Trần Ngọc Thiên Anh
Mọi sự thay đổi hoàn cảnh sinh hoạt đều làm thay đổi tâm hồn con người. Điều ấy có đúng không? Tôi xin kể câu chuyện về một người con gái mà tôi biết.
Năm ấy mười tám tuổi cô gạc lệ từ giả mẹ cha, từ giả vùng thôn quê hẻo lánh, nơi chôn nhao cắt rốn
của cô, lên thành phố sống với người dì để học may. Vì tương lai sự nghiệp cô bé đành cởi bỏ chiếc áo bà ba bình dị để khoác lên người bộ đồ đầm kêu xa lộng lẫy, tập sử dụng phấn son, tấp lái xe gắn máy. Bức thư đầu tiên gởi về, cô than là rất nhớ nhà, nhớ quê hương làng xóm, cô nói rằng cô quá bở ngỡ khi phải hội nhập với nếp sống lạ lẩm ở thị thành. Cha mẹ cô khuyên cô cần phải cố gắng vượt mọi khó khăn mới theo học được thành nghề.
Để tạo điểu kiện kết thân với bạn bè cùng học, cô còn phải tham dự những buổi tiệc tùng, dạ hội và học cách kiêu vũ theo điệu nhạc. Hình ảnh hiền thục của cô thôn nữ mờ nhạt khá nhanh trong lớp bụi đô thành.
Lần hồi cách ăn ở, phục sức, xã giao hằng ngày nơi đây không còn mang ý nghĩa đơn thuần là những hình thức sinh hoạt nữa, mà chúng trở thành những nhu cầu không thể thiếu đối với cô. Và kể từ đó, tâm tư tình cảm của cô bắt đầu chuyển hướng rõ rệt.
Ba năm sau, cô gái hoàn toàn thay đổi. Về thăm quê, cô tỏ ra bực dọc cau có khi phải ngồi đập muỗi dưới ánh đèn dầu leo lét. Cô gớm nhờm từng đôi đũa, cái chén trong nhà, rẻ khinh những ngừoi nông dân da đen áo rách đến chúc mừng cô...
Tôi nhớ, năm tôi lên bảy tuổi, mùa tựu trường đến, ba tôi dắt tôi đi học lớp vỡ lòng nơi trường tiểu học An Tịnh, một cái trường mới xây trong ấp. Người ta nói kỷ niệm ngày đầu tiên cấp sách đến trường là kỷ niệm đẹp nhất, điều ấy rất đúng. Hồi đó, vẫn trong khung cảnh cánh đồng quên thuộc của quê hương tôi với sương đêm còn đọng long lanh trên ngọn cỏ. Hai cha con tôi rảo bước trên bờ rạch quanh co, nước sông cạn nhưng trong veo, soi bóng người rành rạnh. Hương vị ngày khai trường còn ghi đậm nhất trong tôi đó là mùi vôi hăng hăng tỏa ra từ mấy bức tường mới quét và tiếng trẻ con chu chéo vọng rền lên móc tole. Sự ồn náo trước sân trường vẫn chẳng hề làm khuấy động bầu không khí trong trẻo của một vùng trời đất thanh bình...
Sau mấy mươi năm dâu bể, tuy bờ tre khoảnh rẫy ngày xưa có nhiều thay đổi, song nói chung nơi đây vẫn là quê hương muôn thuở của tôi. Nhưng có lẽ do nơi sự chai sạn của tâm hồn mà cảnh vật xung quanh tôi, cả đến những mùa tựu trường đều đặng hằng năm đối với tôi không còn thân thiết nữa. Chỉ có một lần, thật vô cùng hy hữu, khi tôi tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài ở giữa đồng, trong gần nữa giờ đồng hồ, tư nhiên tôi thấy mình được sống trọn vẹn với tâm hồn thanh khiết của tuổi thơ.
Tôi nhìn dòng nước trong veo chảy hiền hậu giữa hai bên bờ mọc toàn u du, rau mác, và xa xa lũy tre xanh lờ mờ ẩn hiện sau lớp sương mù... Tôi nghe lòng khoáng đạt và tràn ngập yêu thương. Hình như lúc đó sự sống của tôi đã hòa điệu với cái sống của vũ trụ vô cùng.
Tôi đi về phía chợ. Tôi nghe tiếng động cơ nổ chát chua, tiếng nhạc Lâm-ba-đa loạn cuồng từ chiếc máy Video Cassette trong quán cà-phê. Rồi một đám cưới đi qua, trai thanh gái lịch nô nức cười đùa. Giữa chợ, tiếng khua cân rổn rãng, tiếng chửi bới thô tục, tiếng thoi đá, tiếng chặt thịt rầm rầm... Bao nhiêu âm thanh, bao nhiêu hình ảnh đó nhanh chóng làm thức dậy trong đầu tôi những chuyện ngày hôm qua, hôm kia; vẽ lên trong trí não tôi những chuyện ngày mai, ngày mốt. Những chuyện đó làm tan mất hết cái cảm giác khỏe nhẹ trong Tôi nghĩ đến miếng đất, tức tối vì không đủ vàng để mua, miếng đất giáp ranh cho thằng cha kế bên nhà nó hết coi thường tôi. Tôi lại bồi hồi về chuyện mười mấy năm trước cô bạn cùng trường đã làm mặt lạ với tôi chỉ vì tôi thi không đậu vào Đại Học y khoa như cô.
Chưa hết, tôi còn lo lắng phải ăn nói ra sao với chủ nợ, phải sơn chếc xe đạp của tôi màu vàng hay màu xanh lá cây...
Ấn tượng quá khứ, viễn ảnh tương lai, tất cả đều mãnh liệt, tất cả đều khẩn trương đẩy tôi vào một tư thế hoàn toàn bị động. Chúng bắt buộc tôi phải nghĩ, phải nói phải làm như thế này, như thế khác, và cứ theo đó tôi luôn bận rộn suốt đời mình. Những năm tháng lăn lộn để mưu cầu cái mà người ta gọi là sự sống, tôi chuốc lấy vô số nổi thăng trầm, vinh nhục, tang tóc, đau thương. Vầng trán tôi hằng sâu từng nếp nhăn nheo khốn khổ và mái tóc cũng lấm tấm điểm sương. Dòng đời không chỉ cướp đi nét thanh xuân tươi đẹp mà còn cướp mất tính hồn nhiên phác thực ở tâm linh tôi.
Phải chăng con người xa rời tính hồn nhiên trong sáng nơi mình là do hoàn cảnh sinh hoạt gây ra và như thế nhất thiết lại lựa chọn hình thức sinh hoạt lý tưởng nhất? Tôi nghĩ, bất cứ hoàn cảnh sinh hoạt nào cũng có thể gây phiền phức cho con người nếu con người biến sự sinh hoạt ấy thành nhu cầu đam mê của mình. Trong thời gian đầu ở thành phố, cách sinh hoạt thị thành không làm mất đi những tỉnh cảm trong sáng của cô gái quê, vì lúc ấy áo đầm, son phấn, nhà lầu xe hơi đối với cô chưa phải là những thứ hấp dẫn mà chỉ là những điều kiện buộc cô phải chấp nhận nếu muốn sống hòa nhập vào cuộc sống mới. Một khi các thứ đó trở thành nguồn hứng thú trong sự hưởng thụ, thì chúng sẽ dẫn dắt tâm tưởng cô đi vào hành trình săn đuổi phiêu lưu, chẳng còn sống được với cuộc sống bình thản nữa.
Lúc còn nhỏ, tôi vẫn sinh hoạt trong khung cảnh đồng quê y hệt như hôm nay, nhưng đất đai nhà cửa, gái đẹp lúc đó chẳng hề bị tôi xem là những đối tượng đam mê, nên mặc dù nhìn ngắm ăn uống, va chạm với đủ mọi thứ, song tôi vẫn được sống trọn vẹn với đời sống hồn nhiên của tuổi thơ ngây. Đến khi lớn lên, trong tôi lại lần lượt đi ra những nhu cầu đam mê đối với chính những sự bình thường xung quanh và do đó mà tính hồn nhiên nơi tôi bị che khuất. Sau giấc ngủ dài, mọi nỗi bận tâm hằng ngày của tôi còn chìm lắng. Trong giây phút ngắn ngủi đó tôi sống được với tính hồn nhiên, rất đẹp đẽ và hạnh phúc.
Rõ ràng con người sa ngã không phải do nơi hoàn cảnh sinh hoạt ở thôn quê hay thành thị, ở việc mặc áo bà ba hay áo đầm, cũng chẳng phải do nơi cảnh nghèo nàn hay giàu có, bận việc hay ở không... Vấn đề là ở chính con người chúng ta. Ai cũng phải ăn nhưng “ăn để mà sống” với “sống để mà ăn” là hay chuyện khác nhau xa.
Mặc đầm váy để dễ bề cư trú ở thành thị, mặc kimono để dễ bề cư trú ở Nhật, so với việc ở thành thị, ở Nhật để được mặc đầm váy, mặc kimono, cũng là hai việc khác nhau. Hai người cùng lao động sản xuất, cùng sở hữu tài sản, cùng lo lắng gia đình nhưng lòng trong sạch của hai người có thể bị ảnh hưởng ở hai mức độ khác nhau. Đó là do một người xem nghề nghiệp mình đang làm, tài sản mình đang giữ, gia đình mình đang lo là những phận sự mà họ phải gánh vác trên đoạn đường nhân thế ngắn ngủi, còn một người thì xem nghề nghiệp mình đang làm, tài sản mình đang giữ, gia đình mình đang lo là những nguồn lạc thú không thể thiếu, không thể xả bỏ.
Tuy nhiên, đối với phần đông chúng ta, đam mê là thói quen rất dễ tập và lại rất khó bỏ. Khi nhu cầu đam mê hướng vào tiền bạc, danh vọng, sắc đẹp thì người ta sẽ dễ dàng bắt gặp những thứ đó trong mọi hoàn cảnh sinh hoạt bình thường. Sẽ tự ý làm cho tâm hồn mình ngày một bợn nhơ rối loạn, dẫn đến tội lỗi khổ đau.
Chỉ có sự thanh khiết hồn nhiên nơi lòng mới là nguồn an lạc chân thật trong kiếp nhân sinh. Tất cả đòi
hỏi mỗi người phải có cách nhìn đúng đắn về cuộc đời để giữ được lòng bình tỉnh tự chủ đối với mọi sự vật mà chúng ta đang tạo tác và sử dụng.