NHẮC NHAU GIỮ VỮNG TIM SON

24 Tháng Sáu 20176:45 SA(Xem: 17774)
NHẮC NHAU GIỮ VỮNG TIM SON

cau nguyen
Lê Minh Triết

Hôm dự đám cúng tuần tình cờ tôi gặp lại ông Nguyễn Văn Trọng, là chỗ có quen biết trước 1975, năm nay 2017 ông 86 tuổi. Tôi cách Thánh Địa Hòa Hảo chỉ một dòng sông, thuở ấy, trước 1975, thỉnh thoảng sang Hòa Hảo, gặp các cụ xưa có theo hầu Đức Thầy, gần gủi Tổ Đình, nếu hỏi thì biết bao nhiêu chuyện hay để ghi chép, nhưng lúc đó lòng chưa ham tìm hiểu về giá trị lịch sử trong đạo nên không màng, giờ ham thì các cụ đã không còn.

Tôi muốn hiểu nhiều nhiều về Tổ-Đình Phật Giáo Hòa Hảo nhất là sau ngày Đức Thầy xa vắng có những biến chuyển gì và sự ảnh hưởng của tín đồ đối với Tổ-Đình thì cơ hội lại rất mong manh. Những “Chuyện Bên Thầy” nhiều tác giả đã viết rồi nhưng tôi tin là chưa hết, còn Tổ Đình nơi phát sinh tôn giáo mà Đức Ông Đức Bà thân sinh của Đức Thầy, hội trưởng tối cao PGHH thì rất ít có chuyện chung quanh. Đức Thầy vắng mặt, ít ra, Tổ Đình PGHH là chỗ dựa tốt cho tín đồ PGHH… Ông Nguyễn văn Trọng xuất hiện cùng ngồi chung một bàn làm tôi rất mừng, tôi kính ông là bậc trưởng bối với nhiều tuổi đạo mà lại ở vùng Thánh Địa, không bỏ qua cơ hội, tôi liền hỏi ông:

Xin thưa cùng chú! Lúc Đức Ông, Đức Bà, và Cô Năm còn sanh tiền có lần nào chú được dịp hầu chuyện với 3 vị mẫu nghi nói trên không ạ?
Ông lắc đầu, bảo:
- Không lần nào.
- Hoặc may mắn lúc gần bên tình cờ nghe thấy các vị trưởng bối trong đạo đến xin nghe 3 vị dạy bảo?
- Cũng không.
Hết hai câu hỏi mà câu nào ông cũng trả lời là không làm cho tôi thất vọng não nề, chẳng còn chút niềm tin nào cho tôi hỏi tiếp những việc có liên quan sau ngày Đức Thầy vắng mặt. Tôi định hỏi qua chuyện khác cho vả lả bầu không khí nhưng chưa kịp thì ông Nguyễn Văn Trọng vả lả trước tôi, ông nói:
- Không có phước hầu chuyện với 3 vị bề trên trong Tổ-Đình nhưng tôi có gặp Đức Thầy trong cuộc Khuyến Nông năm 1945.
- Ồ! Vậy cũng hay! Xin chú hoan hỷ kể lại câu chuyện gặp Đức Thầy?
- Được, nhưng chuyện không nhiều lắm đâu, vì lúc gặp Đức Thầy trên đường Khuyến Nông tôi mới 12 tuổi, cái tuổi ông già bà cả thường quở là ăn chưa no lo chưa tới, Ngài nói gì, làm gì tôi không biết, không nhớ nhưng hình dáng của Ngài dầu chỉ gặp một lần tôi không thể quên được.
- Chú gặp Đức Thầy khuyến nông thuyết pháp ở đâu?
- Ở Lấp Vò.
- Như chú nói, lúc gặp Đức Thầy chú mới 12 tuổi, cái tuổi chưa thể chủ động được cuộc đi nghe thấy Đức Thầy thuyết pháp, vậy nguyên nhân nào dẫn đến cho chú diện kiến Đức Thầy?
- Hỏi nguyên nhân thì tôi nên kể ra một câu chuyện. Năm 1945, ngày tháng tôi không nhớ, ông nội và chú tôi đi chợ Nốt Nốt mua dầu chai về trét xuồng ghe có cho tôi đi theo, tôi tưởng được đi vui chơi nên rất mừng, ai vè không phải vậy, ghe chèo vừa vào bến, hai ổng kêu tôi ở lại giữ ghe xuồng cho hai ổng đi, hứa một chút sẽ về, dặn tôi đừng trông ngóng.
Tôi ở chờ một chút, hai chút rồi lại ba chút… đến đổi bụng đói cồn lên, không dám đi đâu mua đồ ăn mà có thấy mấy ổng về đâu. Đến mặt trời trưa xế hai ông, chú mới về. Tôi cằn nhằn hai người mua dầu chai sao mà lâu quá. Nội xoa bàn tay lên đầu tôi nhẹ giọng:
- Mua dầu chai tuy gặp một chút trắc trở nhưng không như vậy mà về muộn, về muộn vì may mắn ở nghe Đức Thầy truyết pháp.
- Sao ông không nói con hay ?
- Ông đâu biết ở làng đây hôm nay Đức Thầy đến thuyết pháp, giữa chừng thấy người ta rần rộ đi đón Đức Thầy, ông thấy vậy đi theo người ta.
Ông và chú tôi có lẽ lần đầu tiên được nghe Đức Thầy thuyết pháp, cảm nhận rất hay ho và tưng tiêu sự hay ho nầy vào lòng, hai ông cứ nhắc đi nhắc lại như người ghiền cải lương nhắc đoạn cải lương hay. Từ đó đã có ấn tượng tốt về Đức Thầy nên không lâu sau nghe tin Đức Thầy sắp đến thuyết pháp ở quận Lấp Vò. Nội chuẩn bị ghe xuồng chờ đợi và lần nầy nội cho tôi đi theo.
- Chú có thể nói một ít chi tiết về sự tham dự cuộc khuyến nông thuyết pháp của Đức Thầy không?
- Tôi chưa nắm rõ ý chính của câu hỏi.
- Có nghĩa là kể lại hôm đó Đức Thầy thuyết về đề tài gì?
- Con nít mới 12 tuổi vả lại chưa tu, đầu óc đâu mà theo dõi để nhớ đề tài. Tôi đi coi người ta và thích chỗ đông đảo với mục đích vui chơi là chính. Nhưng có một chuyện tôi nhớ không thể nào quên được.
- Chuyện gì thưa chú?
- Tôi đi gần đến cổng vào khán đài thuyết pháp, trên đường người ta đông rần rần, có ban bảo vệ kêu khách tránh đường cho chiếc xe Bồ Rô (ghi theo giọng đọc của ông Nguyễn văn Trọng) chỡ Đức Thầy tới. Đến cận cổng xe dừng lại, có người đến mở cửa xe thỉnh mời Đức Thầy ra; may mắn nhằm lúc tôi đến cận bên, trông Đức Thầy rất rõ và tôi vừa kính vừa sợ. Sau nầy lớn lên, phát tâm tu, học Phật Pháp của PGHH, tuy sự hiểu biết của tôi không lanh lợi nhạy bén bằng ai, khi nhớ khi quên nhưng chuyện gặp Đức Thầy lần ấy trên chiếc Bồ Rô mở cửa xuống xe là không thể nào quên được dáng điệu hay hay của Đức Thầy. Càng nhớ tôi càng tinh tấn tu hành và trông Đức Thầy sớm trở lại.
Bấy giờ trong bàn tròn có một người cũng dạng trên dưới 70 tuổi, kêu ông Nguyễn Trọng bằng anh, nói rằng:


- Lúc Đức Thầy đi khuyến nông thuyết pháp, thuở ấy dân số quốc gia có ít, dân chợ không đông, vùng quê nhà ở thưa thớt, do đạo mới lập tín đồ cũng chưa phải là nhiều lắm mà lại ở rải rác khắp các tỉnh miền tây, nhà gần thì lội bộ, đi đâu xa thì hay chèo ghe, bơi xuồng, xe đạp ít người có. Sự đi lại không tiện lợi làm ảnh hưởng, cuộc thuyết pháp của Đức Thầy người tham dự chắc không nhiều?
Ông Nguyễn văn Trọng cười đáp:
- Trái lại, nhiều không thể tưởng tượng.
- Có thể như vậy được sao?
- Được, ai đọc Kinh Phật sẽ rõ, lúc Đức Thật thuyết pháp có sự hiện diện của các đoàn người: Tăng, Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di… từ muôn phương rừng núi đến thiếu điều chật Trời chật đất. Cái hôm tôi đến xem Đức Thầy thuyết Pháp tại quận Lấp Vò, người ta cũng như từ muôn phương sông núi kéo đến cũng chật Trời chật đất. Nên các cụ xưa hễ chọn chỗ cho Đức Thầy thuyết pháp là phải lựa sân đình, sân banh mới có sức chứa bá tánh mọi nơi đến thọ pháp quy y.

Nghe đến đây, một người khác trong bàn tròn nói:
- Những hiện tượng người ta coi đông chật trời chật đất của thời xa xưa đó, nếu như hoàn cảnh hiện giờ, đường sá lưu thông, nhà nhà có xe máy nổ mà tín đồ số lượng tăng lên gắp mười lần, Đức Thầy trở về thuyết pháp, cầu vài chục cái sân banh nối liền cũng chưa chắc đã chứa đủ.
Ở vào thời kỳ pháp nạn như hiện nay, không riêng vì PGHH, chức sắc, tín đồ của các tôn giáo chịu quá nhiều ấm ức. Người tín đồ trông Đức Thầy sớm trở lại giải nguy cuộc pháp nạn, giải nguy đồng bào thoát khỏi sự ấm ức. Theo suy nghĩ của tôi, Đức Thầy vắng mặt vì muốn cho tín đồ trưởng thành tự tu tự độ, đem trả giá sự tu, sức tu qua hoàn cảnh khốc liệt mà giữ vững tim son. Chừng Đức Thầy trở lại chỉ còn “Thưởng với phạt hai đường tỏ rõ” như Ngài đã báo trước. Nếu ta không tự tu tự độ mà chờ Đức Thầy về độ; Đức Thầy trở lại, không còn thời gian cho ta tu để Ngài cứu độ ta đâu. Đức Thầy có câu:
“Để sau đến việc tả tơi,
Rồi tu sao kịp chiều mơi cho thành”

12/6/2017
dan hoa o to dinh pghh


CÚNG LỄ ĐẠO THEO LỊCH TA HAY TÂY?


Sau khi tôi post bài “Khôi Hài” lên internet, có vài đồng đạo gọi điện thoại hoặc gởi tin lên Messenger trách tôi chạy trước thời gian. Quý vị bảo rằng các nơi đồng loạt đăng bài, đề năm đạo thứ 78 mà chỉ có tôi khác hơn người ta, đề là lần thứ 79, làm chuyện không giống ai.

Thật ra, khi tôi đề năm đạo như thế, tôi không có ý làm cho giống ai hay không giống ai, tôi làm cho lương tâm và sự hiểu biết của tôi, cũng như quý vị đã làm theo lương tâm và sự hiểu biết của quý vị. Chúng ta đều làm theo lương tâm và sự hiểu biết của mình không gây tác hại đến người khác tôi nghĩ là đúng hết. Sự bất đồng nầy đã khởi sự năm rồi nhưng tôi vốn không muốn có sự tranh cải, im lặng cho qua, bởi nhận thức nó thuộc quyền riêng tư. Năm nay cũng bị… tôi xét cần nên giải thích vì sao tôi dùng vậy, hy vọng có sự đồng cảm tình huynh đệ. Tuyệt đối, tôi dùng giải thích không có nghĩa hơn thua.

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão đã đi vào lịch sử khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo có bút tích của Đức Thầy, như trích đoạn sau đây:
“vì thể lòng từ-bi bác-ái cùng thù-đáp những linh-hồn đã trợ duyên trong nhiều kiếp giúp ta nương cậy tu-hành, nên ngày 18 tháng 5 năm Kỷ-Mão, ta hóa-hiện ra đời cứu-độ chúng-sanh”. Hoặc “ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão, vì thời cơ đã đến, lý thiên đinh hoạch định, cuộc nguy cơ thảm họa sắp tràn lan.”
Có bút tích của vị giáo chủ chứng minh thì dù triệu triệu năm nữa người đời sau dở sử ra đọc thì cũng ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão đó thôi. Nói cho cùng, nhận định năm đạo thứ mấy nó thuộc về thời gian, kẻ theo lịch ta, người theo lịch Tây là quyền riêng tư không động phạm đến di tích lịch sử, vì đôi bên đều theo lời dạy của Đức Thầy: “Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão”, không ai có quyền làm khác dòng chảy lịch sử về ngày tháng, còn năm thì, có người sanh ra là kể một, người thì sang năm tới mới kể.


ban tho PGHH
Theo đề tài dựng lên CÚNG LỄ ĐẠO THEO LỊCH TA HAY TÂY? tức âm lịch hay dương lịch? Hỏi để chúng ta nhìn thẳng vào sự thật chứ còn bút tích của Đức Thầy hoàn toàn dùng âm lịch. Trong bài THAY LỜI TỰA Ngài viết “Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão, vì thời cơ đã đến…” dùng Kỷ-Mão có can chi đầy đủ hẳng nhiên là âm lịch; viết Sám Giảng từ quyển nhứt đến quyển tư, Đức Thầy đều đề năm sáng tác là Kỷ Mão (1939) sáng tác thi thơ cũng đề âm lịch có can chi, ví dụ như bài khởi đầu là LỘ CHÚT CƠ HUYỀN đề: Hòa Hảo, tháng 6 năm Kỷ Mão, bài THIÊN LÝ CA :Hòa Hảo, tháng 7 năm Kỷ Mão v.v…

Qua những dẫn chứng trên ta thấy rằng, từ ngày khai sáng đạo đến các bài viết dạy đạo, Đức Thầy đều dùng âm lịch. Âm lịch, như mọi người đều biết, khi sanh ra bất kể là tháng mấy, cho dù là tháng cuối năm thảy kể một tuổi, bởi thế trong dân gian ta, ai sanh ra tháng cuối năm để chịu một tuổi thì họ nói rằng chịu tuổi oan. Đức Thầy sanh 25 tháng 11 năm Kỷ-Mùi 1919 đến lễ khai sáng đạo 18 tháng 5 năm Kỷ-Mão 1939 chưa tròn 20 năm; đản sanh 1919 kể một tuổi thì năm 1939 phải là 21 tuổi, bởi con số 9 đuôi của 1919 đã kể rồi một tuổi, dẫn đến 1938 là đủ 20 tuổi, nếu lấy thêm số 9 đuôi của năm 1939 là dùng hai lần con số 9 mà kể một lần sao?

Phật Giáo Hòa Hảo có 3 vị học giả tài danh lớp tiền bối: Ông Vương Kim, Ông Dật Sĩ và Nguyễn văn Hầu cả 3 ông đều nhứt trí Đức Thầy khai sáng đạo năm Kỷ-Mão lúc đó Ngài 21 tuổi. Quyển sách có mang tên ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ học giả Vương Kim trang 25 có viết như sau:
“ Bắt đầu từ đầu năm Kỷ-Mão, năm Ngài được 21 tuổi… một hôm, Ngài đi lên xóm trên xóm dưới truyền rao: nếu ai có bệnh chi cứ đem lại Ngài chữa trị cho…”
Còn đây là một quyển sách khác dưới nhan đề THẤT SƠN MẦU NHIỆM của hai ông Dật Sĩ và Nguyễn văn Hầu, trang 184 có đoạn như sau:
“ Thế rồi ngày 18 tháng 5 năm Kỷ-Mão (1939), ngày đáng ghi trong lịch sử cách-mạng nước nhà, một cuộc lễ đã cử hành tại nhà Đức Ông để cho Đức Thầy “Đền Linh-Thứu sơn trung chịu mạng”.
… Thuở ấy, Đức Thầy được 21 tuổi. Mặc dầu còn bệnh, Ngài vẫn đẹp-đẽ khôi-ngô và trở thành bậc thông-minh dĩnh-ngộ, văn võ song toàn, quán thông mọi việc. Ta có thể nói rằng Ngài là một bực “thượng thông thiên văn, hạ đạt địa-lý, trung quán nhân nhân-sự”.

Đã có 3 vị học giả uyên bác xác định Đức Thầy khai sáng đạo PGHH năm Kỷ-Mão là Ngài được 21 tuổi. Dựa vào đó tôi xin đưa ra bảng phân tích dưới đây:
Đản sanh Kỷ-Mùi 1919 là 1 tuổi đời Khai Đạo năm Kỷ-Mão 1939 là 1 tuổi đạo
1929 là 11 tuổi đời 1949 là 11 tuổi đạo
1939 là 21 tuổi đời 1959 là 21 tuổi đạo
1949 là 31 tuổi đời 1969 là 31 tuổi đạo
1959 là 41 tuổi đời 1979 là 41 tuổi đạo
1969 là 51 tuổi đời 1989 là 51 tuổi đạo
1979 Kỷ-Mùi, là 61 tuổi đời 1999 trở lại Kỷ-Mão, 61 tuổi đạo
1989 là 71 tuổi đời 2009 là 71 tuổi đạo
1999 là 81 tuổi đời Tới năm 2019 là 81 tuổi đạo
2009 là 91 tuổi đời
2019 phải là 101 tuổi đời.

Qua bảng ghi nhận trên, ta thấy có hai lần Kỷ-Mùi: 1919 - 1979 và hai lần Kỷ-Mão: 1939 – 1999. Kỷ Mùi trước, 1919 là 1 tuổi đời, Kỷ-Mùi sau 1979, tính theo vòng tròn của năm thì 1919 đến 1979 là 60 năm, nhưng Kỷ-Mùi dùng Can lẩn Chi, sanh ra kể một, đúng một con giáp phải tính là 61 năm chứ đâu ai nói con giáp là 60 năm hồi nào. Khai sáng đạo nhằm năm Kỷ-Mão trước, 1939 đến Kỷ Mão sau 1999 tròn 60 mươi năm nhưng nói con giáp là tính theo âm lịch, con giáp là 61 năm. Vậy 18 tháng 5 năm Đinh-Dậu 2017 tuổi đạo phải là 79 và 25 tháng 11 Đinh-Dậu 2017 tới đây phải là năm thứ 99. Ngày khai đạo và ngày đản sinh của 2017 tính ra, 78 hay 79 và 98 hay 99 là kẻ theo ta người theo Tây mà nguyên thỉ của đạo PGHH là dùng tuổi ta, âm lịch, chứ không dùng tuổi Tây, dương lịch.

Tôi theo nguyên thỉ, trên hết là Đức Thầy kế đó có 3 học giả tiền bối mà dùng âm lịch. Nếu như hai tác phẩm ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ và THẤT SƠN MẦU NHIỆM của các học giả tiền bối ghi năm mở đạo 1939 Đức Thầy 21 tuổi thì năm nay 2017, cúng lễ phải là lần thứ 79.

Như trên tôi đã trình bày, dùng lịch Ta hay lịch Tây là quyền riêng tư, rất mong có sự thông cảm nhau, chung lưng, vai kề vai hướng tới ngày 18 tháng 5 bằng sự vui vẻ, thân thiện để “thỏa dạ Thầy nơi chốn mây rồng”.
20/6/2017
di le


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 20153:00 CH(Xem: 24813)
“My Love, Don't Cross That River”, tác phẩm về chuyện tình lãng mạn và chân thực của cặp vợ chồng tóc bạc ở Hàn Quốc, không chỉ ăn khách tại phòng vé xứ kim chi mà còn gây chú ý tại nhiều nơi ở châu Á và Bắc Mỹ.
04 Tháng Giêng 201511:04 SA(Xem: 32229)
Đồng đạo Trần Phú Hữu trả lời cho đồng đạo Nguyễn Hoài Ân
29 Tháng Mười Hai 20141:08 CH(Xem: 24052)
MỪNG dạ hân hoan đón đản sanh NGÀY Thầy xuống thế dạy tu hành
28 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 25325)
MÈ là món quý trời ban, LÀ nguồn dinh dưỡng để chàng tiến tu. HẠT thì nhỏ nhắn tựa như “NGỌC trai thực vật” : can-xi dễ dùng.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 32113)
Chỉ mới ba tuổi đầu, con bé đã biết mỗi buổi sáng lúc bình minh ló dạng ra lan can nhìn giòng sông gợn sóng lấp lánh dưới ánh mặt trời. Hình ảnh dòng sông Cửu Long vào lúc ban mai chói rạng dưới bầu trời xanh của quê hương mến yêu hình như chưa bao giờ bị lãng quên sau mấy mươi năm qua.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 35066)
Hầu hết chúng sanh đều có căn lành tánh thiện. Nhưng do vô minh huân tập che khuất tự tánh lành, lại theo tà vọng lôi cuốn, hiệp với Ác Nghiệp: Tham lam, Sân nộ, Mê si mà che khuất đi Bổn Lai Diện Mục của mình.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 41992)
Năm mới chúc nhau, vạn sự lành, Sức khỏe dồi dào, trí cao thanh. Tâm trần nhẹ bổng, luôn tinh tấn, Dốc chí tu hành đến mây xanh.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 28010)
Có thời gian ngồi lại, ngẫm nghĩ về cuộc sống của con người hằng ngày, ai ai cũng phải tất bật từ sáng đến tối lo cho những nhu cầu của cuộc sống gia đình và bản thân. Có ai luôn tự hỏi trong lòng, khi mình nói hoặc làm một việc gì đó thì cảm nhận của người khác sẽ ra sao?
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 41776)
-TỶ nguyện TU HÀNH rèn Lễ Bái, -MUỘI xin TINH TẤN niệm Di Đà. -HUYNH thì HỌC PHẬT, Tứ Ân nhé! -ĐỆ hứa TU NHÂN, Thập Thiện mà!
100,000