Vai Trò Của Sinh Tố Trong Cơ Thể
Ba nguồn thực phẩm chánh cung cấp năng lượng cho cơ thể là đường, đạm và chất béo với chu trình biến dưỡng cùng nền tảng chính là nước, dưỡng khí, kim loại và sinh tố.
Chu trình Kreb giải thích tường tận sự tương quan mật thiết giữa thực vật và động vật. Thực vật ngày đêm cần hấp thu carbonic (CO2) và thải ra ngoài không khí oxygen (O2), còn động vật hấp thu O2 thải ra ngoài CO2. Kim loại rất cần thiết cho cơ thể, điển hình là calcium cần cho sự co thắt bắp cơ, truyền dẫn tín hiệu trong đường dây thần kinh, calcium hiện diện trong đôi thần kinh số tám của não bộ để cảm nhận sự thăng bằng cao thấp, calcium còn góp phần thiết thực vào sự thành lập xương,…
Sinh tố là chất xúc tác trong chu trình biến dưỡng, không có sinh tố chu trình biến dưỡng bị gián đoạn. Sáu sinh tố là A, B, C, D, E và K. Sinh tố được phân ra 2 nhóm: tan trong nước là B và C; tan trong dầu là A, D, E và K.
Sinh Tố A:
Sinh tố A có tên khoa học là retinal palmitate khi vào đường tiêu hoá thì biến ngay thành retinol. Cùng gốc retinol là alpha-carotene, beta-carotene và cryptoxanthin. Beta-carotene hòa tan rất nhanh trong dầu.
Sinh tố A có nhiều trong gan của động vật, ớt, rau cải có màu vàng tươi như cà rốt, rất ít trong trái cây. Sinh tố này cần cho tế bào thị lực của mắt, phát triển xương, di truyền, ngừa bệnh, phát triển bào thai, máu huyết, da dẻ mịn màng, tốt cho hệ tuần hoàn...
Thiếu sinh tố A gây thị lực yếu, ban đêm không thấy rõ dưới ánh đèn, tròng mắt bị khô, sần da, miễn nhiểm trong cơ thể kém.
Sinh tố A được nhận diện từ năm 1906, lúc đó những nhà sinh học nghĩ rằng trong cơ thể còn nhiều sinh tố khác nữa, nên đặt sinh tố đầu tiên mới tìm được nầy là sinh tố A. Vào năm 1947 sinh tố A được tổng hợp thành công trong phòng thí nghiệm bởi 2 nhà hóa học người Dutch (Nước Dutch ở Âu Châu) là David Adriaan Van Dorp và Jozef Ferdinand Arens.
Sinh Tố B:
Đúng như tiên đoán, hàng loạt sinh tố thuộc nhóm B tiếp tục được nhận diện trong cơ thể vào đầu năm 1912, chia làm 8 sinh tố B là B1 (thiamine), B2 (riboflavin), B3 (niacin), B5 (pantothenic acid), B6 (pyridoxine), B7 (biotin), B9 (folic acid) và B12 (cyanocobalamin). Tám chưa đủ, những nhà khoa học còn nhận diện thêm 23 sinh tố B nữa chỉ đóng vai trò phụ cấp thời đó là: B4, B7, B8, B10, B11, B13, B14, B15, B16, B17, B18, B19, B20, B21, B22, Bh, Bm, Bp, Bt, Bv, Bw, Bx và Lipoic acid.
Sinh tố B hiện diện trong trái cây, rau cải, ngũ cốc, thịt… Sinh tố này góp phần vào biến dưỡng cơ thể, bắp cơ rắn rỏi, da dẽ hồng hào, tăng miễn nhiễm, đều hòa hệ thần kinh, gia tăng hồng huyết cầu, ngăn ngừa ung thư tụy tạng, đều hòa máu huyết, tính tình vui vẻ…
Thiếu B1 ảnh hưởng trung khu thần kinh, tinh thần bất an, phù thủng, tay chân yếu ớt, nhịp tim bất thường, sụt cân, giọng yếu. Thiếu B2 vành môi có đường nứt rướm máu. Thiếu B3 da ngứa, khô, mất ngủ, cơ thể yếu, tiêu chảy. Thiếu B5 thân thể bất an, nổi mụn, tê tay, tê chân. Thiếu B6 gây thiếu máu, chán chường, áp huyết tăng, lưỡi phình to như miếng thịt bò, nổi lên những mụt trắng. Thiếu B7 làm trẻ em chậm phát triển, tâm thần bất an. Thiếu B9 bào thai kém phát triển, gây dị hình. Thiếu B12 tê da, trí nhớ kém, bệnh thiếu máu Pernicious Anemia (PA), giảm miễn nhiễm, tâm trí bất thường, tay chân chậm chạp, số lượng sinh tố B12 cần cho hồng huyết cầu mỗi ngày là 5 microgram, thống kê còn cho thấy những người trường chay hay bị thiếu sinh tố B12, hậu quả là bị bệnh về hồng huyết cầu là PA, vậy thì các bạn nào trường chay nên dùng thêm B12 mỗi ngày.
Sinh Tố C:
Sinh tố C có tên khoa học là L-ascorbic acid, mỗi ngày cơ thể cần số lượng nhiều hơn tất cả sinh tố khác. Cấu tạo của sinh tố C giống sườn của phân tử đường đơn glucose có thêm một hydrogen hoạt động nên có tên trong sinh học là acid hữu cơ. Sinh tố này được nhận diện sau A và B nên gọi là C vào cuối năm 1912. Những nhà hoa học đã tổng hợp thành công sinh tố C trong phòng thí nghiệm vào năm 1934.
Sinh tố C giúp tạo nên hình dạng của tế bào…, hiện diện nhiều trong trái cây tươi nhất là trong trái chanh, rau cải, rất ít trong thịt và gan, hiện diện trong sữa mẹ và sữa bò. Thiếu sinh tố C cơ thể yếu ớt, da dẻ xần xù, nướu răng nứt và rướm máu.
Từ năm 1536 nhà thám hiểm người Pháp tên Jacques Cartier đã biết công hiệu của chanh và cam khi hành trình ra khơi lâu ngày, phải dùng cam hay chanh mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh và tránh chảy máu nướu răng.
Vào Năm 1747 bác sĩ James Lind chuyên khoa giải phẩu làm việc trong quân đội nước Anh là người đầu tiên khẳng định dùng trái cây để tránh bệnh hoại huyết chảy nướu răng, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Sinh Tố D:
Sinh tố D có 2 tên khoa học là tergocalciferol và cholecalciferol tan trong dầu, những nhà khoa học tìm ra vào năm 1918. Sinh tố D tạo thành khi da hấp thụ ánh nắng tia cực tím B từ ánh sáng mặt trời. Vai trò của sinh tố D là điều hành calcium và phosphore trong máu, kích động sự hấp thu thực phẩm dinh dưỡng ở ruột non và giúp thận hấp thu lại calcium để cho xương tăng trưởng và điều hòa để sinh tồn.
Chúng ta cần ra nắng 2 lần mỗi tuần, mỗi lần 15 phút là đủ số lượng ánh nắng hấp thu vào da để tạo sinh tố D dùng cho cơ thể. Những nhân viên công xưởng không ra nắng phải dùng thực phẩm dồi dào sinh tố D như ngũ cốc, dầu cá, cá mòi, rong biển, sữa tươi…
Thiếu sinh tố D khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém, đưa đến suy gan, suy thận, yếu xương liên đới đến đau nhức trong bắp cơ, trẻ em thì ốm còi kém phát triển, dễ bị bệnh rổng xương khiến xương dễ bị gảy.
Sinh Tố E:
Sinh tố E có tên khoa học là tocopherol, chia ra 4 loại sinh tố E là alpha tocopherol, beta tocopherol, gama tocopherol và delta tocopherol tan trong dầu, được nhận ra vào năm 1922. Sinh tố E hiện diện trong trái bơ, đậu phọng, dầu mè, các loại hạt, rau dền, dầu bắp, dầu ô liêu, dầu cá, măng tây, dầu mè, sữa…
Sinh tố E tốt cho hệ thống tim mạch. Sinh tố này kết hợp với selenium giúp ngừa được bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến…
Sinh tố K:
Vì sao không gọi là sinh tố F mà đặt tên sinh tố này là K. K là chữ đầu của Koagulationsvitamin (tiếng Đức). Sinh tố K chia làm hai loại K1(phylloquinone) và K2(menaquinone). Sinh tố K có trong rau cải xanh, rau dền, bông cải, trái bơ, dầu thực vật, đậu nành… K2 hiện diện trong trứng, có rất ít trong thịt.
Vào năm 1939, hai khoa học gia người nước Đức là Henrik Dam và Edward Adelbert Doisy lần đầu tiên tổng hợp thành công sinh tố K. Bốn năm sau đó, cả hai vinh dự chia nhau giải thưởng Nobel Y Học vào năm 1943.
Những người uống rượu nhiều làm gan yếu hay bệnh gan sẽ bị thiếu sinh tố K. Sau khi giải phẩu bệnh sưng ruột thừa hay các bộ phận trong hệ tiêu hóa thì cơ thể cũng bị thiếu sinh tố K, vì sinh tố K tồn tại trong cơ thể nhờ vào sinh hóa biến dưỡng của hệ tiêu hóa (bao tử, ruột non, ruột già).
Sinh tố K được giải thích rõ ràng từ năm 1974, giúp cơ thể thành lập chất prothrombin nhân tố chính cho sự đông máu giúp tránh mất máu khi bị thương.
Người Nhật đưa ra nghiên cứu cho rằng sinh tố K2 trị được bệnh loãng xương, ngăn chận bệnh xơ gan. Nghiên cứu của người Đức quả quyết rằng sinh tố K2 chế ngự phần nào ung thư nhiếp hộ tuyến, giúp cho tế bào não ngăn được bệnh lẫn của người già.
Sinh tố K tốt cho da, Có một công thức kem dưỡng da ghi nồng độ sinh tố K là 2%.
Đồng đạo Bác sĩ Trần Văn Diên
Tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Los-Angeles California USA - 1990
Phone: (214) 603-7132
Email: dvt3768@yahoo.com