TU TẬP, CẢI SỬA KHÁC VỚI SINH HOẠT TÔN GIÁO

25 Tháng Hai 202010:43 SA(Xem: 10819)
TU TẬP, CẢI SỬA KHÁC VỚI SINH HOẠT TÔN GIÁO

00
Nguyễn Huỳnh Mai
(trích bản thảo quyển Phật Giáo Hòa Hảo: Tâm Đạo Dân Tộc)

Người ta thường nhầm lẫn giữa tu tập (người tu) với làm việc tôn giáo (sinh hoạt trong môi trường tôn giáo).

Người tu có tâm lành, tánh thiện, có sự chân thật, cải sửa, tự cải tiến (self-improvement). Họ tự tu, tự xét, tự sửa, tự giác. Yếu tố cần thiết của một người tu là sự chân thật, ít nhất là với chính mình. Người tu mà thiếu chân thật thì có tu đến vạn kiếp cũng vẫn lẩn quẩn nơi chốn bụi trần. Vì có chân thật họ mới biết dụi mắt, tỉnh táo để tìm đường đi, nếu không họ cũng tưởng là người khác mù mờ như họ. Họ tự gạt mình, lẫn gạt người.

Có quá nhiều người lầm lẫn việc ăn chay, niệm Phật, tụng kinh, đi chùa, đi nhà thờ, làm phước, đang thờ phượng Chúa, Phật, Thần Linh là đang tu.

Nếu không chân thật thì những sinh hoạt trên của họ chỉ như là một đào hay kép trên sân khấu tôn giáo. Họ hành động ăn nói tôn giáo. Họ dùng lời nói của Phật, của Chúa để ăn, nói, đối thoại, để tự dối mình và dối người. Họ tự tạo ảo giác cho chính mình và người xung quanh để cùng sống với nhau trong sân khấu cuộc đời.

Người muốn tu, sửa thật sự, muốn bước vào con đường giác ngộ trong đời sống cần tự phân biệt lúc nào mình tu tập cải sửa và lúc nào mình hành sử sinh hoạt tôn giáo.

Sinh hoạt tôn giáo của chúng ta sẽ đem nhiều lợi lạc nếu ta là người biết tu tập cải sửa và chân thật với mình và người xung quanh.

Sự tu tập cải sửa thường xuyên giúp cho ta không đi lạc đường khi sinh hoạt tôn giáo. Sự giác ngộ giúp cho ta sinh hoạt đóng góp vào sự phát triển, phổ biến tôn giáo chứ không lợi dụng tôn giáo làm bức thang đạt danh vọng, lợi lạc cho cá nhân như giáo quyền, chức quyền, chức phẩm tôn giáo.

Sự tu sửa giác ngộ không những đã giúp cho ta không đi sai đường trong môi trường tôn giáo, mà cả những môi trường chánh trị, giáo dục, lẫn kinh tế thương mại.

Tu tập cải sửa, chân thật giúp ta không trở nên một gã lưu manh, một nhà giáo vô lương tâm, một nhà tu tội lỗi, một tên điếm chánh trị, hay một con buôn chuyên lường gạt để lấy tiền.

Tu tập, cải sửa, giác ngộ chẳng những ta bước ra khỏi nghiệp chướng của quá khứ, của thói quen mà ta chấm dứt tạo nên nghiệp xấu cho tương lai.

Xin đón đọc Nhật Ký Tâm Linh 12: TỪ TÂM BÁC ÁI tại

http://nguyenhuynhmai.com


 

 01

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 30389)
Chỉ mới ba tuổi đầu, con bé đã biết mỗi buổi sáng lúc bình minh ló dạng ra lan can nhìn giòng sông gợn sóng lấp lánh dưới ánh mặt trời. Hình ảnh dòng sông Cửu Long vào lúc ban mai chói rạng dưới bầu trời xanh của quê hương mến yêu hình như chưa bao giờ bị lãng quên sau mấy mươi năm qua.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 33597)
Hầu hết chúng sanh đều có căn lành tánh thiện. Nhưng do vô minh huân tập che khuất tự tánh lành, lại theo tà vọng lôi cuốn, hiệp với Ác Nghiệp: Tham lam, Sân nộ, Mê si mà che khuất đi Bổn Lai Diện Mục của mình.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 40466)
Năm mới chúc nhau, vạn sự lành, Sức khỏe dồi dào, trí cao thanh. Tâm trần nhẹ bổng, luôn tinh tấn, Dốc chí tu hành đến mây xanh.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 26521)
Có thời gian ngồi lại, ngẫm nghĩ về cuộc sống của con người hằng ngày, ai ai cũng phải tất bật từ sáng đến tối lo cho những nhu cầu của cuộc sống gia đình và bản thân. Có ai luôn tự hỏi trong lòng, khi mình nói hoặc làm một việc gì đó thì cảm nhận của người khác sẽ ra sao?
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 40279)
-TỶ nguyện TU HÀNH rèn Lễ Bái, -MUỘI xin TINH TẤN niệm Di Đà. -HUYNH thì HỌC PHẬT, Tứ Ân nhé! -ĐỆ hứa TU NHÂN, Thập Thiện mà!
100,000