TU DỨT TRẦN DUYÊN

22 Tháng Chín 20166:48 SA(Xem: 19796)
TU DỨT TRẦN DUYÊN

bong trang 1
Hoa Hao Lê

Trời chưa thiệt sáng, Hương tranh thủ ra sân hái bông cúng rằm trước khi đi chùa lễ Phật. Sân bông nay trổ rộ mà nhứt là trên những buội bông Trang có ba màu Đỏ, Trắng, Vàng trồng liền nhau vun lên trông đẹp mắt. Chiếc bông nào cũng còn đang ngậm sương, đụng vào là lạnh vờn tay, vô ý làm động đậy mạnh nhánh lá bị nước vẩy lên mình, lên mặt.

Hương vừa khỏi cơn cảm lạnh mấy ngày bởi đi đường quên đem áo mưa mà nước sương lạnh hơn nước mưa gấp mấy. Nếu chờ đến lúc vầng dương cho ánh sáng, Ông Trời thu sương lại mới ra hái bông thì trễ tính chuyện đi chùa, lòng thêm rạo rực. Bị mấy cái vẩy sương rờn rợn người nên Hương đi lấy nón Len trùm đầu, khăn Len quấn cổ … Hái đầy tràn trề chiếc thau dành để thỉnh bông cúng mà trên những buội bông vẫn còn đủ nét duyên mời mọc. Bông Hồng, Huỳnh Anh, có cái duyên mà kín đáo, lúp ló dưới tàng Mai sung lá xuề xòa. Hương chợt nghĩ về hoa … hái hoa còn thêm ngâm Sám Giảng:

“Vinh hoa dường thể Cúc Mai,
Cuối mùa tàn rụi lâu dài đặng đâu.”

cuc vang cuc trang
Hái bông Trang ba màu đủ dùng, Hương lấy kéo nhấp khoảng chục chiếc bông Hồng, một nắm Huỳnh Anh nữa là đủ. Hương đi lấy ghế thấp ngồi tuốt lá, trẩy gai những hoa, ngâm nước rửa sạch đâu đó rồi đem để trên bàn có ba chiếc bình bông đợi sẵn… Hương đi một tý trở lại với phục sức khác, cũng cái hình dáng của Hương nhưng nó đã làm phân biệt màu sắc lúc hái hoa khác với lúc dâng hoa cúng Phật, các đấng linh thiêng.

Không biết cô bé Hương lòng nghĩ gì mà lúc cha của Hương chết bởi rượu chè quá chén sanh hoạn, khi Hương mới mười sáu tuổi thì đã bắt đầu dùng chay trường và nghỉ học giữa học kỳ năm lớp 10 mà cô bé Hương lại là học sinh thuộc dạng giỏi nhứt nhì trong lớp được Thầy, Cô thương, bạn mến. Hương giờ lên 21 tuổi, mặc bộ bà ba đen mới may, tuy có hơi mắc cở vì lần đầu trong đời mặc kiểu dáng nầy nhưng cô cảm thấy hài lòng, hãnh diện được khoác lên mình bộ đồ dáng đạo đã từ lâu mong ước. Bà lan, mẹ của Hương rất khó chịu khi thấy Hương mặc đồ như thế, cho dù con gái đang kết hoa cúng Phật bà cũng không từ, nhắc chừng những lời nghe trơ trẻn và cũ kỷ:

- Con gái lớn lên thì phải có chồng, mặc phải cho màu sáng sủa để không bỏ lở khi có cơ hội đến.

Hương đang cho Bông vào bình, nghe nói, liền nhìn lên ánh mắt mẹ, ánh mắt không che giấu sự thương con… nhưng Hương thì quyết tâm, không dám nhìn ánh mắt mẹ lâu, e có “dạ buồn đổi chí” cô dứt khoác:

- Con thấy từ trước giờ, chỉ có hôm nay con mới thật sự mặc đồ sáng sủa nhứt.
- Con gái mới hăm mốt tuổi đã sớm trở thành bà già còn mồm mỏ…
- Đó là quan điểm của mẹ.
- Con cũng là phụ nữ
- Đâu phải hễ ai là phụ nữ đều phải có chồng. Đây không phải là quan điểm của con.
- Chứ quan điểm của con là gì?
- Con muốn làm nữ Tu-Sĩ
- Tu-Sĩ ! là gì hả?
- Là giữ độc thân suốt đời để chuyên tu tịnh hạnh.

Nghe được tiếng lòng của con nhưng Bà Lan không tin con gái của mình làm được điều nầy. Trước mắt bà, trong xóm đã có nhiều cô cậu tu lúc trẻ tuổi cũng nói mạnh nghe biết ngán, quyết giữ độc thân tu hành. Xưng hô tu nầy tu nọ cho dữ, đi chưa tới đâu bị tình dục “bắn sẻ” chết trong trận. Xem ra suốt kiếp suốt đời được mấy người! rơi rớt dọc dường dọc xá, bất lực với dục vọng níu trì, già đứng một chỗ không yên đừng nói là đi lên miền Cực Lạc, giữa chừng quơ hốt bậy bạ… làm xấu…Chèo thuyền từ sông mê qua bờ giác đi đã mấy mươi năm chừng chết cũng chết nơi bến sông mê với cảnh cha già con muộn hoặc loạn hoạn trong chuyện chồng của người nầy, vợ của người kia, ghê gớm tội. Bà Lan trằn trọc với những chuyện xảy ra trước mắt, nói với con gái:

- Mẹ không tin chuyện con giữ độc thân suốt đời. Nghe mẹ đi, đừng liều lĩnh nữa con gái !
- Con sẽ cho mẹ tin.
- Đến đổi phải làm cho mẹ tức lên thì con mới chịu sao?
- Dạ, con không muốn làm phiền lòng mẹ vì mẹ đã cho con hình hài nầy. Nhưng nếu mẹ thương con thì mẹ đừng nên ép con những điều con không chịu.

Bà lan thở dài.
Hương cắm xong mấy bình hoa tươi thắm liền thượng lên các ngôi thờ, xong việc, Hương cảm thấy mình như trơ trẻn quá về cuộc đối thoại mới xảy ra, tránh tiếp xúc với mẹ để không nghe bà nhắc nhở hôn nhơn, chuyện đời, mất thời giờ tỉnh tâm tu niệm, tinh thần xuống dốc là khác. Nhưng sáng sớm đã nói năng làm mẹ không hài lòng mà giờ hỏi mẹ đi cúng chùa thì rất là ngượng miệng… bổng Ông Cậu của Hương về đến trước nhà, mẹ đang lục đục cái gì trong buồng không hay, Hương ra tiếp cậu, nói nhanh nói gọn là mẹ ép con lấy chồng, nhờ cậu can thiệp với mẹ giùm, để con sống trọn đời tu. Giá như mẹ có đặt cho con chọn một trong hai điều kiện: một là xuất giá hai là bị đuổi đi, con sẵn sàng nhận điều kiện thứ hai mà không cần suy nghĩ vì nhiều.

Cậu rầy Hương đừng quá lo sợ mà suy nghĩ đến mức trầm trọng. Cậu đây thứ ba tên Điệp là em trai của bà Lan, tu lúc hai mươi tuổi đến nay cậu vẫn độc thân, tuổi gần năm mươi. Hương rất quí kính cậu và dựa vào tinh thần mạnh mẽ của cậu mà tu tiến. Có lần trước bạn cùng tu Hương tự hào về cậu, mẹ cũng vậy, bà rất thương em trai của bà lắm. Nghe mẹ kể hồi đó cậu đi xa nhà cất cốc ở tu, nhớ thương em trai mẹ khóc, cằn nhằn với Ông Bà Ngoại sao cho cậu đi vậy.

cuc vang cuc trang  2

Mách xong với cậu, Hương vào kêu mẹ có cậu ba về thăm. Nghe nói có em trai về thăm bà Lan mừng lắm, ngưng ngay việc lục đục trong buồng đi vội vàng ra, bất cẩn quẹt chân vào bệ cửa buồng, rất đau mà gượng… Mừng thì mừng nhưng vừa gặp em trai là bà trách:

- Đi sao mà lâu về thăm chị vậy?
- Em biết chị cũng khõe mà.
- Biết khõe là không về thăm sao? Coi cậu ốm quá rồi đó!
- Chị thấy vậy chứ em khõe lắm, suốt năm không bịnh hoạn gì.
- Hương à, làm nước cho cậu đi con!
- Thôi khỏi, cháu Hương định đi cúng chùa. Chị hãy để cháu đi có phước.
Có cậu về mẹ vui, cậu còn nói đỡ, Hương mừng quá:
- Thưa mẹ, thưa cậu con đi cúng chùa!
Thấy vẻ vội dàng của con gái, sợ nó đi vui mà về muộn, bà nhắc nhỡ:
- Có cậu đợi ở nhà, mau mau mà về đó, nghe chưa ?
- Dạ con nghe.

IMG_6202

Hương gặp Cậu đi tu xa mới về, thích ở bên cậu để hỏi đạo, nhưng vì có những khó khăn bởi quan niệm xưa về chuyện phụ nữ sanh ra là để lớn lên xuất giá tòng phu, đành phải lánh mặt cho cậu bàn chuyện với mẹ. Hương biết mẹ rất thương kính cậu, hy vọng cậu mà nói thì mẹ phải nghe. Với lại, cậu cũng tu độc thân tới giờ, nghe mẹ nói hồi đó cậu tu tại nhà, Ông Bà Ngoại ép cậu cưới vợ nên cậu mới bỏ đây mà đi xa. Hương đã nhiều lần suy nghĩ hướng đi của cậu. Nay đứa cháu nầy gặp cảnh như cậu, chắc là cậu phải thương mình như thương thân cậu hồi đó.

Đến chùa, Hương lễ bái các ngôi thờ xong, ra ngoài không nghe thấy ai nói đạo, chỉ có gặp nhau cười cười giỡn giỡn. Hương đi thẳng xuống nhà bếp tìm chút công quả.

- Về thăm nhà lần nầy em rất là mừng _ Cậu ba Điệp nói
- Mừng về chuyện gì cho chị biết với?
- Cha mẹ sanh có hai chị em ta thôi. Em thì lúc còn trẻ đã sớm vươn vấn lòng về đường tu niệm; nghịch cảnh không được ở nhà sớm hôm trả hiếu cha mẹ. Nhưng em an tâm vì có chị lo lắng mà cha mẹ không thiếu thốn về cái ăn cái mặc. Nay vô thường đã biến cha mẹ từ có thành không và em chợt nhận ra lời dạy của Đức Thầy “ Lúc cha mẹ quá-vãng, hãy tu cầu cho linh-hồn được siêu-thăng nơi miền Phật-cảnh, thoát đọa trầm-luân”. Việc cầu cho linh hồn cha mẹ được siêu-thăng nơi miền Phật-cảnh đối với em rất là lớn và nặng nề. Chị không tu, em tưởng chỉ có mình em gồng gánh chuyện lớn nặng nầy, không ngờ bây giờ lại có cháu Hương chia sẻ em mừng lắm.

Nghe cậu ba khen nhắc Hương, Bà Lan uể oải thở dài:
- Sao chị không nói vì với em mà lại thở dài?
- Chị quá mệt mỏi với con Hương mà cậu còn nhắc.
- Cháu ở không tốt với chị sao?
- Không phải không tốt. Chị muốn nó phải có chồng.
- Cháu không chịu nên chị bực chớ gì?

Nghe giọng hỏi có ý mỉa mai Bà Lan phát lên tự ái vồn dập, không thèm ngó mặt em trai, lòng buồn buồn, không đáp; Ông Điệp nói:
- Em xin lỗi giùm cháu Hương đã làm cho chị ưu phiền rồi phiền lây tới em.
- Không phải chỉ mình con Hương cháu của cậu làm tôi phiền mà cậu nữa đó.
- Em nữa sao? Hơn năm rồi em mới về, chị đừng phiền lâu trong bụng. Em ở chơi vài ngày phải trở lại am cốc, giận lâu, em đi nữa thì uổng đấy.
- Cái cậu nhỏ nầy! chọc chị đó hả?
Bà Lan nói dứt câu liền cười, gương mặt ngộ lại, hỏi trỏng cho đỡ thẹn:
- Con Hương đi cúng chùa sao mà lâu thế chưa về!
- Chị đừng trông, cháu chưa về lúc nầy đâu.
- Sao lại là Lúc Nầy? Nó đã hẹn giờ với cậu sao?
- Em và chị nói chưa xong chuyện.
- Thế hôm nay nó nhờ cậu làm thuyết khách?

IMG_6200
Ông Điệp không muốn thêm lôi thôi, đôi co với chuyện có thuyết khách hay không nghĩ cũng vô ích, hãy tập trung gở rối cuồn chỉ rối:
- Chị Hai! Em hiểu lòng mẹ thương con, sợ nó sống cô đơn nên tìm chồng cho con có đôi có bạn vui hưởng lúc sinh tồn. Em là cậu thì cũng biết thương cháu, nhưng chị và em thương cháu đến không cùng mục đích mà kết quả cho sự thương yêu đúng nhất là trí thương không phải muội thương. Anh rể chết sớm lúc chị chưa đầy 30 tuổi, hạnh phúc trăm năm ở đâu chứ? Chị đã bị gảy gánh một cái trăm năm, không tái giá không gây lộn sộn cảnh cha nầy con nọ, một mình nuôi ba đứa con. May là Cha mẹ mình cũng dạng có ăn có mặc với đời, ruộng vườn không thiếu, cha mẹ rất vất vả lo lắng cho ba mẹ con chị. May nữa là, từ nhỏ em đã phát tâm tu, không màng của thế, nếu không, em là trai mà ham lợi sẽ giành giựt với cha mẹ thì chị cũng đâu hưởng trọn cái phước báu của gia đình mình. Kể hết đời chị, đến ba đứa con của chị thì sao? Thằng Chỉnh, con trai cả trong nhà mà phải ra sống riêng, và chỉ một đứa con trai mà chị lần lược tới ba con dâu. Cháu Xuân, có chồng sanh hai đứa con bị chồng bỏ đi theo vợ bé, nó khổ chết lên chết xuống chị cho là trăm năm hạnh hạnh phúc sao?. Chị may mắn còn được út Hương biết tu hành, nó mang lại hạnh phúc cho cả nhà mà chị không thèm nhận. Đọc thân tu hành giá như có khổ thì một mình nó dễ lo, nếu cháu lấy chồng, sanh ra con cái đùm đề thì nó hai, ba, bốn mình, chừng khổ đến chị mặc sức mà lo khổ cho cái đùm đề của nó. Chuyện phân tách của em đâu phải là chưa đến với chị.

Bà Lan bật khóc. Em trai của bà ngưng phân tách đề tài, hỏi chị có sao không, cũng trong tiếng khóc và nước mắt bà nói:
- Chị cám ơn em cho chị hưởng hết gia tài của cha mẹ. Em tu chơn chánh của chị! Nhưng gia tài em không màng đến đã bị thằng Chỉnh con trai của chị ăn chơi tiêu tán cả rồi.

- Thôi chị đừng nhắc. Những thứ thuộc dĩ vãng quên đi cho yên. Hãy bắt chim đậu đừng lo mà bắt chim bay. Giờ trong nhà chị, cháu Hương là con chim đậu, hãy để cháu ở cho vui nhà, là hạnh phúc. Tất cả những gì trước đây chị cho là hạnh phúc đều đã bay đi. Nếu chị thắm thía nổi đau của cuộc đời thì hãy lo mà tu hành, cầu Phật cứu khổ. Không có ai thương mình hơn tự thương và cầu Phật thương. Phật không thể cứu khổ cho người không biết tự cứu. Cháu Hương muốn độc thân tu hành, tự cứu khổ chị đừng ép cháu thành thứ hạnh phúc bay đi.

- Chị sợ con Hương nó làm không tròn, người ta cười.
- Đừng vì sợ cháu làm không tròn mà chận đứng đường tu của nó. Hãy nên ủng hộ, theo dõi và khuyến khích thì điều lo sợ sẽ không đến.
- Cậu chắc sao?
- Em chắc.
- Tôi nghe lời cậu khuyên, từ rày không ép nó lấy chồng, nhưng cậu cũng phải có trách nhiệm dạy dỗ cháu, kẻo sơ sẩy người ta cười. Cậu hứa không?
- Em hứa.

Hương đi chùa về trước sân, thấy cậu ba ngồi bàn đọc sách, mẹ lau quét bụi trên ngôi thờ Cửu Huyền Thất Tổ. Gia đình có thêm cậu ba mà không khí rất dễ chịu. Hương tin chắc rằng cậu đã nói xong về sự mắc mớ giữa mình với mẹ, nên bà thể hiện chút dáng vẻ đạo, lau quét bàn thờ. Hương vào thưa mẹ, thưa cậu con mới về và xá trình các ngôi thờ không như thường lệ, Hương chấp tay lên trán miệng lăm răm một chút rồi mới xá. Bà Lan nhìn con, biết là nó đã niệm cám ơn Cửu Huyền Thất Tổ, Phật Tổ Phật Thầy và Đức Thầy độ mình. Bà cảm động thổ lộ qua ánh mắt thương yêu.
22/9/2016

IMG_6205
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Ba 201712:03 CH(Xem: 18494)
Đức Thầy : “Mình tự độ cầu thêm Phật độ, Như nước xuôi gặp gió thuận chiều. Đường về chóng biết bao nhiêu, Được hai sức độ mau siêu phàm trần”.
14 Tháng Chín 20168:27 SA(Xem: 18561)
Một vấn đề mà từ nhiều triệu thế kỷ đến nay đã gắn liền và gần như đồng hóa hẳn với nhơn loại nói riêng và tất cả sinh vật nói chung, ấy là lẽ sống .
06 Tháng Bảy 20155:23 SA(Xem: 35168)
Từ những ngày đầu ở miền Nam, 1954, khi còn trong tuổi thiếu niên, người viết bài này đã nghe nói đến nhân vật Huỳnh Phú Sổ, giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo (Viên Linh)
29 Tháng Giêng 20152:55 CH(Xem: 22073)
Mọi sự thay đổi hoàn cảnh sinh hoạt đều làm thay đổi tâm hồn con người. Điều ấy có đúng không?
23 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 9721)
Mẹ là sự hiện diện của cả một quá khứ Việt Nam đau thương, của cả những kỷ niệm bình yên, đẹp đẽ của quê hương tôi.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 31847)
Chỉ mới ba tuổi đầu, con bé đã biết mỗi buổi sáng lúc bình minh ló dạng ra lan can nhìn giòng sông gợn sóng lấp lánh dưới ánh mặt trời. Hình ảnh dòng sông Cửu Long vào lúc ban mai chói rạng dưới bầu trời xanh của quê hương mến yêu hình như chưa bao giờ bị lãng quên sau mấy mươi năm qua.
14 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 15754)
Nguyễn Huỳnh Mai- Quê hương Việt Nam! Quê hương Việt Nam lúc nào cũng âm vang trong lòng tôi. Đó là lời mời gọi thiết tha nhất mà tôi luôn luôn mong muốn có ngày trở lại để sống, để thở, để uống những ngụm nước ngọt ngào múc lên từ giòng sông Cửu Long.
05 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 10277)
Nguyễn Huỳnh Mai: Có những lúc nằm thiu thiu ngủ với cảm giác trôi bềnh bồng trên mặt sông, tâm hồn tôi thật nhẹ nhàng êm ái. Đó là khi tôi hồi tưởng thời còn bé bỏng theo mẹ đi Long Xuyên thăm bà Mười. Bà Mười là em út của ông Ngoại tôi. Bà có đôi mắt to, nghiêm khắc khiến tôi sợ sệt, e dè mỗi khi khoanh tay thưa bà.
20 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 11973)
Vũ H. Nguyễn- Ai trong chúng ta cũng đôi lần về thăm quê hương nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, và ai trong chúng ta cũng từng nhận thấy những khó khăn của biết bao người ở quê nhà, sống trong cảnh cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, bệnh tật không đủ tiền chạy chửa, nhà không đủ kín để che nắng mưa...
17 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 9369)
Huệ Thọ- Cách đây 92 năm trước, hoa từ bi đã trổ tại làng Hòa Hảo để 20 năm sau kết trái cho một bậc vĩ nhân lâm phàm mặc khải:“ Ta thừa vưng sắc lệnh Thế Tôn Khắp hạ giới truyền khai đạo pháp”
100,000