19 CH(Xem: 21299)
Trên mười năm nay cứ mỗi độ Xuân về Khối Tín Đồ PGHH thành kính nhớ ơn những bậc tiền bối, những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho Đạo Pháp, cho dân tộc.
25 Tháng Mười Hai 201810:23 CH(Xem: 17430)
Châu Lang: Gần một thế kỷ trôi qua, theo thông lệ hằng năm, cứ mỗi độ Đông tàn tiết trời trở nên se lạnh, hầu hết tín đồ gần xa khắp mọi miền đất nước và đồng đạo hải ngoại đó đây rất hân hoan náo nức,như có sức vô hình thôi thúc tâm hồn ngưỡng vọng dâng cao, hướng về vùng Thánh Địa linh thiêng, hưởng ứng Đại Lễ Kính Mừng Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ.
19 Tháng Mười Hai 20185:13 SA(Xem: 15937)
Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức: Vi khuẩn (bacteria) là những vi sinh vật đơn bào, sinh sản vô tính bằng cách phân chia nhân đôi tế bào. Còn virus là những “hạt” rất nhỏ, có khả năng sinh sản nhưng chỉ tồn tại được ở trong tế bào sống
04 Tháng Mười Hai 201811:43 CH(Xem: 14831)
Lễ Tạ ơn đầu tiên theo truyền thống đã được diễn ra tại khu vực của “Thuộc địa Plymouth”, khoảng thế kỷ 16, 17 của một tộc người Pilgrim thuộc Anh Quốc.
06 Tháng Mười Một 20189:48 SA(Xem: 17145)
Lê Yến Dung: Mỗi năm cứ vào ngày 21 Tháng Chín, mọi người như một, đều không quên một sự kiện lịch sử trọng đại, con đường chính trị mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã cống hiến cho đất nước Việt Nam. Đó là việc Đức Huỳnh Giáo Chủ đã đề xướng thành lập: Đảng chính trị “Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng.”
06 Tháng Mười Một 20189:37 SA(Xem: 18768)
Nguyễn Bá Thế: "Ngẫm suy tường tận, tinh thần và phong thái của Đức Huỳnh Giáo chủ qua thi văn Sấm giảng của Ngài, thật phải nhận Ngài là hoạt Phật, là nhà cách mạng ái quốc chân chính, là một thi nhân có một tâm hồn trác luyện tuyệt vời …."
24 Tháng Tám 20182:07 SA(Xem: 15145)
Hằng năm cứ mỗi độ thu về, mọi người đều háo hức đón chào ngày lễ “Vu Lan Bồn”, noi theo sự tích Mục Kiền Liên cứu Mẹ.
23 Tháng Sáu 20185:36 SA(Xem: 15875)
Ngày 18 tháng 5 âl là ngày tràn ngập niềm vui, là ngày hằng triệu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cùng hòa nhịp con tim, hàng hàng lớp lớp lũ lượt về Thành Đô Đạo Đức. Đó là Thánh Địa Hòa Hảo (sảnh đường Kim Sơn Phật),
04 Tháng Sáu 20182:31 CH(Xem: 23667)
Theo thầy Tâm Thành trong ngũ ấm chỉ có sắc ấm là có hình tướng và có giới hạn, còn thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm không có hình tướng và không có giới hạn.
18 Tháng Ba 20189:49 CH(Xem: 44085)
Châu Lang: Quyển Kim Cổ Kỳ Quan là phẩm kinh chín bổn được Ông Ba Nguyễn Văn Thới sáng tác, chia thành hai đợt trong vòng 12 năm, (từ 1907 đến 1919) viết cách nay trên dưới 100 năm.
100,000