Lễ Quí Kỵ Thường Niên Đạo Sư Trần Đạo Chợ, Ngày 18-4.

13 Tháng Năm 201710:37 SA(Xem: 17306)
Lễ Quí Kỵ Thường Niên Đạo Sư Trần Đạo Chợ, Ngày 18-4.

CANH PHUOC TU
                                       Chùa Cảnh Phước Tự, ấp Long Định, xã Long Kiến,

                                                    huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang


Trần Văn Lợi 
(viết từ Lò Mò, An Giang)

Chùa Cảnh Phước Tự tọa lạc, phía trên vàm kinh Chưn Đùng, thuộc ấp Long Định, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, xuôi theo lòng kinh Ông Chưởng ở cuối sông, hướng mặt ra Sông Hậu.

Là nơi thờ tự Đức Đạo Sư Trần Đạo Chợ, Đạo Sư là một trong “Thập Nhị Hiền Thủ” của Đức Phật Thầy Tây An, không rõ nguồn gốc sanh quán của Đạo Sư là năm nào ở đâu, chỉ biết Đạo Sư đến đó trị bịnh nhận người con nuôi là ông Lê Văn Hải.

Từ khi Đức Phật Thầy Tây An viên tịch, Đạo Sư về đó cất cái cốc nhỏ để thờ Phật và trị bệnh cho người dân trong làng, Đạo Sư được mọi người kính trọng về tài năng trị bệnh lẫn đức độ tu hành, với đời sống rất bình dị và thường giúp đỡ mọi người, khuyên bảo ai có nhân duyên lo tu hành tứ ân theo đường lối Đức Phật Thầy Tây An chỉ dạy.

          Trong khi trị bệnh Đạo Sư đã dùng huyền diệu cứu sống nhiều người, do đó người dân trong vùng gọi ngài là Đức Đạo Sư với lời kính trọng một bậc đã giác ngộ. Chỉ với những lá cây trong vườn, hay một ly nước lã là Đạo Sư có thể trị hết các căn bệnh ngặt nghèo.

Có lần ở miệt Cao Lãnh chở đến một bệnh nhân bị quỉ nhập, bệnh nhân này đã từng xách dao dâu, chém các thầy pháp mà gia đình mời đến, người bệnh biểu hiện khác thường và chẳng sợ bất kỳ ông thầy nào, gia đình nghe đến danh Đạo Sư, nên dùng dây xích trói người bệnh, đem đến làng Long Kiến để Đạo Sư chữa trị.

          Khi đến nơi cha của người bệnh lên trình bày với Đạo Sư, về bệnh tình cũng như sự hung hăng đã từng xách dao chém mấy ông thầy pháp. Đức Đạo Sư mỉm cười mà ôn tồn bảo rằng: “Hãy đem bệnh nhân lên đây và cứ mở dây xích ra, trói người ta chi cho tội nghiệp”, khi bệnh nhân bước lên bờ tay chân quơ múa khiến những người bệnh đến trước ai cũng sợ mà tránh xa, Đức Đạo Sư nhìn thẳng vào bệnh nhân, chấp tay mật niệm như có một nguồn lực vô hình hỗ trợ, mà theo Đức Đạo Sư đó là chư thần gia trì, làm cho bệnh nhân té xỉu tại chỗ.

          Trong cái nắng chang chang của buổi trưa, mà bệnh nhân nằm đấy toát mồ hôi chẳng biết gì cả. Người nhà xin Đạo Sư cứu mạng, Đạo Sư bảo rằng, “không sao đâu một chút sẽ tỉnh lại”, Ngài đi quanh bệnh nhân ba vòng, cho người đỡ bệnh nhân lên, uống chung nước lã, sự kỳ diệu là bệnh nhân hồi phục lại như trước và từ đó cũng không còn bệnh, gia đình rất đội ơn Đạo Sư.

          Ngoài những chuyện trị bệnh li kỳ được truyền miệng về Đạo Sư, thì sự tu hành cũng là một tấm gương phản chiếu vô cùng thực tế trong cuộc sống nhập thế hành đạo, mà được Đạo Sư thể hiện, Đạo Phật là đạo của bản tâm, được ứng dụng qua tấm lòng từ bi trong cuộc sống. Ở đời ta có thật sự thương yêu tha thứ, có thật sự cảm thông cho nhau hay không. Thương cái thương bằng tấm lòng, bằng sự hy sinh bất vụ lợi, do đó nhiều bệnh nhân giàu có đã được Đạo Sư trị hết bịnh, nguyện ủng hộ tịnh tài để Đạo Sư sinh sống cứu đời, Đạo Sư cương quyết khước từ khuyên hãy bố thí cho những người nghèo khổ, riêng Đạo Sư có thể tự canh tác mà sống được.

          Những công hạnh như trên trong đời sống của Đạo Sư đã đi sâu vào lòng người, khi Đạo Sư viên tịch mọi người nhất nhất đều kính trọng tiếc thương. Những thế hệ tiếp theo vẫn mãi kính trọng Đạo Sư là một bậc chân tu thạc đức xả kỷ vị tha trong gương hạnh “Cư trần bất nhiễm, Lẫn tục đừng mê”.

          Năm 1965, Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo xã Long Kiến cho xây dựng ngôi chùa, nơi nền đất cũ mà Đạo Sư trị bệnh năm xưa của người con nuôi Đạo Sư, lấy tên là Cảnh Phước Tự là ngôi Tam Bảo cũng để tôn thờ Đạo Sư khang trang trầm lặng.

          Hôm nay ngày 18 tháng 4 âm lịch kỉ niệm ngày giỗ của Đức Đạo Sư hằng năm, chư đồng đạo bà con trong vùng long trọng kỉ niệm ngày giỗ này với lòng hồi tưởng tri ân. Tôi được duyên may tham dự lễ kĩ niệm, viếng lại nơi xưa mà bậc tiền nhân đã làm một công hạnh vị tha hóa chúng, tô đậm nét từ bi nhập thế hành đạo của giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương.

Đứng trước ngôi mộ của Đạo Sư lòng mãi hồi tưởng, nhớ đến một xứ quê mùa nghèo khổ đất rộng người thưa của thời khai hoang mở cõi, lại có xuồng ghe tấp nập, đến đi để trị bệnh xin phù, quả hẳn là duyên may hạnh ngộ cho chúng dân làng Long Kiến xưa. Xin cúi đầu đảnh lễ Đức Đạo Sư, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất.

Buu Son Ky Huong




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Giêng 20176:15 SA(Xem: 18457)
Chùa Thới Sơn hôm nay thưa khách, có lẽ Trời đang độ tiết mùa đông và mấy hôm rồi liên tục gió mạnh, lạnh cứ vương vấn nên cửa thiền môn nầy ít khách vãng lai.
13 Tháng Giêng 20179:33 CH(Xem: 20049)
Đạo là gì? Đạo (道) theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi; còn nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó.
13 Tháng Giêng 20179:27 CH(Xem: 19816)
Kinh phật xây đài trọn ý sen, Bùn nhơ nước đục lánh tâm hèn. Tơ hồng lúc chết còn vương ngó, Nhụy thắm sinh thời chẳng nhuốm đen.
13 Tháng Giêng 20179:13 CH(Xem: 18488)
Ân thứ ba cao dầy Tam Bảo, Phật Pháp Tăng chánh đạo vô vi. Phượng thờ tinh khiết chuyên trì, Giữ lòng gìn tánh qui y mấy Ngài.
13 Tháng Giêng 201711:20 SA(Xem: 24023)
Ngày 25 tháng 11 âm-lịch năm Kỷ-Mùi (15-01-1920), một hài-nhi ra đời tại Miền Nam nước Việt, và 19 năm sau đó trở thành Giáo-Chủ của một tôn-giáo lớn. Đó là Đức Huỳnh Giáo-Chủ, người đã khai-sáng nền Đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo, một nền Đạo dân-tộc đã tạo ra những đổi thay lớn-lao trong xã-hội Miền Nam Việt-Nam và đóng một vai-trò quan-trọng không những trong sinh-hoạt tín-ngưỡng mà còn trong lịch-sử đấu-tranh nước nhà
30 Tháng Mười Một 20168:32 CH(Xem: 16880)
Ngày nay, chúng ta được cơ hội thuận lợi hơn nhiều, tuy chưa hoàn toàn tự do như ý. Nhưng về vật chất và điều kiện sống đã tiến bộ đáng kể hơn xưa.
25 Tháng Mười Một 20166:50 SA(Xem: 16849)
Trần văn Lợi: Đối với bậc vĩ nhân, tinh thần biết khổ còn là động lực thúc đẩy họ thực hiện sứ mạng cứu thế. Nhìn cảnh “Bể trần sóng cuộn lao xao” Đức Huỳnh Giáo Chủ đã từng “Xông thuyền bát nhã lướt vào một phen”
06 Tháng Mười Một 20166:19 SA(Xem: 18411)
Đức Thầy khuyên tu để tránh khổ: “Vậy sớm mau kiếm chữ Ma-Ha, Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa.
28 Tháng Chín 201610:40 CH(Xem: 22263)
Nguyễn Trung Trực là một vị anh hùng dân tộc đã hi sinh anh dũng cho nghĩa cả cứu nước, cứu dân. Tên thật là Nguyễn Văn Lịch, thường gọi Chơn, sinh năm 1837
23 Tháng Chín 20168:57 CH(Xem: 18961)
Cán bộ, nhân viên y tế các ban ngành trong bệnh viện chú hai hồi thu nhận hoàn toàn là tín đồ PGHH, một là chú biết rõ lai lịch người tốt, hai là do các Ban Trị Sự PGHH giới thiệu đề nghị vào làm, nên hầu hết cán bộ nhân viên y tế đều có tâm hồn đạo Đức PGHH.
100,000