ĐA DẠNG HÓA PHÁP TỨ ĐẾ_ BÁT CHÁNH ĐẠO TRONG SẤM THI PHẬT GIÁO HÒA HẢO

23 Tháng Hai 20179:14 CH(Xem: 17065)
ĐA DẠNG HÓA PHÁP TỨ ĐẾ_ BÁT CHÁNH ĐẠO TRONG SẤM THI PHẬT GIÁO HÒA HẢO

ngo van an 3

 

Bài Ngô Vân Ẩn

 

“ Câu Bát Chánh rán mài chạm dạ

Tứ mục điều người khá hành y”

(Thiên lý Ca)

“ Diệu thâm Bát Chánh lời truyền giáo

Xa thẳm Tứ Đề tiếng giục ông”

(Cho ông Chín Diệm, Đ.T)

Tứ Đế là bốn nguyên lý chắc thật không gì thay đổi được ( Đế nguyên gốc tiếng Phạn, Tàu dịch là chắc thật), bốn phương Pháp đó là: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế và cũng là Pháp đầu tiên Đức Phật giảng cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe nơi vườn Lộc Giả, các ông khi nghe Pháp Tứ Đế đều đắc quả A La Hán_ Thế Tôn bảo: “ Nầy năm ông Kiều Trần ơi! Cái khổ của Ta Bà rất kiên chắc, tất cả chúng sanh đã huân tập nổi khổ đó thật kiên chất, giờ tỉnh ngộ phải kiên chắc diệt khổ và lấy Đạo Bát Chánh chuyên trì kiên chắc để đắc quả giải thoát rất nhiệm mầu của Đức Như Lai” ( Kinh A Hàm)

Do vậy, Đức Thầy lâm phàm quảng bá Đạo Pháp, Ngài viết:

“ Câu Bát Chánh rán mài chạm dạ

Tứ Mục Điều người khá hành y”

Tứ Đế là Đạo lý rất cơ bản của Phật Giáo, nó cho ta nhận thấy thế nào là sự đau khổ ở cõi hồng trần mà Đức Thầy luôn giác tỉnh:

“ Ta bà khổ! Ta bà lắm khổ »

Thế đó, thân tâm rất là nhạy cảm, thường duyên hợp ngoại giới sanh ý niệm như : mừng, vui, giận, buồn,thương, ghét, muốn và tham, sân, si....niệm niệm không hở dứt và cứ thế huân tập thành khối ở A Lại da thức. Tập khí đó có khi là hữu thức đang bạo hành hoặc đang tiềm ẩn trong tạng thức rất tinh tế vì chúng chưa đủ duyên khởi niệm thành tướng niệm. Tóm lại, dẩu đang bạo hành hay còn tiềm ẩn, tất cả ý niệm điều là khổ và sa đạo

«  Những cái khổ hồi thời quá khứ

Người đã quên thành thử không ghê

Thật ra là một tràng mê

Từ hồi vô thỉ kéo lê đến giờ »

( T.S)

Sự khổ đau đã thuần hóa thân tâm, nên có nhà Thơ đã thành văn :

«  Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu »

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ »

 Cảnh biến thành tâm và tâm không rời cảnh mà khởi niệm buồn vui thiện ác, nên sự tự chủ của tâm không còn, luôn duyên theo ngoại giới để sanh niệm, nên tâm ấy Phật Giáo gọi : vong sở, mất gốc, đó là tâm hư vọng, điên đảo, tà mị...rất đau khổ

Diệt Đế là phải diệt dứt khổ đau_ Mấu chốt Đạo Phật là luôn tạo nên tư duy đầy an lạc, giải thoát

«  Cảnh thanh minh sen báu nặc mùi

Nào ai rõ cái vui triệt đáo”

( Q V, Đức Thầy)

Sự giác ngộ của người Phật tử, luôn phải nhận ra sự khổ đau, như Đức Phật khi xưa dạo bốn cửa thành, thấy cảnh đau khổ của Sanh, Già, bệnh, chết, nên tìm Đạo để Diệt dứt sự khổ đau và lấy Pháp Bát Chánh hành trì đó còn gọi là hành Đạo đế

Bát Chánh Đạo, Đức Thầy dạy: “ là Quyển Kinh Nhựt tụng của những ai muốn thoát chốn mê đồ tấn triển trên con đường giải thoát” Đạo Bát Chánh gồm có: chánh kiến chánh tư duy, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh mạng, chánh ngữ, chánh niệm và chánh định. Chỉ sống trong khuôn thước Tám điều Chánh, đủ điều kiện đi đến trọn lành, trọn sáng, vãng sanh Cực Lạc

Thế đó, Bát Chánh Đạo hay Tứ Đế, có diệu dụng, tiềm ẩn thuyết minh, cắt đứt được nhân quả và thành Đạo giải thoát

Trở lại, Giáo lý Tứ Đế và Bát Chánh Đạo trong Thi văn Sấm Giảng nếu đem ra bàn luận, phân tích, tất có nhiều điểm khác hơn lời giảng giải xưa nay trong Kinh Giáo. Do vậy, ta mới thấy tính chất Giáo lý Đạo Phật thật đa dạng, bằng nhiều phương thức sống động, linh hoạt, biến hóa, phải nói đầy tiềm năng khôn lường để ứng cơ qua mọi thời đại, chứ không co cứng hoặc khô chết. Tư duy đó là Đại Thừa Phật Giáo vì tinh thần Đại Thừa, luôn thông thoáng không chấp trụ

Có một không gian rộng mở vô hạn lượng, tùy nghi lập cơ khai giáo, vì vạn Pháp luôn không đứng dừng, như tinh thể lỏng để thích nghi thời đại. Đó cũng là tư tưởng Lục Tổ ( Lục Tổ so sánh Giới, Định, Huệ cho chí thành nghe, Pháp Bửu Đàn Kinh)

Trở lại, Tứ Đế, bấy giờ Đức Thầy đổi từ là: Tứ Diệu Đề, tức bốn đề mục thật nhiệm mầu và còn thay vị trí bốn đề ấy như: Khổ, Tập, Diệt, Đạo, bấy giờ: Khổ, Tập, Đạo, Diệt và còn giảng rộng và sâu hơn, có liên quan các Pháp quan trọng trong ba mươi bảy phẩm trợ Đạo ở giáo tạng nguyên Thỉ Phật Giáo đó là: Thập Nhị Nhân Duyên, Bát Chánh Đạo, Môn Hoàn Diệt

Thế đó, có lần ông Quản Diệp thưa hỏi Đức Thầy: Tại sao Ngài Sơ Giải về Tứ Diệu Đề và chỉ luận giải khổ Đế tức tám điều khổ, còn lại Tập Đề, Diệt Đề và Đạo Đề không giải? _ Đức Thầy đáp: tôi giải rồi, Tập Đề là gồm các tập nhân sanh ra quả khổ ( 12 Nhơn Duyên), Đạo Đề gồm có Tám Đường Chánh ( Bát chánh Đạo), Diệt Đề là phương pháp diệt khổ hưởng quả Niết Bàn ( môn Hoàn Diệt). Thế là tất cả Pháp Giáo Đạo Phật đều dung thông nhau, nên có sự lý giải sâu cạn khác nhau và đó cũng là để đối cơ

Vả lại, Trong Quyển Giác Mê Tâm Kệ, Đức Thầy có luận giải về Tứ Diệu Đề không những thay đổi vị trí đề mục, mà còn làm phong phú thêm bao nghĩa lý tác dụng tu sửa thân tâm đến trọn lành trọn sáng

“ Tứ Diệu Đề ai có mến ưa

Thì Lão cũng kể sơ thêm nữa

Chữ Tập Đề nay đã mở cửa

Để đem vào khuôn khổ người hiền

Rán cực lòng một bước đầu tiên

Sau mới được làm nên Phật Thánh

Về thượng giái cõi Tiên mới bảnh

Đến Diệt Đề trừ vật dục xưa

Cõi hồng trần các việc mến ưa

Sự giả tạm ta nên rứt bỏ

Muốn tâm tánh ngày kia sáng tỏ

Thì khổ Đề phải chịu nhọc nhành

Lòng dục tu thì phải thiệt hành

Chớ đừng có ham điều sung sướng

Đức Phật Tổ nào đâu hẹp lượng

Chịu nhọc nhằn mới rõ Đạo Đề

Thấy một đàng thẳng bẳng mà mê

Ôi chừng đó mới là mầu nhiệm”

( Đức Thầy)

Giáo lý Đạo Phật quá sâu mầu và rộng khắp, trùm cả vũ trụ vạn hữu, nếu chỉ đứng ở góc độ, khía cạnh mà nhìn, tất rơi vào thiên kiến, giới hạn, không tỏ suốt được sự toàn nguyên chơn lý. Vả lại, bất luận Giáo lý ấy ra sao, miễn đem lại thành tựu Quả Vị Giải Thoát, đó là tâm yếu của Đạo vậy. Dụ như, thuốc là để trị bệnh, quan trọng là hết bệnh hay không, chứ chẳng luận xuất xứ ở đâu và Dược Sĩ  bào chế ra sao

Trong Bát Chánh Đạo, Đức Thầy có luận giải không những cho hàng xuất gia tu tập, mà còn cho giới Cư Sĩ tại gia, vì toàn thể Tín đồ PGHH là hạng tại gia cư sĩ Học Phật Tu Nhân. Vậy, ta nên trích một đoạn ở mục chánh Nghiệp trong Bát Chánh Đạo mà Đức Thầy đã giải để thấy sự hoạt dụng của nó: “ Những kẻ tại gia Cư Sĩ, trái lại, còn cần phải lo kế sinh nhai, mưu cuộc sống còn, kẻ buôn tảo bán tần người việc nầy việc nọ, tóm lại cũng tại vì xác thân mà ra cả. Tuy nhiên, dầu đời sống của họ có bị sự sinh nhai chi phối, song cái chi phối ấy khác hẳn với kẻ gian tà đạo tặc, chẳng có làm việc gì xảo trá bất nhân. Trong cuộc mưu cầu cho lẽ sống, họ cũng nguyện bỏ những nghề nghiệp gây tai hại cho con người:  nuôi điếm, bán á phiện, buôn rượu, đầu cơ, cho vay cắt cổ…”

Lại nữa, trên xu hướng theo đà tiến hóa về dân trí, ở mục chánh Tinh Tấn cũng có đoạn: “ Phái vô thần luận thường cho rằng thân xác tức là con người thân còn tức là người còn, thân mất người mất không có Thánh, Thần, Trời, Phật, không quả báo luân hồi, cũng chẳng có tội có phước, có vía, có hồn. Đời là thân xác con người, sống là tranh đấu, mạnh được yếu thua. Thế nên, biết bao mánh khóe gian hùng, bao nhiêu ngón điêu ngoa xảo trá, bao nhiêu tàn bạo ngược ngang đều được đem ra dùng cả thảy”

Bấy nhiêu cũng đủ thấy Giáo lý PGHH luôn mang tính sống thực, thích nghi, không khô cứng, co chết, ở trạng thái bất động

Do vậy, tư tưởng Đại Thừa không luận tướng tại gia hay xuất gia, tất cả rào cảng về mặt hình thức xóa bỏ, như Kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài Vân du đến 53 nơi học Đạo, trong đó có nhiều vị Bồ Tát ẩn thân lớp áo cư sĩ quảng bá Đạo rất huyên áo Đại Thừa. hoặc Duy Ma và Lục Tổ…, đều quan trọng là phản quang nội tại chơn tâm giác hay mê

Giáo lý tứ đế và bát chánh là căn cốt, nền tảng Đạo Phật. Đức Phật khi trụ thế hằng phán: “ Nơi nào có Bát Chánh, là nơi ấy có Chánh Pháp Giải Thoát” và Sấm Giảng cũng có dạy:

“ Chữ Bát Chánh rõ ràng trong giấy

Là chơn truyền của Đức Thích Ca”

Và:

“ Thiền Lâm Phật Thích thuở xưa kia

Non Tuyết rèn ra Bát Chánh kìa”

Và :

«  Rán nghe lời dạy vậy thời hành y

Đạo mầu Bát Chánh rán ghi » ( Đ.T)

Bất luận thời gian, then chốt Đạo Phật là phải nhận ra khổ đau và Diệt Khổ, đem lại an lạc hưởng quả Niết Bàn ( Đạo Đế, hành Bát Chánh)

«  Cảnh Niết Bàn là nơi cứu cánh

Về chốn ni xa lánh hồng trần »

( Đức Thầy)

 02

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Giêng 201511:04 SA(Xem: 31868)
Đồng đạo Trần Phú Hữu trả lời cho đồng đạo Nguyễn Hoài Ân
29 Tháng Mười Hai 20141:08 CH(Xem: 23788)
MỪNG dạ hân hoan đón đản sanh NGÀY Thầy xuống thế dạy tu hành
28 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 25017)
MÈ là món quý trời ban, LÀ nguồn dinh dưỡng để chàng tiến tu. HẠT thì nhỏ nhắn tựa như “NGỌC trai thực vật” : can-xi dễ dùng.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 31813)
Chỉ mới ba tuổi đầu, con bé đã biết mỗi buổi sáng lúc bình minh ló dạng ra lan can nhìn giòng sông gợn sóng lấp lánh dưới ánh mặt trời. Hình ảnh dòng sông Cửu Long vào lúc ban mai chói rạng dưới bầu trời xanh của quê hương mến yêu hình như chưa bao giờ bị lãng quên sau mấy mươi năm qua.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 34790)
Hầu hết chúng sanh đều có căn lành tánh thiện. Nhưng do vô minh huân tập che khuất tự tánh lành, lại theo tà vọng lôi cuốn, hiệp với Ác Nghiệp: Tham lam, Sân nộ, Mê si mà che khuất đi Bổn Lai Diện Mục của mình.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 41692)
Năm mới chúc nhau, vạn sự lành, Sức khỏe dồi dào, trí cao thanh. Tâm trần nhẹ bổng, luôn tinh tấn, Dốc chí tu hành đến mây xanh.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 27709)
Có thời gian ngồi lại, ngẫm nghĩ về cuộc sống của con người hằng ngày, ai ai cũng phải tất bật từ sáng đến tối lo cho những nhu cầu của cuộc sống gia đình và bản thân. Có ai luôn tự hỏi trong lòng, khi mình nói hoặc làm một việc gì đó thì cảm nhận của người khác sẽ ra sao?
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 41470)
-TỶ nguyện TU HÀNH rèn Lễ Bái, -MUỘI xin TINH TẤN niệm Di Đà. -HUYNH thì HỌC PHẬT, Tứ Ân nhé! -ĐỆ hứa TU NHÂN, Thập Thiện mà!
100,000