NHÂN LỄ CÚNG ÔNG BA

07 Tháng Năm 201711:04 CH(Xem: 17797)
NHÂN LỄ CÚNG ÔNG BA


San truoc chua Tong son
Hình 1: Sân trước KIM CỔ TỰ ngày lễ Ông Ba Nguyễn văn Thới

Lê Minh Triết (7-5-2017)

Hằng năm vào những ngày mùng bảy, tám, chín tháng tư âm lịch tại KIM CỔ TỰ doi lộ lở xã Kiến An, bà con theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo tổ chức Lễ cúng kỷ niệm ngày Ông Ba Nguyễn văn Thới viên tịch, (tính theo thời điểm nầy chứ trước 1975 ban tổ chức cúng Lễ là mùng tám, chín, mười). Tôi ở gần chùa nên mỗi lần lễ đến là nhà có khách nhân đi cúng lễ ghé thăm. Từng đợt khách đến rồi đi với những lời chào, câu thăm hỏi, trò chuyện ngắn dài rất là vui vẻ.

Kiểm lại qua nhiều đợt khách đến năm nay, có lẽ do vòm trời Việt Nam… người ta bàn chuyện tu thì ít mà thiên cơ thời cuộc chẳng những nhiều thôi mà còn quá nhiều. Đáng lẽ người đạo gặp nhau thì bàn chuyện đạo sự, tu tâm dưỡng tánh hay tu kiều bồi lộ nhưng do vòm trời có màu ảm đạm mà dân chúng đã quá ngột ngạt với cái không khí xã hội chủ nghĩa không có tự do dân chủ và tôn giáo. Biết rằng, khi có chuyển biến thời cuộc, dựng lên chiến trường là xảy ra sự chết chóc, đói khổ khôn lường… Tôi nhớ, trước năm 1975 người ta rất sợ chiến tranh nhưng ngày nay phần đông dân thường mong chiến tranh mau đến, chấp nhận sự may rủi của thiên cơ thời cuộc mà không chịu kéo dài cảnh ngột ngạt thêm nhiều. Tôi không thích bàn về chuyện ấy nhưng khách đã xướng lên đề mục, mình là chủ nhà gặp trường hợp không ưa cũng miễn cưỡng, phải gió đẩy gió đưa chút chút cho vui tình đạo.

gio Phat Thay dong dao cung truoc chùaHình 2: Đồng đạo đi dự lễ

Nhiều người hỏi về tình hình biển Đông, về năm Thân Dậu, Dậu Thân, còn nữa: đất sụp ở Vàm Nao là hiện tượng gì? … Có phải chăng là sự báo hiệu…? Họ đưa nhiều Clip nóng về biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa, thấy như chiến tranh đã rượt tới bên lưng. Dầu sống trong sự ngột ngạt mất tự do nhưng tôi không mong giải quyết cho có tự do bằng sự hiện diện của chiến tranh, vì một lẽ dễ hiểu, cuộc chiến nào cũng đi đến chết chóc, dân chúng điêu linh: Không bàn về chiến tranh là như thế.

Nhưng có hai câu giảng họ đặt làm nghi vấn dù có chiến tranh tôi không thể không bàn. Câu giảng trở thành câu nghi vấn ấy như sau:

“Lúc nầy thế giới bi ai,
Chẳng nói vắn dài Phật nọ tức tâm”.

Họ nhấn mạnh “lúc nầy” và “thế giới bi ai”, còn câu sau “Chẳng nói vắn dài Phật nọ tức tâm” thì chỉ đọc suôn chứ không đặt vấn đề từ ngữ nào. Để làm cho câu nghi vấn mạnh thêm, vấn chủ nói có xem trên Video clip thấy “lúc nầy” nhiều quốc gia trên thế giới vây quanh biển Đông, nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Mỗi nước đem khoe tàu chiến, máy bay và vũ khí tối tân, ở một chỗ mà bấm nút, điều khiển tên lửa đạn đạo, hù dọa ăn tươi nuốt sống nếu quốc gia nào được quan tâm ở hàng đối thủ. Phải chăng “lúc nầy” của năm xưa Đức Thầy nói là lời tiên tri cho tình hình hiện nay?

Tôi đáp: “Lúc nầy” của trong Giảng kệ là từ ngữ có tính xác định thời gian của năm sáng tác, năm ấy 1939, đứng trước cảnh sắp xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ hai, cũng trong Sám Giảng quyển Nhứt, sẵn đây tôi xin đọc luôn ra để chứng minh lời tiên tri của Đức Thầy hoàn toàn đúng:

“Mèo kêu bá tánh lao-xao
Đến chừng rồng rắn máu đào chỉn ghê.
Con ngựa lạ đá con dê,
Khắp trong trần hạ nhiều bề gian lao.
Khỉ kia cũng bị xáo xào,
Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng.”

Rõ ràng, khởi sự chiến tranh từ năm con mèo “mèo kêu” và chấm dứt chiến tranh là năm con gà “canh khuya gà gáy” sau khi nước Nhựt ăn hai trái bom của lực lượng Đồng minh, trục Phát Xít tan rã, kết thúc đệ nhị thế chiến vào năm con gà 1945 quả không sai chút nào.

Khẳng quyết rằng, từ ngữ “lúc nầy” của câu nghi vấn trên là nói cho năm 1939 không phải cho tình hình biển Đông gần như muốn dậy sóng hiện giờ; nhưng nếu như, tôi nói nếu như thôi nhá, tình hình của biển Đông sắp thổi lửa, các quốc gia có tiềm lực tự hào, tranh giành ảnh hưởng không ai nhường ai, dẫn đến đệ tam thế chiến “thế giới bi ai” sẽ trở lại là có thể, ta phải làm gì?

Câu kế, “Chẳng nói vắn dài Phật nọ tức tâm” vấn chủ đọc lên cho câu nghi vấn trên đở trơ trẻn chứ không thắc mắc điểm nào. Tôi cho như vậy là hờ hững quá rồi việc tu hành. Đức Thầy nói thiên cơ không phải để chứng tỏ cho người ta biết Ngài là bậc siêu nhân đắc đạo mà là thúc đẩy sự tu hành của bá gia thiện tín luôn luôn ở thế tinh tấn. Ở vào những năm tháng chiến tranh tàn khốc thì sự chết chóc hay lầm than đói khổ là điều không tránh khỏi. Ngài khuyên tu, nhân dân nghe lời Ngài phát tâm tu trường chay giữ giới, Phật Trời che chở, cứu độ, có thể sẽ tiêu hết nạn tai.

Việc tu hành trong thời điểm “thế giới bi ai”, mọi người không chắc ở yên mà tu hành trong chùa hoặc trước bàn thờ Phật tại nhà. Bởi chiến tranh tàn khốc, có khi dẫn đến bỏ chùa, bỏ nhà, người muốn tu chỉ còn Phật trong tâm “Phật nọ tức tâm”, tu hành là tu tâm, chỗ được gọi là tu tâm với đúng ý nghĩa, không có thời gian thì đừng nói là vắn hay dài, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết Sấm Giảng quyển Nhì “Kệ Dân Của Người Khùng” có đoạn hối thúc:

“Đường đạo đức chớ nên chán nản,
Hãy bền lòng tìm Phật trong tâm.
Phật Tây Phương thiệt quá xa xăm,
Phải tìm kiếm ở trong não trí.”

Tình trạng “lúc nầy” của 2017 các phe phái quốc gia có thể lâm chiến ở biển Đông mở màn trang sử đệ tam thế chiến với vũ khí tối tân, tác hại của cuộc chiến khôn lường. Nhân dân trong vùng chiến tranh chết vì bom đạn, ngoài vùng chiến tranh có thể do ngửi chất độc của các loại vũ khí nguyên tử thoát ra nghẹt tim mà chết lăn chết lóc. Đức Thầy có báo trước:

“Đến chừng đó bốn phương có giặc,
Khắp hoàn cầu thiết thiết tha tha.
Vậy sớm mau kiếm chữ Ma-Ha,
Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa.”

Và câu:

“Khổ với thảm ngày nay có mấy,
Sợ mai sau dòm thấy bay hồn.
Trừ tà gian còn thiện chỉ tồn,
Cảnh sông máu núi xương tha thiết.”

Trước thảm trạng kinh hoàng đó, Đức Thầy khuyên nên tu hành thì mới mong sống còn sau cơn nguy biến:

“Biết khôn tìm kiếm Ma-Ha,
Một câu lục tự nhà nhà bình an”.

Tóm lại, “thế giới bi ai” là lời tiên tri Đức Thầy đã phát lên từ năm 1939, rằng chiến tranh thế giới sẽ bùng nổ, dân chúng hãy lo tu để tránh khổ. Chùa am, nhà cửa chưa chắc được ở yên trong lúc Thế Giới Bi Ai, tu chùa hay tu nhà có thể không còn cơ hội. Việc tu hành gấp rút đừng ở đó mà nói vắn nói dài, lý luận nữa là không kịp, Phật trong tâm thì phải tu ngay tâm mới thấy Phật.

LÊ MINH TRIẾT (7/5/2017)

gio Phat Thay dong dao cung truoc chùa


Hình 3:  Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Trong nước đang cầu nguyện trước chùa

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Giêng 202111:10 SA(Xem: 15734)
Đạo Phật giáo Hòa Hảo được khai sáng tại làng Hòa Hảo, quận Tân châu, tỉnh Châu đốc, Việt Nam, từ đó phát triển bành trướng ở miền Tây Nam Việt, nhứt là tại 15 tỉnh miền Tây. Đặc biệt đây là những tỉnh đồng bằng thuộc châu thổ sông Cửu Long, giáp nước Cao miên, được mệnh danh là vựa lúa của Việt Nam.
14 Tháng Mười 202012:11 SA(Xem: 15478)
Do mối liên hệ với Bửu Sơn Kỳ Hương, ông Nguyễn Trung Trực được tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tôn vinh là Thượng Đẳng Đại Thần, trong nghi lễ thờ phượng các bậc anh hùng liệt sĩ của đất nước và mỗi khi cúng lạy đều cầu nguyện oai linh của Ông trong bài nguyện Qui y
29 Tháng Ba 20201:12 CH(Xem: 13880)
Phật Giáo Hòa Hảo là một vết dầu loang âm thầm bằng sức mạnh của tình thương và lòng từ thiện. Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã thực thi những gì mà Đức Tôn Sư của mình răn dạy. Một miền Tây trù phú, một khối lượng dân tộc đầy nội lực, một sức mạnh âm ỉ ngấm ngầm càng ngày càng được hun đúc trong lòng dân tộc.
25 Tháng Hai 202010:43 SA(Xem: 12433)
Người muốn tu, sửa thật sự, muốn bước vào con đường giác ngộ trong đời sống cần tự phân biệt lúc nào mình tu tập cải sửa và lúc nào mình hành sử sinh hoạt tôn giáo.
18 Tháng Sáu 20197:09 SA(Xem: 18069)
KÍNH đức TÔN SƯ rãi pháp mầu MỪNG cho nhân loại khắp đâu đâu ĐẠI ân khó lấy gì đem sánh LỄ bái y hành nguyện một câu
26 Tháng Năm 20197:39 SA(Xem: 19548)
Đức bà Lê Thị Nhậm là thân mẫu phần xác thịt của Đức Huỳnh Giáo Chủ và cũng là người đã dầy công nuôi dưỡng phần xác thịt của Ngài từ lúc bé thơ cho đến lúc lập Đạo cứu đời vào ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão 1939 tại Thánh Địa Hòa Hảo.
23 Tháng Năm 20199:23 CH(Xem: 17321)
Chú Năm họa sĩ Cao Hoàng Sao, nằm êm niệm Phật khoảng 30 phút. Tới 2 giờ 45 phút xuôi tay niệm Phật nhẹ nhàng rồi ra đi. Chú hưởng thọ được 62 tuổi.
12 Tháng Năm 20197:02 SA(Xem: 20138)
Năm nay kỷ niệm lần thứ 93 ngày viên tịch Đức Ông Ba Nguyễn Văn Thới, cũng được tổ chức tưng bừng náo nhiệt, rực rỡ hoa đèn, ngạt ngào hương hoa phẩm vật quí hiếm, với tất lòng thành dâng lên hiến lễ tri ân bậc “Vĩ Nhân Đạo Đức” đã suốt đời tận tụy gian lao.
12 Tháng Tư 201910:37 SA(Xem: 15795)
Đức Thầy cho biết trong thời gian Ngài vắng mặt, tín đồ phải chịu nhiều gian lao thử thách cam go, cũng là lúc lọc lừa coi "Ai thiệt tánh ai người giả đạo", "Ai thảo hiền ai lỗi đạo nhà".
26 Tháng Ba 20195:19 SA(Xem: 20481)
Vì non sông đạo pháp đã anh dũng hy sinh nơi chiến khu oanh liệt, trong công cuộc đánh đuổi xâm lăng giữ an bờ cõi, dưới ngọn cờ trung nghĩa của vị anh hùng dân tộc đức độ tài ba. Ngài được tôn xưng là Đức Cố Quản, một đại đồ đệ thứ nhứt, trong thập nhị hiền thủ của Đức Phật Thầy Tây An.
100,000