MUỐN TRÁNH NẠN NGUY

06 Tháng Mười Một 20166:19 SA(Xem: 20217)
MUỐN TRÁNH NẠN NGUY
Le Minh Triet giao ly
Kính chào chư đồng đạo! Chúng ta gặp nhau trao đổi để học hỏi giáo lý PGHH, kỳ nầy tôi xin ít thời giờ trả nợ. Như quý vị còn nhớ, buổi gặp vừa qua nói nề việc “Nạn Nguy Sắp Đến”; sau cùng đồng đạo Phong đưa ra thắc mắc : Nếu nói nạn nguy sắp đến là do chiến tranh, thiên tai, dẫn tới nghèo đói, đáng lẽ phải chạy đi đâu trốn tránh, sao lại bảo “Ăn cần ở kiệm đặng mà lo tu” là giải quyết được nạn nguy? 

Tôi thấy câu thắc mắc rất hay, cần được giải đáp liền theo, nhưng vì hết buổi không còn thời giờ để trả lời nên tôi hẹn để dịp tới. Hôm nay chính là dịp tới đã hứa, chúng ta đem bàn qua vấn đề nầy nhá!

Thưa quý vị! Nếu nạn tai là chiến tranh, theo lệ thường, hễ nơi nào có chiến tranh, dân chúng bỏ nhà đi nơi khác để lánh nạn, chừng chiến trường ngưng tiếng súng, coi mòi ổn định thì nhân dân mới lần về. Cứ tạm thời cho đi lánh nạn bằng cách đó, nhưng giặc dậy không ở một chỗ mà là các chỗ đều có cùng một lúc, bốn phương có giặc như lời tiên tri của Đức Thầy sau đây thì cách lánh nạn tạm thời như vậy là không ổn đâu:

“Đến chừng đó bốn phương có giặc,
Khắp hoàn-cầu thiết thiết tha tha.

Bốn phương là Đông, TâyNam, Bắc; Trời đất đâu đâu cũng có bốn phương mà mỗi phương đều có giặc thử hỏi còn phương nào nữa đâu cho mình chạy trốn? Chẳng phải Đức Thầy đã dạy ta trốn trong sự tu hành niệm Lục Tự Di Đà rồi sao? Hoặc nói cách khác, không trốn trong bốn phương mà trốn ở Tây Phương. Chắc quý vị còn nhớ câu chuyện Đức Thầy dạy trốn ở Bàn Thông Thiên chứ? Giảng xưa nói:

“Niệm Phật có bốn thần linh
Thường thường ủng hộ bên mình mộ khang”.

Vì thế mà Đức Thầy khuyên tu để tránh khổ:
“Vậy sớm mau kiếm chữ Ma-Ha,
Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa.”

Xét ở khổ nạn chiến tranh nhơn sanh chứng kiến cảnh máu đổ thịt rơi, tối tăm mày mặt, nhưng nếu đem so với nạn khổ vì thiên tai thì còn thua xa. Đang sống bình yên đó bổng động đất Sóng-Thần đùng một cái thì lầu phố, nhà tường nhà gổ thành đống đổ nát, xe cộ trôi lểnh nghểnh, người chết muôn trùng vùi chôn dưới đống đổ nát hoặc Sóng Thần cuốn đi mất xác như ta đã nghe tin qua báo đài những trận động đất, Sóng Thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 gồm có 11 quốc gia với số người chết đã lên tới 225.000 mà Indonesia là nước bị thãm hại nhất.

Việt Nam ta chưa có trận động đất nào gây nên Sóng Thần khiếp vía nhưng Thiên Tai bởi bảo tố thì triền miên, năm nào cũng nhiều trận bão lũ đầu ngoài khúc giữa Bắc, Trung mà phía Tây Nam rất ít bị ảnh hưởng, nhứt là vùng lân cận với Thánh Địa Hòa Hảo. Những tỉnh như Đồng Tháp, An Giang, Châu Đốc, Cần Thơ rất là yên ổn cả chiến tranh, thiên tai và sự nghèo đói. Chắc quý vị còn nhớ cách nay khoảng chục năm, các báo, đài truyền thanh, truyền hình đưa tin từ đài khí tượng thủy văn, bão đi với vận tóc gió rất mạnh đẩy về miền Tây Nam qua những tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang lên Châu Đốc dẫn qua Cam Pu Chia. Nghe tin, bà con tín đồ PGHH vốn từ lâu ở vùng đất Thánh lo tu hành, trong lòng có Phật mà nghe báo tin bão sắp đến, người người cầu nguyện, Niệm Phật, Niệm Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn. Nói đây là những điều tôi mắt thấy tai nghe, khi bà con đồng đạo nhận tin từ phía chánh quyền thông báo bão sẽ đến, cấm Thầy Cô Giáo và học sinh đến trường, cấm đò dọc, đò ngang lưu hành trên sông thì bà con trong vùng bị dự báo, Thánh Địa Hòa Hảo và những địa phương lân cận, có người theo nghi lễ đặt bàn cầu nguyện trong nhà có người hướng về bàn thờ Tam Bảo mà cầu nguyện, có người cầu nguyện thầm. 

4 Dai Le Khai Dao PGHH Ban Dem 2016
Theo tôi biết, những nhà đồng đạo ở gần chùa, có người cách hơn mười cây số với chùa Thầy “An Hòa Tự”, chùa Cây Xanh, chùa Ông Ba “Kim Cổ Tự”…, hết giờ lao động, chiều cúng nguyện ở nhà xong, liền lên xe đến Kim Cổ Tự hay An Hòa Tự… cầu nguyện. Có số cầu nguyện xong là về, một số khác cầu nguyện xong ở lại như nằm vạ với Trời Phật Thánh Thần. Người ta cầu nguyện suốt đêm suốt ngày nhờ ơn trên hộ độ đừng có bão tố về làng. Cho hết cái thời gian đài báo kêu bão, vùng Hòa Hảo và những tỉnh lân cận Thánh Địa Hòa Hảo dân chúng không ai thấy bão đến. Thật là nhiệm mầu thay phép của Phật. Xin hỏi đồng đạo Phong điều nầy đồng đạo có tin không?

Dạ,_ đồng đạo Phong nói_ đài kêu báo bão mà không có bão đến chuyện nầy là có thật, đồng đạo cầu nguyện tại nhà và rần rần đến chùa cầu nguyện cũng là chuyện có thật, cháu tin.

Thế còn nạn nghèo đói, nếu tu hành còn thêm ăn cần ở kiệm nữa tức khắc sẽ giảm đi sự nghèo đói, điều nầy, tưởng không cần giải thích thì ai cũng biết.

PGHH hằng năm có ba lễ lớn: Lễ Khai Sáng, Lễ Đản Sanh, Lễ Đức Thầy Vắng Mặt, đạo không bắt buộc phải đi đâu, có thể cúng lễ ở các địa phương tỉnh quận xã ấp ở xa vùng Thánh Địa. Các Ban Trị Sự mọi nơi đều có tổ chức lễ, nhưng cúng ở đó rồi người ta vẫn muốn tập về vùng Thánh Địa Hòa Hảo, thành ra mỗi kỳ lễ vùng đất Thánh chứa dựa người từ muôn phương về rất đông, họ tu tam nghiệp: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp để không phạm vào mười điều ác. Họ đến đâu là mang phước đi theo, thì Thánh Địa Hòa Hảo là nơi vun trồng cội phước, đẩy họa đi mất. Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương cũng gồm ba lễ trọng : lễ Đức Phật Thầy Tây An Viên Tịch, Lễ cúng Đức Cố Quản Trần văn Thành, Lễ cúng Ông Ba Nguyễn Văn Thới và những lễ liên quan đến PGHH như lễ cúng Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực. Những lễ cúng Đức Thầy, Đức Phật Thầy, cúng chay cầu nguyện theo đạo Phật từ bi đã đành, những lễ cúng Đức Cố Quản, Nguyễn Trung Trực thuộc về binh tướng đánh giặc giữ nước mà bà con xứ đạo cũng tổ chức cúng chay, đãi chay nguyện vái. Những lễ như thế bá tánh thập phương tựu về rất đông từ Thánh Địa Hòa Hảo đến miền bảy núi (Thất Sơn), các chùa các nơi di tích đều có đông đảo khách hành hương chiêm bái… 

Gio Phat Thay Chùa Tòng Sơn

Thiệt là phước đức cho mặt đất Thánh Địa, Thất Sơn, Thới Sơn, chỗ chứa dựa từ đâu xa người ta đến đây với tâm lành, ăn chay, niệm Phật cầu nguyện. Cộng thêm ba cuộc cúng rằm lớn rằm tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Mười và tết Nguyên Đán, dân tình đến cúng chùa, dạo những di tích quanh miền Thất Sơn đông như hội chợ, ai biết đi cúng chùa, dạo miền di tích, người có tâm lành thì lành thêm, người ăn ở thường ngày không lành mà khởi sự đi cầu phước thì phải chịu ép vô khung lành một ngày hoặc đôi ba ngày ăn chạy, cúng lạy, cầu nguyện, có nhiều em cháu trai gái trẻ tuổi, dọn hực hở mà hành hương chiêm bái đến những chùa, những nơi di tích đạo, cúng nguyện hết sức là dễ thương. 

Ngày 16 al, sau rằm tháng bảy vừa qua có vài đồng đạo đến tôi chơi kể cho nghe cuộc cúng rằm mà chính vài vị đồng đạo nầy khởi tâm đi thám sát. Quý vị  nói nhiều năm qua mỗi lễ lớn của ba tôn giáo trong phần tỉnh An Giang gọi rộng là miền Thất Sơn như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Phật Giáo Hòa Hảo  chúng tôi có đi cúng lễ. Thấy cái cảnh thiện nam tín nữ đi tham dự đông hết sức tính đếm; bởi vì không phải một chỗ mà đếm được. Ví vụ như cúng lễ khai sáng đạo PGHH đâu phải người ta chỉ dụm đến vùng Thánh Địa Hòa Hảo thôi đâu. Trong những ngày đó có ai đi thì biết sức ảnh hưởng rất rộng làng qua làng vùng qua vùng, ví dụ như chùa Thới Sơn vùng Nhà Bàn, trung tâm học đạo của BSKH hoặc vùng thị trấn Ba Chúc đạo TAHN mà khi cúng lễ PGHH nơi đây cũng đông nghẹt người ta vui mừng hành hương chiêm bái, chẳng những quanh chùa mà các nơi di tích trong vùng có liên quan đến Bửu Sơn Kỳ Hương, THAN thảy đều khói hương nghi ngút. Tới lễ BSKH hay TAHN thì vùng trung tâm PGHH và các nơi cũng đi hành hương chiêm bái như thế. 

Quý huynh đệ nầy nhà ở gần Kim Cổ Tự (Phủ Thờ Ông Ba) nên nói chuyện đi khảo sát lượng người tham dự lễ quý cũng bắt đầu từ ngôi chùa nhà: 


Kim Cổ Tự rằm nầy khách đến cúng rất đông, đi ra bến phà Thuận Giang thấy cái cảnh xe lớn xe nhỏ, xe hai bánh và người như dính đùng cục với nhau mà những chiếc Phà lớn xác đưa rước liên miên. Qua chùa Thầy “An Hòa Tự”, lên Tổ Đình PGHH cái cảnh xe người còn tấp nập hơn. Chạy vòng qua chùa Cây Xanh đến Phà Năng Gù, phà Thanh Bình cũng diễn cảnh đông đảo không mấy kém phà Thuận Giang. Vào xã Vĩnh Hanh kính viếng di tích của Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, dinh Ông Thẻ số một, đổ lên đồn Bảy Thưa, khu di tích lò rèn của quân binh Gia Nghị do Đức Cố Quản _ đệ tử thứ nhứt của Đức Phật Thầy Tây An _ thống lãnh. Trở ra lộ lớn chạy thẳng lên miền núi Trà Lôn Trà Lăng viếng kính nhà thờ và ngôi mộ Đức Phật Trùm, trở ra đường cái đi xa hơn nữa  là đến chùa Phi Lai, Tam Bửu, trung tâm dạy đạo của Tứ Ân Hiếu Nghĩa, người đi cúng chùa cũng tấp nập, xe cộ liền chiếc nối nhau như khoen xích. Chúng tôi chen người nhưng cũng chỉ đứng nguyện rồi xá chứ không có chỗ tróng để lạy tạ cho dù đứng ở xa các ngôi thờ. Cúng xong chúng tôi trở ra nhanh về Chùa Thới Sơn và các điểm di tích của Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở vùng Nhà Bàn dưới chân Anh Vũ Sơn. Nơi đây vùng rộng bao la tính từ đình Thới Sơn qua các ngôi mộ Ông Tăng Chủ, Ông Đình Tây chạy dài tới chùa Thới Sơn, ra trại ruộng nơi nào cũng rất là đông khách đến cúng bái và trên đường thì xe bốn bánh, xe khách hạng lớn nhứt là xe hai bánh của khách của khách hành hương chiêm bái qua lại nườm nượp. 

Đất lành người lành ở thì hội tụ phước đẩy họa ra xa, thêm người lành từ các nơi suốt năm cứ đổ về Hòa Hảo, Thới sơn và quanh miền Thất Sơn cúng bái, niệm Phật, nguyện cầu phước liên tục đến thì họa phải liên tục đi. Thánh Địa Hòa Hảo, Thới Sơn, Thất Sơn được yên ổn là do chứa nhiều người đạo đức, tu hành.

Như vậy, tránh nạn nguy bằng cách chuyên tâm niệm Phật làm lành là quá đúng chứ còn gì nữa. Nếu như các tỉnh, vùng khác được nhiều người kính tin Trời Phật, cầu nguyện, niệm Phật làm lành tất nhiên sẽ thay đổi được vận mệnh khổ của thiên tai, chiến tranh và nghèo khổ.

Tôi trình bày như thế đồng đạo Phong có hài lòng không?

Dạ, rất hài lòng.

Vậy chúng ta đồng ý, nguyện cầu ơn Phật, niệm Phật, tu thân hành thiện thì phước đến đuổi họa để dời sống được yên thân.

04/11/2016
Ý kiến bạn đọc
21 Tháng Năm 20175:20 CH
Khách
Đây là màn chót kỳ ba rồi nên mong rằng tất cả bá gia bá tánh cố gắng tu học để trở về.
Cờ thế giới ngày nay gần thúc
Nên Phật Tiên phải xuống hồng trần
Chừng lao xao ác thú non Tần
Thì Nam Quốc lương dân mới biết
Nam Mô A Di Đà Phật
Kỳ này cây cỏ cậu thấy cũng tiêu
Ở xứ Bạc Liêu bị diều xớt hết
Trà Vinh cũng chết, Châu Đốc cũng tan
Hà Tiên xối tràn máu me đầm ẩm
Nghĩ mà suy ngẫm thương mến biết bao
Thương mến đồng bào cậu gào chút xíu
Con mong rằng ơn trên phù hộ cho các tỉnh thoát khỏi giặc Cao Miên
Nam Mô A Di Đà Phật
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 20153:00 CH(Xem: 24848)
“My Love, Don't Cross That River”, tác phẩm về chuyện tình lãng mạn và chân thực của cặp vợ chồng tóc bạc ở Hàn Quốc, không chỉ ăn khách tại phòng vé xứ kim chi mà còn gây chú ý tại nhiều nơi ở châu Á và Bắc Mỹ.
04 Tháng Giêng 201511:04 SA(Xem: 32263)
Đồng đạo Trần Phú Hữu trả lời cho đồng đạo Nguyễn Hoài Ân
29 Tháng Mười Hai 20141:08 CH(Xem: 24073)
MỪNG dạ hân hoan đón đản sanh NGÀY Thầy xuống thế dạy tu hành
28 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 25341)
MÈ là món quý trời ban, LÀ nguồn dinh dưỡng để chàng tiến tu. HẠT thì nhỏ nhắn tựa như “NGỌC trai thực vật” : can-xi dễ dùng.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 32125)
Chỉ mới ba tuổi đầu, con bé đã biết mỗi buổi sáng lúc bình minh ló dạng ra lan can nhìn giòng sông gợn sóng lấp lánh dưới ánh mặt trời. Hình ảnh dòng sông Cửu Long vào lúc ban mai chói rạng dưới bầu trời xanh của quê hương mến yêu hình như chưa bao giờ bị lãng quên sau mấy mươi năm qua.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 35094)
Hầu hết chúng sanh đều có căn lành tánh thiện. Nhưng do vô minh huân tập che khuất tự tánh lành, lại theo tà vọng lôi cuốn, hiệp với Ác Nghiệp: Tham lam, Sân nộ, Mê si mà che khuất đi Bổn Lai Diện Mục của mình.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 42013)
Năm mới chúc nhau, vạn sự lành, Sức khỏe dồi dào, trí cao thanh. Tâm trần nhẹ bổng, luôn tinh tấn, Dốc chí tu hành đến mây xanh.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 28051)
Có thời gian ngồi lại, ngẫm nghĩ về cuộc sống của con người hằng ngày, ai ai cũng phải tất bật từ sáng đến tối lo cho những nhu cầu của cuộc sống gia đình và bản thân. Có ai luôn tự hỏi trong lòng, khi mình nói hoặc làm một việc gì đó thì cảm nhận của người khác sẽ ra sao?
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 41805)
-TỶ nguyện TU HÀNH rèn Lễ Bái, -MUỘI xin TINH TẤN niệm Di Đà. -HUYNH thì HỌC PHẬT, Tứ Ân nhé! -ĐỆ hứa TU NHÂN, Thập Thiện mà!
100,000