ĐỨC TÁNH TỪ BI

30 Tháng Giêng 201810:21 SA(Xem: 19842)
ĐỨC TÁNH TỪ BI


IMG_1658Nguyễn Văn Lía

 

          Xưa Đức Phật từng bảo : “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh”. Nghĩa là tất cả chúng sanh đều có tánh Phật. Hiểu như thế nên có người hỏi:  Như vậy tại sao chúng sanh chẳng thành Phật ?

          Xin thưa : Vì bởi vô minh vọng tưởng che mờ Phật tánh, nên mới có giành giựt tranh đấu lẫn nhau, gây ra cảnh tương tàn tương sát. Làm mất hẳn đức tánh từ bi rồi phải lăn lộn trong cảnh trầm luân khổ hải.

          Vì thế, Đức Phật cũng như Đức Thầy từng khuyên nhân sinh phải trở lại với tâm hồn từ bi sẵn có của mình. Bàng bạc trong Thi Văn Giáo lý của Đức Thầy, chúng ta thấy Ngài cho biết tâm Từ Bi có một giá trị rất cao quí, dù cho ngọc ngà châu báu cũng không bì kịp :   

                                                “Tâm Từ Bi sánh thể ngọc ngà,

                                                  Trong các báu khó bì tánh thiện.”

          Vậy Từ Bi là gì ? Theo nghĩa thông thường: Từ là hiền lành, Bi là thương xót. Kinh Phật có câu: “ Từ năng giữ nhứt thiết chúng sanh chi lạc, Bi năng bạt nhứt thiết chúng sanh chi khổ”. Nghĩa là đức Từ thường hay ban vui cho chúng sanh, đức Bi thường hay cứu khổ cho muôn loài.

          Theo giáo lý PGHH, ĐứcThầy Ngài có minh giải như vầy “ Đức Từ : Phật đối với chúng sanh như mẹ với con, lúc nào cũng lo lắng đến, hết lòng dìu dắt dạy dỗ, không nỡ để cho chúng sanh sa vào đường tội lỗi mà chịu khổ não”. “Đức Bi: nếu chúng sanh nào dạy dỗ chẳng nghe làm điều độc ác để phải tội, thì Phật chẳng vì thế mà ghét bỏ lại thương xót không cùng”.


IMG_0828

         
Vậy người có đức tánh Từ Bi, thực hành đức tánh Từ Bi thường hòa mình vào sự sống của tất cả mọi loài, đem lại cho họ những nguồn vui chân thật. Chớ không phải cầu an tiêu cực, như số người bàng quan chỉ nhìn qua loa lầm tưởng, là “ngồi yên” một chỗ.

          Muốn thấu đáo hơn, chúng ta hãy đưa tầm nhãn quang về quá khứ xa xưa, nghiệm xét qua đời sống của Đức Thích Ca, cũng như vĩ nghiệp cuộc đời của Ngài và gương phẩm của Đức Huỳnh Giáo Chủ trên phương diện ngôn hành và sự thể hiện cao khiết của đức tánh Từ Bi.

          Đức Phật Thích Ca lúc chưa đắc đạo. Ngài còn là Thái Tử là người con độc nhứt của Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Da, nhưng Ngài đã gát bỏ tất cả những gì mộng đẹp, hầu đeo đuổi một tâm hạnh Từ Bi, thương yêu nhân sinh đáo để. Nên chi Ngài xuất gia tầm đạo giải thoát và sau khi đắc đạo rồi, cũng vì lòng Từ Bi mà Ngài đã phát thệ : “ Hữu nhứt chúng sanh bất thành Phật quả, ngã thệ bất thành Phật”…

          Đến Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng thế. Sỡ dĩ Ngài không chịu “…ngồi nơi ngôi vị hưởng quả bề đề trường thọ, mà còn len lõi xuống chốn hồng trần để chịu cảnh chê khen”. Bởi Ngài có tấm lòng “từ ái chứa chan, thương bách tính tới hồi tai họa”. Phương chi, nên mọi tai nạn dập dồn khi đưa đến, nhưng Ngài cũng không nãn chí trên đường cứu độ chúng sanh, mà hằng thệ nguyện rằng:

“Nếu chừng nào khai thông đại đạo,

Đuốc Từ Bi rọi khắp cả nhân gian.

Bể trầm luân khô cạn sáu đàng,

Tăng sĩ mới trở về nơi thanh tịnh”.


IMG_0833

         
Vậy hôm nay chúng ta muốn thực hiện lòng Từ Bi phải làm thế nào ? Theo thiển kiến chúng tôi có vài điểm cương yếu để thi thố đức Từ Bi, mà kinh Phật và Đức Thầy hằng dạy:

          1/- Chứa ác sát sanh:  Vì sự giết chóc mạng sống của muôn loài vạn vật là việc làm mất hẳn đạo tâm, mất cả lòng từ bi và tâm bình đẳng. Đức Lục Tổ Huệ Năng đã dạy:

“ Muôn loài đều có đạo,

  Chớ sát hại loài nào”.

          Đức Thầy cũng dạy : “…Hãy tha thứ cho chúng, hãy dung dưỡng chúng, và nhứt là đối với gia súc: trâu, bò, ngựa, chó, mèo…” Chẳng khá sát hại  (…)

(…) Tóm lại không có sự sát sanh vô cớ nào có thể tha thứ được và trong những ngày chay lạt hãy cử hẵn !

Đó chẳng phải các Ngài đã thể hiện đức tánh Từ Bi sao?!

          2/- Mở lòng từ thiện bố thí giúp đời: Đọc tác phẩm “Khuyên người giàu lòng phước thiện”, ta thấy trong đó Đức Giáo Chủ tha thiết kêu gọi thiện tâm  của những người giàu lòng tín thí, giúp đỡ nhân sinh trong những năm mất mùa.

          Qua lời chân thành, Ngài dạy:

                                    “ Việc nhà quí bạn đã xong,

                             Hiệp nhau làm phước rõ lòng hiền nhơn”.

          Và kết luận tác phẩm ấy, Ngài truyền phán :

                             “ Khá thương những kẻ bần cùng,

                           Tâm lành dư của hãy dùng vào đây”.

          Tóm lại, Từ Bi không phải là cầu an tiêu cực, ngồi thừ một chỗ như có số người lầm tưởng, mà là một phương pháp hữu hiệu nhứt. Vì người tu khi thể hiện đức tánh Từ Bi là đã xả kỷ lợi tha thương yêu sanh mạng muôn loài, biết giúp đỡ những kẻ nguy nàn thiếu thốn từ vật chất đến tinh thần và nên hiểu rằng tâm Từ Bi là nguyên nhân phát tâm bồ đề, mà tâm bồ đề là cốt tủy của sự thành chính giác. Ta hãy nghe lời khuyên tấn của  Đức Giáo Chủ:

“ Nhớ Từ Bi hai chữ ngâm nga,

   Dầu làm lụng cũng là trì chí”.

Và hằng luôn ghi nhớ:

                 Từ Bi Trời Phật độ quần sanh

                 Cứu khỏi tai ương vạn sự lành

      Đệ tử gội nhuần ơn đức cả

      Chúng thân quyết chí dốc làm lành.

         

 

 IMG_1657IMG_1656

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Giêng 202111:10 SA(Xem: 17951)
Đạo Phật giáo Hòa Hảo được khai sáng tại làng Hòa Hảo, quận Tân châu, tỉnh Châu đốc, Việt Nam, từ đó phát triển bành trướng ở miền Tây Nam Việt, nhứt là tại 15 tỉnh miền Tây. Đặc biệt đây là những tỉnh đồng bằng thuộc châu thổ sông Cửu Long, giáp nước Cao miên, được mệnh danh là vựa lúa của Việt Nam.
14 Tháng Mười 202012:11 SA(Xem: 17513)
Do mối liên hệ với Bửu Sơn Kỳ Hương, ông Nguyễn Trung Trực được tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tôn vinh là Thượng Đẳng Đại Thần, trong nghi lễ thờ phượng các bậc anh hùng liệt sĩ của đất nước và mỗi khi cúng lạy đều cầu nguyện oai linh của Ông trong bài nguyện Qui y
29 Tháng Ba 20201:12 CH(Xem: 15047)
Phật Giáo Hòa Hảo là một vết dầu loang âm thầm bằng sức mạnh của tình thương và lòng từ thiện. Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã thực thi những gì mà Đức Tôn Sư của mình răn dạy. Một miền Tây trù phú, một khối lượng dân tộc đầy nội lực, một sức mạnh âm ỉ ngấm ngầm càng ngày càng được hun đúc trong lòng dân tộc.
25 Tháng Hai 202010:43 SA(Xem: 13644)
Người muốn tu, sửa thật sự, muốn bước vào con đường giác ngộ trong đời sống cần tự phân biệt lúc nào mình tu tập cải sửa và lúc nào mình hành sử sinh hoạt tôn giáo.
18 Tháng Sáu 20197:09 SA(Xem: 19740)
KÍNH đức TÔN SƯ rãi pháp mầu MỪNG cho nhân loại khắp đâu đâu ĐẠI ân khó lấy gì đem sánh LỄ bái y hành nguyện một câu
26 Tháng Năm 20197:39 SA(Xem: 21101)
Đức bà Lê Thị Nhậm là thân mẫu phần xác thịt của Đức Huỳnh Giáo Chủ và cũng là người đã dầy công nuôi dưỡng phần xác thịt của Ngài từ lúc bé thơ cho đến lúc lập Đạo cứu đời vào ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão 1939 tại Thánh Địa Hòa Hảo.
23 Tháng Năm 20199:23 CH(Xem: 18965)
Chú Năm họa sĩ Cao Hoàng Sao, nằm êm niệm Phật khoảng 30 phút. Tới 2 giờ 45 phút xuôi tay niệm Phật nhẹ nhàng rồi ra đi. Chú hưởng thọ được 62 tuổi.
12 Tháng Năm 20197:02 SA(Xem: 21713)
Năm nay kỷ niệm lần thứ 93 ngày viên tịch Đức Ông Ba Nguyễn Văn Thới, cũng được tổ chức tưng bừng náo nhiệt, rực rỡ hoa đèn, ngạt ngào hương hoa phẩm vật quí hiếm, với tất lòng thành dâng lên hiến lễ tri ân bậc “Vĩ Nhân Đạo Đức” đã suốt đời tận tụy gian lao.
12 Tháng Tư 201910:37 SA(Xem: 17336)
Đức Thầy cho biết trong thời gian Ngài vắng mặt, tín đồ phải chịu nhiều gian lao thử thách cam go, cũng là lúc lọc lừa coi "Ai thiệt tánh ai người giả đạo", "Ai thảo hiền ai lỗi đạo nhà".
26 Tháng Ba 20195:19 SA(Xem: 22535)
Vì non sông đạo pháp đã anh dũng hy sinh nơi chiến khu oanh liệt, trong công cuộc đánh đuổi xâm lăng giữ an bờ cõi, dưới ngọn cờ trung nghĩa của vị anh hùng dân tộc đức độ tài ba. Ngài được tôn xưng là Đức Cố Quản, một đại đồ đệ thứ nhứt, trong thập nhị hiền thủ của Đức Phật Thầy Tây An.
100,000