SỐNG CHƠN THẬT

14 Tháng Chín 20168:27 SA(Xem: 16841)
SỐNG CHƠN THẬT

Trang tri Tuoi Tre PGHH _07jpg

“Thiền định đặt làm thể, trí tuệ đặt làm mạng
Linh hồn nhập liên hoa, siêu sanh vào cõi Niết Bàn”

(Lới Đức Huỳnh Giáo Chủ)

Trần Văn Lợi


Một vấn đề mà từ nhiều triệu thế kỷ đến nay đã gắn liền và gần như đồng hóa hẳn với nhơn loại nói riêng và tất cả sinh vật nói chung, ấy là lẽ sống .


Phải, lẽ sống là động cơ chính yếu thúc đẩy hết thảy mọi hành tác ở thế gian này 
Từ ông vua trên ngôi cao, vị công chức nơi văn phòng cho đến anh công nhân trong hầm mỏ âm u hay bác nông dân tay lắm chân bùn giữa đồng nội… tất cả điều đổ hết tâm cơ trí não, dốc hết sức lực mồ hôi để đổi lấy cái lẽ sống.


Nhìn ra xung quanh, ta thấy từng đàn ong xúm xít nhau xây tổ, đàn kiến đang hì hục khuân mấy hạt bắp rơi, bên cạnh, cây xoài đang vươn mình lên cao hứng nắng ấm còn rễ thì cố cấm sâu xuống lòng đất để hút lấy nước, lấy phân 


Trùng trùng điệp điệp loài hữu tình đang sống và đang bảo trì sự sống ấy một cách chặt chịa. 

Trang tri Tuoi Tre PGHH _15JPG


Nhưng thật là tai hại khi đối với lẽ sống, một điều đã chế ngự lên chúng ta từ vô lượng kiếp, quay chúng ta như một cái bông dụ, đối lại ta đã tôn thờ nó như một đại ân nhân, cưng chìu nó như trứng mỏng mà ta lại chẳng dám phanh phui ra xem coi thực thể nó là gì và cứu cánh rốt ráo của nó sẽ đến đâu?

Nhà kinh tế học, khi đánh giá mức sống của một quốc gia, thường căn cứ vào lợi tức thu nhập hoặc lãi suất có được từ các nghành mậu dịch của nước đó.


Trong gia đình, nếp sống được cho là đầy đủ hay thiếu thốn cũng quy định bởi số thu nhập làm ra được bao nhiêu của mõi năm, bua bán lời lỗ thế nào, cách ăn uống có khấm khá hơn không, quần áo, xe cộ, của cải sắm thêm nhiều hay ít ?


Té ra, mức sống chính là điều kiện vật chất nhầm đáp ứng các nhu cầu như ăn, mặc, ở của con người, mà ăn, mặc, ở lại là những điểm cần thiết đòi nài của xác thịt.


Vậy chính là xác thân đã làm căn bản cho sự sống của con người, cũng như thân con chó con gà, thân côn trùng  thảo mộc đã làm căn bản cho lẻ sống của chúng.


Thân tồn tại, còn cảm giác, có hơi thở ra vô, tất cả những thứ đó điều là hiện tượng của sự sống. Sinh vật còn có nó là còn sự sống, không có nó thì coi như sự sống chấm dứt.


Thân vốn dĩ có đủ các giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, xúc, ý. Các giác quan này thường xuyên tiếp xúc với mọi trần cảnh tương ứng bên ngoài như hình sắc, tiếng tăm, mùi vị, cọ đụng và tất cả các sự vật phát sinh ra rung động gồm có khoái lạc hay đau khổ.


Đây là sự linh hoạt của xác thân ở giai tầng tinh tế là mạng sống của loài hữu tình.
Một khi ta đặt thân làm gốc và sống với mọi cảm xúc do giác quan đem lại thì mục tiêu tối thượng của lẽ sống dĩ nhiên là các nguồn khoái lạc phát sinh từ đó.


Để bảo tồn lẽ sống, người ta lo tẩm bổ xác thân là điều trước nhất, tiếp theo là việc tìm cầu các đối tượng để thỏa mãn các giác quan như: sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, mặc đẹp, quyền cao…


Quan niệm sống ấy, từ vô thỉ đã làm hành động cho muôn loài vạn vật. Ngay  cả chúng ta, mỗi khi nghĩ đến lẽ sống của mình thì liền đó ta hiện tưởng ngay đến xác thân cùng sự sung sướng hay đau khổ nơi đó.


Mổ xẻ, phăng tìm đến tận ngọn nguồn cuộc sống, ta thấy nó là một chuỗi dài hỗn độn được chấp vá muôn ngàn thứ vay mượn khác nhau.


Ngay như thân này: cây cỏ, thịt thú cầm bồi bổ nên xương thịt; nước sông hồ đem vào làm chất lỏng; hơi nóng thiên nhiên hấp thụ thành thân nhiệt; khí trời ra vô làm buồng phổi lưu thông. Thực thể của xác thân chỉ là một đống vật chất giả hợp, trong đó hàng tỷ tỷ tế bào luôn chuyển biến từng giây qua bốn chu kỳ: sanh ra, tồn tại, thay đổi và tiêu diệt, còn giác quan vốn từ xác thân mà có và những rung động cũng nhờ ở sức tác động của muôn tạp cảnh lăn xăn biến hóa bên ngoài.


Xác thân giả hợp vay mượn, cảm giác giả hợp vay mượn nhưng ta đã lầm nhận nó làm ta và lấy đó làm lẻ sống của mình thì lẻ sống ấy không chút gì chơn thật cả.

Trang tri Tuoi Tre PGHH _19JPG

Lẻ sống chơn thật phải đặt biệt thuần nhất và điều cần yếu là phải của mình chứ không phải vay mượn, có nghĩa là nó không phải bị lệ thuộc nơi ngoại cảnh và cũng chẳng phải cuộc hạn trong cái thân thịt xương ô trược giả trá này. Đây chính là nguồn chính lực an ninh, độc lập tuyệt đối.


Vạn cảnh muôn tượng sai biệt không còn gây được một tác dụng gì, nên đương nhiên lẻ sống ấy luôn tồn tại trong tính chất vắng lặng và bất biến. vắng lặng nên xa lìa tất cả náo động phiền nhiễm: tranh chấp, bạo hành…và bất biến nên hằng còn chẳng thay đổi, không như xác thân, hết trẻ đến già, hết mạnh đến đau rồi chết chóc khổ sầu.


Thể tánh bình lặng như nhiên sẽ diễn suất ra vô lượng ứng dụng linh diệu. Bởi vì tự nó đã thoát khỏi khung kính của mọi thành kiến do tập quán mê lầm huân tập từ nhiều đời nhiều kiếp. Hình ảnh chơn lý hốt nhiên hiển hiện một cách hoàn toàn tự do, cũng như mặt nước bình lặng, không bị gió bạt sóng lùa thì cả trời xanh vô tận cả tăm cá bóng chim khỏi cần vẫy gọi cũng hiện lên sáng rỡ làu làu.


Giác quan không còn là nơi phát sinh ra những dao động rối ren nữa mà được dùng để soi thấu chơn tướng của vạn pháp và tầm hoạt động sẽ vượt quá thời gian, không gian vô biên tế.


Là sinh vật, ta không bao giờ phủ nhận bản năng sinh tồn của mình, trái lại, ta rất cần sống, ta đội ơn tạo hóa đã ban rãi sự sống một cách đồng đều cho khắp cả sinh linh. Ta luôn giữ gìn và khai thông nguồn sống, luôn chăm sóc, vun vén nó như vun vén ngọn lửa thiêng, ta muốn ngọn lửa mãi mãi không tắt và ngày càng sáng chói thêm lên.


Chính vì thế nên ta không thể chấp nhận được một lẻ sống phát nguyên từ xác thân và sống nhờ những khoái lạc nơi các giác quan, khổ đau giả tạm.


Hãy lấy các bản nguyên vắng lặng làm nền tảng cho lẻ sống của mình và chúng ta sống đây là sống bằng cái linh tri giác ngộ, lấy đó làm hơi thở, lấy đó làm nhịp đập trái tim cũng như đêm tối có được cặp mắt thần nó sẽ giúp ta thấy rõ đường đi và tránh khỏi hầm hố, gai trông hiểm nạn.

Trang tri Tuoi Tre PGHH _18JPG


Giữa cõi đời nhiễu nhương ô trọc, mang lấy xác phàm bẩn thiểu tanh hôi, nhưng khi ta sống được bằng lẻ sống chơn thật như vậy, do ảnh hưởng của tâm hồn thành khiết ta sẽ cảm nhận một nguồn an vui thanh thản. Cũng như đóa hoa sen kia, vẫn giữ được hương vị thơm lành dù thân dập dùi trong ao tù, lung trấp. 


Ngưỡng cửa của bầu trời tịch diệt đang mở rộng thênh thang và thế giới bao la, cõi vạn pháp đồng qui, rực rỡ sắc thái thường trụ chơn thật, an vui chơn thật, bền bĩ chơn thật và trong sạch chơn thật đang chờ đón chúng ta, những người biết sống chơn thật.


TRẦN VĂN LỢI

Trang tri Tuoi Tre PGHH _23JPG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Ba 201712:03 CH(Xem: 16672)
Đức Thầy : “Mình tự độ cầu thêm Phật độ, Như nước xuôi gặp gió thuận chiều. Đường về chóng biết bao nhiêu, Được hai sức độ mau siêu phàm trần”.
22 Tháng Chín 20166:48 SA(Xem: 18001)
Trời chưa thiệt sáng, Hương tranh thủ ra sân hái bông cúng rằm trước khi đi chùa lễ Phật. Sân bông nay trổ rộ mà nhứt là trên những buội bông Trang có ba màu Đỏ, Trắng, Vàng trồng liền nhau vun lên trông đẹp mắt.
06 Tháng Bảy 20155:23 SA(Xem: 33027)
Từ những ngày đầu ở miền Nam, 1954, khi còn trong tuổi thiếu niên, người viết bài này đã nghe nói đến nhân vật Huỳnh Phú Sổ, giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo (Viên Linh)
29 Tháng Giêng 20152:55 CH(Xem: 20374)
Mọi sự thay đổi hoàn cảnh sinh hoạt đều làm thay đổi tâm hồn con người. Điều ấy có đúng không?
23 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 9049)
Mẹ là sự hiện diện của cả một quá khứ Việt Nam đau thương, của cả những kỷ niệm bình yên, đẹp đẽ của quê hương tôi.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 29987)
Chỉ mới ba tuổi đầu, con bé đã biết mỗi buổi sáng lúc bình minh ló dạng ra lan can nhìn giòng sông gợn sóng lấp lánh dưới ánh mặt trời. Hình ảnh dòng sông Cửu Long vào lúc ban mai chói rạng dưới bầu trời xanh của quê hương mến yêu hình như chưa bao giờ bị lãng quên sau mấy mươi năm qua.
14 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 15001)
Nguyễn Huỳnh Mai- Quê hương Việt Nam! Quê hương Việt Nam lúc nào cũng âm vang trong lòng tôi. Đó là lời mời gọi thiết tha nhất mà tôi luôn luôn mong muốn có ngày trở lại để sống, để thở, để uống những ngụm nước ngọt ngào múc lên từ giòng sông Cửu Long.
05 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 10005)
Nguyễn Huỳnh Mai: Có những lúc nằm thiu thiu ngủ với cảm giác trôi bềnh bồng trên mặt sông, tâm hồn tôi thật nhẹ nhàng êm ái. Đó là khi tôi hồi tưởng thời còn bé bỏng theo mẹ đi Long Xuyên thăm bà Mười. Bà Mười là em út của ông Ngoại tôi. Bà có đôi mắt to, nghiêm khắc khiến tôi sợ sệt, e dè mỗi khi khoanh tay thưa bà.
20 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 11614)
Vũ H. Nguyễn- Ai trong chúng ta cũng đôi lần về thăm quê hương nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, và ai trong chúng ta cũng từng nhận thấy những khó khăn của biết bao người ở quê nhà, sống trong cảnh cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, bệnh tật không đủ tiền chạy chửa, nhà không đủ kín để che nắng mưa...
17 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 9067)
Huệ Thọ- Cách đây 92 năm trước, hoa từ bi đã trổ tại làng Hòa Hảo để 20 năm sau kết trái cho một bậc vĩ nhân lâm phàm mặc khải:“ Ta thừa vưng sắc lệnh Thế Tôn Khắp hạ giới truyền khai đạo pháp”
100,000