Sức Sống Của Tâm Linh

07 Tháng Sáu 201510:35 CH(Xem: 21784)
Sức Sống Của Tâm Linh

IMG_0831

Trần Ngọc Thiên Anh
Một khi tất cả niềm tin yêu không còn hiện diện trong lòng, con người sẽ cảm thấy mình chẳng còn nghị lực để sống nữa. Lúc đó họ chỉ thấy trước mắt một màu đen lạnh lùng, không một điểm nương tựa, không một nẽo về. Xung quanh họ chẳng còn chi tốt đẹp: trần gian là địa ngục, loài người là ác quỷ. Họ nghĩ thế gian này chẳng còn ai yêu họ. Họ chán nản không muốn làm gì, bởi lẽ đối với họ tất cả đều vô nghĩa.

Có những vết thương lòng quằn quại mà con người không thể giải bày, có những tình cảm mãnh liệt không được sẽ chia, có những đổ vỡ không còn trông mong hồi phục. Tất cả gây thành chứng bệnh tâm linh rất khó cứu chữa. Người bệnh muốn chối bỏ mọi thứ, muốn chạy trốn cả mình, kỳ thật là chạy trốn cái khoảng trống ghê rợn nơi lòng họ, nhưng rồi cái khoảng trống kia vẫn tồn tại để hành hạ họ triền miên, không lối thoát.

Đáng thương cho những mảnh linh hồn yếu đối, trên chuyến đò nhân thế phải chuyên chở muôn vạn sầu thương. Sức người có hạn. Họ ngã quị và đánh mất khỏi tay những gì gọi là hạnh phúc. Nơi họ chỉ còn lại khả năng chịu đựng, chịu đựng những đau đớn hiện tại và chuẩn bị chịu đựng những đau đớn sắp tới. Đời chỉ dành cho họ trải đắng, mọi người chỉ mang đến cho họ sự lạnh lùng, giả dối, ngược đãi. Mà thật, chính họ cũng tự biết, thân phận mình chỉ là một linh hồn tội lỗi, là một kiếp sống đáng bỏ đi…

Chòm cỏ bên vệ đường, gặp lúc trời nắng hạn, nó khô héo cằn cổi, bị người qua kẻ lại dẫm đạp tả tơi. Tuy nhiên khi một tí rể còn bám xuống lòng đất, nó vẫn tiếp tục sống, sống để đợi cơn mưa rào đổ xuống, cỏ sẽ đâm chồi phát triển tốt tươi. Con người dù đời sống tinh thần bị tổn thương trầm trọng, nhưng khi ngọn lửa tình yêu trong lòng được dịp khêu sáng, nguồn hỷ lạc của tâm hồn sẽ hồi sinh nhanh chóng.

Đời người khác chi dòng suối ngoằn ngèo nông sâu bất định. Khổ vui, thuận nghịch là tướng trạng vô thường của tâm thức, nhưng bản chất những tướng trạng đó lại mang một sức sống vĩnh hằng. Sức sống ấy ví như tính chảy của dòng suối triền miên bất tận.

Người lữ hành mệt nhọc đụng nhằm tảng đá lớn chặn kín lối đi. Người ấy dừng bước ngồi cạnh tảng đá khóc lóc than thở. Ngờ đâu xung quanh tảng đá còn có vô số lối đi vòng, đi tắt. Cuộc hành trình vạn lý sẽ được tiếp tục nếu người khách bình tỉnh và khôn ngoan hơn một chút.

Cố gái quẩn trí chán đời đi vào rừng sâu định xa lánh hết thế nhân. Sau nhiều ngày đói khát mệt lả, cô dừng chân bên dòng suối định mệnh. Bất ngờ cô nhìn thấy một con chim non té xuống suối bị nước cuốn sắp chết. Như một phản ứng tự nhiên, cô vội tìm cách vớt chim lên bờ. Nhìn chim non thoát nạn, nhìn dòng suối luân lưu, cô bỗng nhìn trở lại mình và cô khám phá ra rằng sự sống của mình vẫn còn có ý nghĩa. Cô trở về nhà và sau này trở thành một người hoạt động từ thiện xã hội rất tích cực.

Bạn bị tình nhân phản bội ư? Bạn lỡ nhúng tay vào trọng tội ư? Bạn bị tôn giáo khai trừ, bạn bè, người thân xa lánh ư? Xin bạn hãy lưu tâm đến bầy gà con mất mẹ kêu nhao nhác trước sân nhà bạn. Mỗi sáng bạn rải cho chúng nắm gạo, mỗi chiều thả chúng vào tổ ấm. Bạn sẽ thấy các con vật bé nhỏ ấy quyến luyến bạn và bạn tìm thấy nơi chúng một tình cảm ấm áp, xua tan nỗi băng giá trong lòng.

Cho đến cùng trời cuối đất, cho đến tận đời vị lai, tình yêu cao thượng vẫn là vị thần cứu người khỏi sa vào vực thẳm tuyệt vọng. Hãy nuôi dưỡng tình yêu ngày một thêm lớn rộng để cho nguồn sống của tâm linh hiển bày nguyên vẹn.

IMG_0828

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Hai 201811:43 CH(Xem: 13160)
Lễ Tạ ơn đầu tiên theo truyền thống đã được diễn ra tại khu vực của “Thuộc địa Plymouth”, khoảng thế kỷ 16, 17 của một tộc người Pilgrim thuộc Anh Quốc.
06 Tháng Mười Một 20189:48 SA(Xem: 15328)
Lê Yến Dung: Mỗi năm cứ vào ngày 21 Tháng Chín, mọi người như một, đều không quên một sự kiện lịch sử trọng đại, con đường chính trị mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã cống hiến cho đất nước Việt Nam. Đó là việc Đức Huỳnh Giáo Chủ đã đề xướng thành lập: Đảng chính trị “Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng.”
06 Tháng Mười Một 20189:37 SA(Xem: 16676)
Nguyễn Bá Thế: "Ngẫm suy tường tận, tinh thần và phong thái của Đức Huỳnh Giáo chủ qua thi văn Sấm giảng của Ngài, thật phải nhận Ngài là hoạt Phật, là nhà cách mạng ái quốc chân chính, là một thi nhân có một tâm hồn trác luyện tuyệt vời …."
18 Tháng Ba 20189:49 CH(Xem: 41343)
Châu Lang: Quyển Kim Cổ Kỳ Quan là phẩm kinh chín bổn được Ông Ba Nguyễn Văn Thới sáng tác, chia thành hai đợt trong vòng 12 năm, (từ 1907 đến 1919) viết cách nay trên dưới 100 năm.
27 Tháng Giêng 20187:24 SA(Xem: 16985)
Lê Minh Triết: Gần ngót một thế kỷ trôi qua, ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi 1919, tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, bổng xuất hiện một vị Phật từ Phật quốc lâm phàm, thế danh Ngài là Huỳnh Phú Sổ, thân sinh của Ngài là Đức Ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm.
13 Tháng Giêng 201812:01 SA(Xem: 6537)
Nguyễn Châu Lang Đã gần một thế kỷ trôi qua. Theo thông lệ hằng năm, Thánh lễ mừng Đản sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ lần 98, được trọng thể cử hành tại Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo, An Hòa Tự
15 Tháng Sáu 20172:56 CH(Xem: 14856)
Tôi có duyên đặc biệt với PGHH. Trong 25 năm qua tôi đọc khá nhiều tài liệu về PGHH, làm việc với nhiều tín đồ PGHH ở hải ngoại và trong nướ
19 Tháng Tư 20174:02 CH(Xem: 17425)
Lê Yến Dung: Nhân kỷ niệm năm thứ 70, ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo vắng mặt (16-4-1947 nhằm ngày 25 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi). Chúng tôi xin nhắc nhở những cống hiến quí giá của Đức Huỳnh Giáo Chủ cho đất nước Việt Nam, và nhân loại quần sanh.
22 Tháng Ba 20179:07 SA(Xem: 17233)
Châu Lang: Pháp nạn càng uẩn khúc gian truân, thời gian trông đợi càng lâu xa, thì niềm tin lạc quan hy vọng hướng về Thầy Tổ càng thêm cơ hội được củng cố gia tăng.
20 Tháng Hai 20179:45 CH(Xem: 16854)
Một điều quan trọng mà cho đến nay vẫn ít được người ta nhắc đến, đó là sự thành công của vị Giáo chủ trong việc tôn thờ hình tượng Nguyễn Trung Trực (gốc Việt) để thay cho hình tượng Quan Thánh Đế Quân (gốc Tàu) trong tâm thức người Việt.
100,000