"Ai mà ăn ở nghinh-ngang,
Tà ma yêu quỉ đón đường phân thây."
(SGNĐ Cuốn 01-045)
"Gian tà ăn ở dọc-ngang,
Tru di tam tộc đặng răn nịnh thần."
(SGNĐ Cuốn 02-081)
"Tòa vàng ăn ở vững bền,
Khỏi lo lao lý dưới miền trần gian."
(SGNĐ Cuốn 03-031)
ĂN TRỘM
"Ăn trộm ăn cướp sống dai,
Chưởi mắng nó hoài mà thấy chết đâu."
(SGNĐ Cuốn 03-151)
"Tu niệm nhiều kẻ thả trôi,
Ăn trộm ăn cướp sao không thôi dùm."
(SGNĐ Cuốn 03-176)
ĂN UỐNG
"Heo kia ăn uống ngao du,
Nhảy hoành gầm giỡn rừng thu vui vầy."
(SGNĐ Cuốn 09-215)
"Dối gian quyên tởi của người,
Đem về ăn uống vui cười nghinh-ngang."
(SGNĐ Cuốn 11-160)
ÂM
ÂM BINH
"Lại có một mối âm binh,
Làm đau nhiều chứng trong mình chẳng an."
(SGNĐ Cuốn 02-025)
"Kẻ thời bị thú bắt ăn,
Người thời lại bị âm binh chạy nhào."
(SGNĐ Cuốn 03-008)
"Nếu ai mà chẳng tin lòng,
Nữa sau lại bị âm binh hại rày."
(SGNĐ Cuốn 04-274)
ÂM DƯƠNG
"Chuyện đời khó dạy biết bao,
Âm dương lộn lạo tổn hao thế-trần."
(SGNĐ Cuốn 08-244)
"Âm dương Tạo-Hóa xây vần,
Tu hành thì khỏi mười phần lao đao."
(SGNĐ Cuốn 09-173)
"Cõi trần ít kẻ hiền lương,
Cho nên lộn lạo âm dương vậy mà."
(SGNĐ Cuốn 10-148)
ÂM HAO
"Thân tôi khó biết dường bao,
Thương đời tỏ hết âm hao cho đời."
(SGNĐ Cuốn 03-108)
"Chư Thần tâu hết âm-hao,
Tâu qua Ngọc-Đế thấp cao cho tường."
(SGNĐ Cuốn 04-081)
ÂM NHƠN
"Ba là hạ giái Diêm Quan,
Thập Vương ngũ Vị quản hàng âm nhơn."
(SGNĐ Cuốn 11-188)
ÂM PHỦ
"Khi sống khinh ngạo Thiên Đình,
Thác xuống Âm Phủ hành hình thâm oan."
(SGNĐ Cuốn 09-266)
"Ở trên dương-thế nghinh-ngang,
Thác xuống Âm Phủ có an bao giờ."
(SGNĐ Cuốn 09-268)
ẤM
ẤM ÁO
"Chừng nào chúa Thánh lên ngôi,
Trên vua ấm áo dưới tôi no lòng."
(SGNĐ Cuốn 03-324)
ẤM NO
"Quý Dậu có Phật ta bà,
Vạn dân thiên-hạ nhà nhà ấm no."
(SGNĐ Cuốn 05-120)
"Quý Dậu có Phật ta bà,
Thái bình bá-tánh nhà nhà ấm no."
(SGNĐ Cuốn 06-092)
"Đừng thấy tu niệm chê cười,
Chê cười nào có ấm no bao giờ."
(SGNĐ Cuốn 06-126)
"Nhâm Quý chư Phật ta bà,
Nhơn vật thiên-hạ nhà nhà ấm no."
(SGNĐ Cuốn 08-122)
"Niệm Phật thì đặng ấm no,
Khỏi nơi đói lạnh mà lo nỗi gì."
(SGNĐ Kệ 02-091)
ÂN
ÂN CẦN
"Làm đau nhiều bịnh muôn phần,
Cho nên Phật-Tổ ân cần ra đi."
(SGNĐ Cuốn 01-010)
"Phật sai tôi phải ân cần,
Rao truyền đạo chánh cho dân tu trì."
(SGNĐ Cuốn 01-041)
"Năm nay phải kíp ân cần,
Giáo truyền khắp hết xa gần tu thân."
(SGNĐ Cuốn 01-061)
"Rán mà niệm Phật ân cần,
Bằng không tu niệm phải lâm tai nàn."
(SGNĐ Cuốn 01-093)
"Lạy cầu chư Phật chư Thần,
Cửu-Huyền Thất-Tổ ân cần chẳng sai."
(SGNĐ Cuốn 02-034)
"Truyền cho hộ vệ ân cần,
Đôi hàng chư vị các lân ứng hầu."
(SGNĐ Cuốn 03-119)
"Thích-Ca mới hỏi ân cần:
"Cớ sao Hoàng-Đế tu thân làm gì?""
(SGNĐ Cuốn 04-019)
"Chư Thần nghe dạy ân cần,
Lui về cung-điện thế-trần tuần xem."
(SGNĐ Cuốn 04-073)
"Rán mà tu niệm ân cần,
Đặng mà coi hội Long-Vân trên Trời."
(SGNĐ Cuốn 05-023)
"Sư Vãi vội vã ân cần,
Đi hết khắp cả cõi trần giáo khuyên."
(SGNĐ Cuốn 09-009)
"Như ai sớm biết ân cần,
Tu thân tích đức mười phần thảnh thơi."
(SGNĐ Cuốn 11-139)
"Niệm Phật thì phải ân cần,
Thức khuya dậy sớm tay lần hột châu."
(SGNĐ Kệ 02-011)
"Niệm Phật Phật độ ân cần
Lâm cơn nguy hiểm có người cứu an."
(SGNĐ Kệ 02-039)
"Bền lòng niệm Phật ân-cần,
Gắng công tu niệm cũng bằng bạc muôn."
(SGNĐ Cuốn 01-127)
"Người đà hết dạ ân-cần,
Già trẻ sao chẳng tu thân mà nhờ?"
(SGNĐ Cuốn 06-101)
ẨN
ẨN HÌNH
"Niệm Phật có Phật Như-Lai,
Bình an yêu quái ẩn hình trong thân."
(SGNĐ Kệ 02-036)
ẨN MÌNH
"Hạ-Nguơn lục thập nhứt niên,
Thầy đà về cõi Tây-Thiên ẩn mình."
(SGNĐ Cuốn 04-002)
"Ất-Sửu ác thú lộ trương,
Ẩn mình rừng rậm chưa ra chán chường."
(SGNĐ Cuốn 05-018)
ẨN NÚP
"Chừng nào Thánh-Chúa bước sang,
Người hiền ẩn núp nghinh-ngang ra tài."
(SGNĐ Cuốn 03-298)
ẨN SĨ
"Các vị quan trấn thở than,
Lên non ẩn sĩ cho an một bề."
(SGNĐ Cuốn 04-008)
ẨN THÂN
"Ghét đứa dối thế rằng tu,
Ghét lũ làm biếng cạo đầu ẩn thân."
(SGNĐ Cuốn 11-158)
ẤN
ẤN RỒNG
"Vân-Tiên mắc nạn mấy lần,
Ngày sau người đặng ấn rồng trị dân."
(SGNĐ Cuốn 07-068)
ẤT
ẤT-SỬU
"Giáp-tý cơ cuộc chưa rồi,
Bước qua Ất-Sửu khổ thôi nhiều bề."
(SGNĐ Cuốn 02-012)
"Ngồi buồn bắt mạch xem sao,
Giáp-tý, Ất-Sửu chuyện mau bây giờ."
(SGNĐ Cuốn 03-002)
"Giáp-tý chưa có bao nhiêu,
Qua năm Ất-Sửu bịnh đa đói nhiều."
(SGNĐ Cuốn 03-188)
"Trung-Ương Ất-Sửu có dông,
Hiền từ Phật độ cũng không lụy mình."
(SGNĐ Cuốn 03-259)
"Ất-Sửu Phiên-Quốc chiến-chinh,
Qua năm Đinh-Mão nam đình giao ngôi."
(SGNĐ Cuốn 04-003)
"Ất-Sửu nầy xuất tướng trung,
Bính-Dần nhiều bực anh-hùng ai đương."
(SGNĐ Cuốn 05-013)
"Ất-Sửu ác thú lộ trương,
Ẩn mình rừng rậm chưa ra chán chường."
(SGNĐ Cuốn 05-017)
"Một điềm ba sắc chẳng lành,
Ất-Sửu tháng tuất giờ thân không hiền."
(SGNĐ Cuốn 08-008)
ÂU
ÂU CA
"Mấy người làm phước làm nhân,
Long-hoa một hội quân thần âu ca."
(SGNĐ Cuốn 02-084)
BA
BA CÂU
"Đọc rồi phải niệm ba câu,
Có biên câu niệm khẩn cầu dưới đây."
(SGNĐ Kệ 02-109)
BA CHỤC
"Thuở xưa sáu chục bạc đầu,
Đời nay ba chục tóc râu bạc nhiều."
(SGNĐ Cuốn 07-024)
BA CÕI
"Lại sai Thái Tử Na Tra,
Ngụy Trưng Thần tướng chầu ba cõi rày."
(SGNĐ Cuốn 08-162)
"Lại sanh Tam Giáo Tam Nguơn,
Lại sanh ba cõi rõ ràng nào sai."
(SGNĐ Cuốn 11-184)
BA CUNG
"Chưởi rủa réo hết gần xa,
Ông kia bà nọ đủ mà ba cung."
(SGNĐ Cuốn 11-062)
BA SẮC
"Điềm hiện ba sắc tam quang,
Sắc đỏ sắc vàng lại với sắc xanh."
(SGNĐ Cuốn 08-005)
"Một điềm ba sắc chẳng lành,
Ất-Sửu tháng tuất giờ thân không hiền."
(SGNĐ Cuốn 08-007)
BA TÔI
"Đờn kia ai nỡ dứt dây,
Ba tôi thì cũng theo Thầy không buông."
(SGNĐ Cuốn 06-140)
BA TỚ
"Chừng nào nước chảy đông nguồn,
Một thầy ba tớ hết tuồng lao-đao."
(SGNĐ Cuốn 03-276)
"Nào khi nắng bụi bay tuông,
Một Thầy ba tớ chẳng buồn lại vui."
(SGNĐ Cuốn 06-136)
BA VIỆC
"Một điềm ba việc đảo huyền,
Hăm bảy tháng nầy phút lại hiện ra."
(SGNĐ Cuốn 08-009)
BÀ
BÀ HỎA
"Rủa kêu Cố Hỉ thượng-cung,
Bà Hỏa, Bà Thủy lại kêu Thánh Thần."
(SGNĐ Cuốn 08-064)
BÀ HỒNG
"Năm non bảy núi Bà Hồng,
Ôn Hoàng Dịch Lệ lại kêu bảy Bà."
(SGNĐ Cuốn 08-065)
BÀ NỌ
"Chưởi rủa réo hết gần xa,
Ông kia bà nọ đủ mà ba cung."
(SGNĐ Cuốn 11-062)
BÀ THỦY
"Rủa kêu Cố Hỉ thượng-cung,
Bà Hỏa, Bà Thủy lại kêu Thánh Thần."
(SGNĐ Cuốn 08-064)
BÁ
BÁ-HỘ
"Có ăn lại ở hãnh kiêu,
Nói mình bá-hộ khi chê kẻ nghèo."
(SGNĐ Cuốn 07-026)
BÁ-SĨ
"Thương thay bá-sĩ vậy mà,
Bơ vơ thương nhớ tớ xa Thầy rồi."
(SGNĐ Cuốn 02-197)
"Thương thay bá-sĩ lòng trung,
Chê cười mặc thế Khùng không lòng buồn."
(SGNĐ Cuốn 03-273)
BÁ-TÁNH
"Phật biểu niệm chữ từ-bi,
Thấy trong bá-tánh ít ai làm lành."
(SGNĐ Cuốn 01-050)
"Làm thiện thì thiện huờn lai,
Nói cho bá-tánh ai ai giữ mình."
(SGNĐ Cuốn 01-090)
"Ngọc-Hoàng ngồi ngự trên ngai,
Thấy trong bá-tánh đời nầy không kiêng."
(SGNĐ Cuốn 01-110)
"Thịt ăn xương bỏ dẫy đầy,
Nói cho bá-tánh đời nầy tu thân."
(SGNĐ Cuốn 01-152)
"Ngồi buồn nói chuyện tầm khùng,
Mặc tình bá-tánh có dùng thì coi."
(SGNĐ Cuốn 01-172)
"Khuyên nói bá-tánh hay cùng,
Tôi thiệt Điên Khùng nhiều nỗi thiết tha."
(SGNĐ Cuốn 01-177)
"Nam-Mô đức Phật Di-Đà,
Cầu cho bá-tánh trẻ già đặng an."
(SGNĐ Cuốn 01-186)
"Ngồi buồn Khùng nói chuyện Điên,
Thấy trong bá-tánh ưu phiền xót thương."
(SGNĐ Cuốn 02-002)
"Việc đời càng mỏn càng mòn,
Nói cho bá-tánh muốn còn tu thân."
(SGNĐ Cuốn 02-030)
"Tôi khuyên tôi nói ít lời,
Mặc tình bá-tánh muốn thì ghi coi."
(SGNĐ Cuốn 02-102)
"Bổn đạo bá-tánh ai ai,
Nghe lời Khùng dạy ngày nay coi đời."
(SGNĐ Cuốn 02-147)
"Thời Khùng mới đặng an thân,
Xin trong bá-tánh vạn dân chí tình."
(SGNĐ Cuốn 02-158)
"Cửa Trời mở rộng thinh thinh,
Trách lòng bá-tánh không tình thác oan."
(SGNĐ Cuốn 02-162)
"Trao cho bá-tánh vạn dân,
Rán công tu niệm Tây-Phương an nhàn."
(SGNĐ Cuốn 02-165)
"Răn dạy bá-tánh không nghe,
Nữa sau đừng trách Khùng nghe Khùng rầy."
(SGNĐ Cuốn 02-171)
"Ngạo cười thì khổ nhiều bề,
Mặc tình bá-tánh chợ quê luận bàn."
(SGNĐ Cuốn 03-162)
"Bây giờ bốn phía chiến chinh,
Trách lòng bá-tánh không tin Phật Trời."
(SGNĐ Cuốn 03-238)
"Khuyên hết bá-tánh vạn dân,
Xin bớt hung dữ tu thân coi đời."
(SGNĐ Cuốn 03-253)
"Cho nên Phật biểu lưu truyền,
Như trong bá-tánh tin thì ghi coi."
(SGNĐ Cuốn 03-288)
"Như-lai lời mới tỏ phân,
Muốn cho bá-tánh vạn dân tu trì."
(SGNĐ Cuốn 04-042)
"Thời là phải cậy người đi,
Rao truyền bá-tánh điều thì thiện-nhơn."
(SGNĐ Cuốn 04-044)
"Thấy trong bá-tánh còn thêm,
Lên tâu Ngọc-Đế đặng coi thể nào."
(SGNĐ Cuốn 04-075)
"Nói cho bá-tánh làm tin,
Đừng mê đạo khác mà quên Nam Đình."
(SGNĐ Cuốn 04-243)
"Nói cho bá-tánh đặng tàng,
Chừng nào đến giảng vá hoàn biết nhau."
(SGNĐ Cuốn 04-247)
"Rao cho bá-tánh đặng tường,
Kinh nầy rốt việc rốt đời bớ dân."
(SGNĐ Cuốn 05-027)
"Mang tai bá-tánh lại phiền,
Mới tu mà muốn thành Tiên tức thời."
(SGNĐ Cuốn 05-061)
"Canh Ngũ mới ngự chánh đường,
Nói cho bá-tánh liệu toan tu hành."
(SGNĐ Cuốn 05-104)
"Huệ Lưu ý tứ nào sai,
Đặng cho bá-tánh gái trai tu trì."
(SGNĐ Cuốn 05-128)
"Chừng nào Núi Cấm hóa lầu,
Thời là bá-tánh đâu đâu thái bình."
(SGNĐ Cuốn 05-136)
"Hết đau hết nhức trong mình,
Cho nên bá-tánh theo nài Tiều đi."
(SGNĐ Cuốn 06-062)
"Quý Dậu có Phật ta bà,
Thái bình bá-tánh nhà nhà ấm no."
(SGNĐ Cuốn 06-092)
"Cửa Trời bốn phía mở khai,
Trách lòng bá-tánh dạy hoài không tin."
(SGNĐ Cuốn 08-080)
"Không truyền chê Phật chẳng linh,
Truyền rao bá-tánh tại sao không vì?"
(SGNĐ Cuốn 08-082)
"Thân nay cực nhọc nào cần,
Cám thương bá-tánh muôn phần lao đao."
(SGNĐ Cuốn 08-242)
"Nói rằng tổ quốc là tiên,
Cho nên bá-tánh lụy liên mất hồn."
(SGNĐ Cuốn 09-118)
"Bây giờ hơn lúc nhà Châu,
Đảo điên bá-tánh thảm sầu nhơn dân."
(SGNĐ Cuốn 09-172)