Hoài Niệm Công ĐứcThánh Mẫu Phật Giáo Hòa Hảo

26 Tháng Năm 20197:39 SA(Xem: 20052)
Hoài Niệm Công ĐứcThánh Mẫu Phật Giáo Hòa Hảo

A 0 Duc Ba Vien Tich


Mai Chân Lê Yến Dung

Vào ngày nầy cách nay đúng 52 năm; đó là ngày Thứ Sáu lúc 8 giờ 15 phút đêm mùng 2 tháng 6 năm 1967 (nhằm ngày 25 tháng 4 năm Đinh Mùi) tại ngôi Tổ Đình PGHH (tức sảnh đường Kim Sơn Phật) ở thôn Hòa Hảo quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc đã đón nhận đồng đạo khắp nơi, cũng như các Cơ quan Quân, dân, cán chính của chánh phủ VNCH đã lũ lượt về đây trong nước mắt để lễ bái, nguyện cầu cho vị “Hội Trưởng Danh Dự Tối Cao của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo” đó là bà sương phụ Huỳnh Công Bộ (nhũ danh Lê Thị Nhậm) vừa viên tịch. Đức Bà hưởng thọ được 84 tuổi.

 

Đức bà Lê Thị Nhậm đản sanh vào năm 1884 (Giáp Thân) tại xã Long Kiến, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang. Phối ngẫu với Đức Ông Huỳnh Công Bộ với một đời sống gương mẫu hiền đức và có nhiều phước lớn, nhiều duyên lành, nên Đức Bà đã được đấng thiêng liêng chọn làm cơ hóa hiện cho sắc thân vị Phật lâm phàm, đó là  Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH. Chính vì thế nên trong Thi Văn Sấm Giảng, Đức Huỳnh Giáo Chủ có nhắc nhở trong bài thi “Dặn Dò Bổn Đạo” cho biết lý do lâm phàm của Ngài:

Hạ nguơn sanh chúng ám u,

Tây phương sắc lịnh vân du Nam Kỳ.                                                               

Mượn nhằm một xác nhu mì, 

Giảng dân sáu tháng vậy thì xem sao.                                                                              

 
A 1 Duc Ong va Duc Ba Huynh Cong Bo
Ảnh Đức Ông và Đức Bà Huỳnh Công Bộ-Lê Thị Nhậm tại Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo

Đức bà Lê Thị Nhậm là thân mẫu phần xác thịt của Đức Huỳnh Giáo Chủ và cũng là người đã dầy công nuôi dưỡng phần xác thịt của Ngài từ lúc bé thơ cho đến lúc lập Đạo cứu đời vào ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão 1939 tại Thánh Địa Hòa Hảo.

Chính vì vậy mà đời Hạ Nguơn Mạt Pháp có đấng Đại giác khai sáng mối Đạo dân tộc, đưa chúng sanh vào đường tu hành chơn chánh, thiện lành, biết tôn kính đấng bề trên, hiếu hạnh với cha mẹ ông bà, vị tha và đầy lòng thương yêu, nhân từ bác ái, vẹn Tứ Ân, tròn Bát Chánh Đạo, tiến tu đến giải thoát.

Đức Giáo Chủ đã vì sanh chúng mà phải xa vắng trong lặng lẽ tại Rạch Đốc Vàng Hạ vào ngày 25 tháng Hai nhuần năm Đinh , phái sau là cô Năm Huỳnh thịHợi (1947) và từ khi Đức Ông viên tịch vào ngày 6 tháng 3 năm 1961, Đức Bà là người đã gánh vác tất cả gánh nặng của mối Đạo, vì thế mà suốt trong những giai đoạn thăng trầm của đất nước và Đạo giáo, Đức Bà đã lèo lái  để chung chịu tất cả gian lao nguy hiểm.

Chính dưới sự hướng dẫn sáng suốt của Đức Bà nên vào năm 1963, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo đã tái lập lại các cơ cấu của Ban Trị Sự. Từ đó Đức Bà là Hội Trưởng Danh Dự Tối Cao của Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo.

Đức Bà đã dùng uy tín sẵn có và trí huệ siêu phàm để điều hành và giải quyết nhiều trường hợp khó khăn bế tắc từ trong nội bộ Giáo hội cho đến Chánh quyền. Chính vì vậy mà cơ cấu Phật Giáo Hòa Hảo đã phát triển vô cùng lớn mạnh. Đã tạo nhiều thiện cảm hầu hết với các tôn giáo bạn và hằng triệu tín đồ PGHH bởi những quyết định cứng rắn nhưng uyển chuyển và nhân từ.

Người ta còn nhớ cái thuở xưa ấy, thời Đức Thánh Mẫu Phật Giáo Hòa Hảo điều hành giáo sự, cả vùng Thánh Địa và các tỉnh thành lân cận nép mình dưới dòng chảy hiền hòa của sông Tiền Giang, bên những cánh đồng xanh mướt hạt lúa thơm trĩu nặng, dân chúng đã sống trong yên ấm, đâu đâu người ta cũng thấy những nụ cười thương yêu hòa ái, nhà ngủ không cần đóng cửa, vì nơi ấy không còn lòng tham lam ích kỷ; thay vào lòng phước thiện, sẵn sàng hy sinh để giúp đỡ lẫn nhau, luôn ghi nhớ lời vàng ngọc mà ân sư đã giáo hóa cho tín đồ của Ngài:

Của dư cho mượn mới là,                                                                                     

Hảo tâm bố thí Ngọc tòa được lên.

A 14 lang Hoa Hao Tranh Cao Hoang Sao 6

 Tối đến trước bàn Thông thiên của mỗi nhà bao giờ cũng sáng đèn bởi những ngọn nến lung linh bên cạnh bình hoa ngạt ngào hương thơm cúng Trời Phật, người ta niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng cho thế giới được an bình, không ganh ghét hận thù. Khắp nơi không còn nghe thấy tiếng súng đạn gầm thét trong cuộc chiến đẫm máu giữa huynh đệ tương tàn bởi những nhóm người, nhóm đảng phái vô minh tăm tối.

Đức Bà luôn thể hiện lòng từ bi chan chứa yêu thương rộng lớn cho tất cả tín đồ, đồng bào dân tộc, luôn thừa hành thông điệp của Đức Huỳnh Giáo Chủ để mang chánh pháp cho khối tín đồ PGHH, cũng như nhân loại chúng sanh trong lúc Đức Thầy vẫn còn xa vắng.  

Thế rồi Đại lễ an táng của Đức Bà được cử hành một cách thật là trọng thể tại ngôi Thánh địa Hòa Hảo vào lúc 10 giờ sáng ngày Chủ Nhật mùng 4 tháng 6 năm 1967 (nhằm ngày 27 tháng 4 năm Đinh Mùi).

Trời hôm ấy rất là buồn, bởi trời vừa rạng sáng bỗng những cơn gió cực lạnh nổi lên mang theo những hạt mưa trĩu nặng, cả vùng Thánh Địa hình như lênh láng tràn đầy bởi những giọt lệ trời sầu đã hòa lệ cùng với hàng triệu tín đồ PGHH cũng như các cấp Chánh quyền khắp nơi đổ xô về trong nước mắt cho ngày Đại tang của Đức Bà kính mến.

Người ta nhận thấy các phái đoàn: Ủy Ban Lãnh đạo Quốc gia do Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu đại diện, Ủy ban Hành pháp Trung Ương, Phái đoàn đại diện Đại tướng Cao Văn Viên Tổng Tham mưu trưởng quân lực VNCH, Phái đoàn vùng 4 chiến thuật,  Phái đoàn khu 41 chiến thuật, Chuẩn tướng Lâm Quang Thi Tư Lịnh Sư đoàn 9, Thiếu Tướng Nguyễn văn Mạnh, Phái đoàn đại diện Tổng nha Cảnh sát Quốc Gia, Quí vị Ủy viên trong Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, Phái đoàn Quốc Hội và An ninh quân đội, Cụ Phan Khắc Sửu Chủ Tịch Hội Lập Hiến, Quí dân biểu Quốc hội Lập hiến, Các vị Tỉnh Trưởng, Quận Trưởng, các vị phó Tỉnh: Châu đốc, An Giang, Kiến Phong, Kiên Giang, Phong Vinh, Vĩnh Long, Chương Thiện v.v..

Các Tôn giáo bạn gồm: Phái đoàn Giáo Hội Cao Đài Thánh Thất Tây Ninh, Phái Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Phái đoàn Thiên Chúa Giáo, Phái đoàn Sư Sãi người Việt gốc Miên, Phái đoàn Tôn Giáo Người Việt gốc Chàm, Phái đoàn Ủy Ban Tranh Đấu Cách Mạng Dân Chủ, Phái đoàn Việt Nam Quốc Dân Đảng, Phái đoàn Việt Nam Nghĩa sĩ đoàn, Phái đoàn Hội đồng Tôn Giáo Việt Nam.v.v…

Ngoài ra còn có Ông Nelson cùng với phái đoàn ngoại quốc đại diện Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

 

 A 5 Duc Ba Tiep Phai doan Chanh Phu

Đức Bà và Cô Năm Huỳnh thị Kim Biên đang tiếp phái đoàn Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa tại Tổ Đình.
Người ngồi bên  phải của Đức Bà và hai tay đang đặt lên gối là Ông Nguyễn văn Thiệu,
lúc bấy giờ đang là Trung Tướng Chủ tịch Ủy Ban Lãnh đạo Quốc gia.

Trung Ương Giáo Hội PGHH còn nhận được  rất nhiều Công điện của các cơ quan chánh phủ, đặc biệt trong đó có Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia với nguyên văn:

“Tôi vô cùng xúc động hay tin Đức Bà Hội Trưởng Danh Dự Tối Cao từ trần tại Thánh Địa Hòa Hảo. Lúc sanh thời, Đức Bà chẳng những là bậc chân tu đáng kính mà còn là một vị lãnh đạo tinh thần sáng suốt được Giáo Hội và toàn thể tín đồ sùng bái. Cho nên sự ra đi của Đức Bà đem lại nhiều đau buồn cho Giáo Hội và gieo nhiều tiếc thương trong lòng toàn thể tín đồ.

“Nhân danh Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia và riêng tôi, chân thành gởi lời phân ưu với Giáo Hội và toàn thể tín đồ cùng tang quyến”.

Điện thư của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất như sau:

“Tôi vô cùng xúc động hay tin Đức Bà vừa tạ thế, thay mặt Giáo Hội PGVNTN và riêng tôi xin kính lời phân ưu cùng quí Ban Trị Sự và toàn thể Giáo Hội. Cầu nguyện hương linh Đức Bà tiêu diêu nơi cực lạc. (Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội PG Viện Nam Thống Nhất, Thượng tọa Thích Tâm Châu).

Ngoài ra còn các Điện thư của Chỉ huy Trưởng Trung Tâm Huấn luyện Chi Lăng, Chỉ huy Trưởng Trung Tâm Huấn luyện Cao Lãnh và rất nhiều điện thư của các cấp cơ quan trong chánh quyền VNCH tới tấp đến từ những lòng yêu thương, tiếc nuối vị Thánh Mẫu đáng kính.

Khắp vùng Thánh Địa Hòa Hảo nhà nhà đều rũ cờ tang, trên cao là cờ màu nâu của cờ Đạo, bên cạnh cờ Việt Nam Công Hòa. Lập bàn hương án để cầu nguyện cho hương linh của Đức Bà theo nghi thức Vô vi đúng theo giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Không nhận phúng điếu, không dùng sắc tướng thinh âm, không đốt giấy vàng mã, không khóc kể lể để làm trở ngại giác linh trên đường siêu thoát.

Trong giờ phút tang lễ thực là trang nghiêm, yên tịnh. Thân quyến và các Trị Sự viên cao cấp của Giáo Hội luân phiên túc trực hầu linh cữu suốt thời gian trước khi di quan.

Đúng 9 giờ 30, tôn quyến của Đức Bà làm lễ trước linh cữu, kế tiếp là các cấp Trị Sự Trung Ương Giáo Hội PGHH, Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, Tập đoàn Cựu chiến sĩ Dân Xã Hòa Hảo, Hội Cựu Quân Nhân lần lượt lễ bái cùng các cơ quan các cấp của chánh phủ Việt Nam Công Hòa…

Và đây là lời điếu văn của Ông Trần Văn Tươi (Chánh thư ký Trung Ương Giáo Hội) qua ngấn lệ nghẹn ngào, tán thán công đức vô lượng của Đức Bà đã ban cho Giáo Hội có đoạn như sau:

A 10 Tran Van Tuoi


“Từ nay chúng con biết tìm ai để xin những lời phán dạy sáng suốt khi gặp khó khăn nghiêm trọng, từ nay chúng con biết nghe đâu những Thánh Lịnh vàng ngọc chỉ dạy chúng con, và ai là người sẽ ban Thánh huấn để chỉ dạy chúng con”.

A 8 Lam Dong Thanh


Chúng ta cũng nghe Ông Lâm Đồng Thanh nghĩa tế của Đức Bà ngỏ lời cùng quan khách:

“Nếu đại tang hôm nay làm cho hằng triệu tín đồ PGHH đau đớn bao nhiêu thì sự hiện diên đông đủ của quí vị để phân ưu, cầu nguyện đưa linh cữu Đức Bà chúng tôi lại làm cho đoàn thể chúng tôi được an ủi bấy nhiêu.”

Con đường dài từ Ngôi Thánh Địa đến phần mộ của gia tộc họ Huỳnh với hàng hàng lớp lớp biển người san sát vào nhau, đi giữa hai bên rừng hoa tang trắng và hàng ngàn những điếu văn thương tiếc, dầy đặc, với những dòng lệ tang thương, họ đang thiết tha nhìn linh cữu của Đức Bà. Phần trên đã được phủ bằng bức Trần Dà, màu tượng trưng chánh thức của Giáo Hội, trong bàng hoàng tiếc nuối với những lời cầu nguyện rất to và rõ rệt:“Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, tam thập lục vạn ức, nhứt thập nhứt vạn, cửu thiên ngũ bá, đồng thanh đồng hiệu, đại từ đại bi, tiếp dẫn giác linh Đức Bà - A Di Đà Phật”.
A 13 Ban Thong Thieng Tranh Cao Hoang Sao 5

Lời cầu nguyện thiết tha dịu dàng, hòa cùng tiếng gió nhẹ lay, đong đưa cành trúc, bên cạnh ngôi mộ của cố Đức Ông, nằm tự tại dưới rặng thùy dương bốn mùa réo rắt nhạc gió vi vu, tạo thành âm thanh hòa tấu của khúc nhạc Trời thật là êm ả…thấp thoáng đâu đây bóng hình của vị Thánh Mẫu thật nhân từ, độ lượng, đang trong khói trầm hương, nghi ngút quyện bay thật là huyền ảo, thần tiên.

Giờ đây giây phút tiễn đưa sau cùng, chúng con trong số hằng triệu tín đồ PGHH, cùng quỳ xuống đây, đau đớn gửi vào cõi tịnh những chiếc lạy, những lời kinh vĩnh biệt và với hầu hết những người có mặt trong giờ phút thiêng liêng nầy, không một ai ngăn được dòng lệ, vì từ đây họ đã cảm thấy bơ vơ, không còn gặp Đức Bà nữa mỗi khi về Tổ Đình. Không còn nữa những Thánh lịnh, những lời phán dạy ân cần cho tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, trong khi Đức Huỳnh Giáo Chủ vẫn còn nơi phương trời xa vắng…

Chúng con một lần nữa xin cúi đầu, xin tiễn biệt Đức Thánh Mẫu kính yêu của hằng triệu tín đồ PGHH, một lần cắn chặt bờ môi ngăn những giọt mặn đang tuôn chảy trên má, xúc động nhớ đến Đức Tôn Sư đang vượt gió núi mây ngàn đến từ Tây phương, một cõi trời xa thẳm, tiếp dẫn Đức Bà. Và chúng con vẫn còn văng vẳng tiếng lòng của Đức Huỳnh Giáo Chủ:

Thương lê thứ tới hồi khổ não.                                                                            

Thầy lạc tớ không ai chỉ bảo,                                                                                 

Như vịt con dìu dắt nhờ gà.

Lê Yến Dung

(26/5/2019  - Nhân kỷ niệm Lễ Giỗ thứ 52 ngày Đức Bà viên tịch) 

 

   A 11 Phan Uu cua Giao Hoi Phat Giao Hoa Hao 1967 a

 

 A 12 Phan Uu cua Giao Hoi Phat Giao Hoa Hao 1967 b

 

 

 

 

   

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Mười Một 20166:50 SA(Xem: 18822)
Trần văn Lợi: Đối với bậc vĩ nhân, tinh thần biết khổ còn là động lực thúc đẩy họ thực hiện sứ mạng cứu thế. Nhìn cảnh “Bể trần sóng cuộn lao xao” Đức Huỳnh Giáo Chủ đã từng “Xông thuyền bát nhã lướt vào một phen”
06 Tháng Mười Một 20166:19 SA(Xem: 20643)
Đức Thầy khuyên tu để tránh khổ: “Vậy sớm mau kiếm chữ Ma-Ha, Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa.
28 Tháng Chín 201610:40 CH(Xem: 25124)
Nguyễn Trung Trực là một vị anh hùng dân tộc đã hi sinh anh dũng cho nghĩa cả cứu nước, cứu dân. Tên thật là Nguyễn Văn Lịch, thường gọi Chơn, sinh năm 1837
23 Tháng Chín 20168:57 CH(Xem: 21483)
Cán bộ, nhân viên y tế các ban ngành trong bệnh viện chú hai hồi thu nhận hoàn toàn là tín đồ PGHH, một là chú biết rõ lai lịch người tốt, hai là do các Ban Trị Sự PGHH giới thiệu đề nghị vào làm, nên hầu hết cán bộ nhân viên y tế đều có tâm hồn đạo Đức PGHH.
22 Tháng Chín 20166:48 SA(Xem: 20493)
Trời chưa thiệt sáng, Hương tranh thủ ra sân hái bông cúng rằm trước khi đi chùa lễ Phật. Sân bông nay trổ rộ mà nhứt là trên những buội bông Trang có ba màu Đỏ, Trắng, Vàng trồng liền nhau vun lên trông đẹp mắt.
16 Tháng Chín 201611:21 CH(Xem: 24248)
Sao gọi là Chức Sắc? - Chức là quyền tước có đẳng cấp, thuôc về bực trên trong một cơ quan hay một tổ chức (đời hoặc đạo). - Sắc là tài giỏi có năng lực, có trí huệ.
16 Tháng Chín 20169:44 CH(Xem: 26386)
Quang cảnh lễ chùa Tòng Sơn năm nay 2016 khá tưng bừng, bà con các nơi về dự lễ rất đông khiến nên tỉnh lộ An Giang – Sài Gòn, từ chợ Cái Tàu Thượng đến bảng đề đường vào chùa Tòng Sơn chính lễ trên dưới hai ngàn mét xe cộ dập dìu còn từ tấm bảng đầu đường rẻ vào chùa Tòng Sơn ước chừng năm trăm mét, rộng độ hơn ba mét mà khách dự lễ cứ chen lách nhau mà đi.
14 Tháng Chín 20168:27 SA(Xem: 19234)
Một vấn đề mà từ nhiều triệu thế kỷ đến nay đã gắn liền và gần như đồng hóa hẳn với nhơn loại nói riêng và tất cả sinh vật nói chung, ấy là lẽ sống .
13 Tháng Chín 20164:09 CH(Xem: 17151)
Thấm nhuần giáo lý tứ ân của Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo, người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) luôn thành kính nhớ ơn những bậc tiền bối, những người đã cống hiến cuộc đời mình cho đạo pháp và dân tộc.
13 Tháng Chín 20163:54 CH(Xem: 18012)
Từ khi con biết lái xe cũng là lúc Bà cháu mình có thêm nhiều kỷ niệm. Con nhớ, mỗi dịp Xuân về, Bà cháu mình thường hẹn hò nhau qua điện thoại để đi chợ Tết mua hoa trang trí cho hội quán để đón mùa Xuân về.
100,000