TÌM HIỂU TỪ “BÌNH AN” QUA GIÁO LÝ PHẬT GIÁO HÒA HẢO​

30 Tháng Tư 201711:57 SA(Xem: 18998)
TÌM HIỂU TỪ “BÌNH AN” QUA GIÁO LÝ PHẬT GIÁO HÒA HẢO​

IMG_0843

 

Phạm Xuân Huyên

(Thanh Niên PGHH)

 

 Phàm con người chỉ vì tư tưởng sai lầm gây ra nhiều điều nuối tiếc. Với cái tôi quá lớn luôn nghĩ mình hơn tất cả, chẳng chịu nhường nhịn, mãi tranh giành hơn thua, làm cho ngưỡng của cuộc đời ngày càng hạn hẹp, tâm linh mờ ám, trí tuệ lu mờ, luân hồi sanh tử. Cuộc sống vốn dĩ chất chứa quá nhiều điều khổ não, bất tịnh, kiếp người lại ngắn ngủi biết tìm đâu sự “bình an” cho thân tâm. 

 Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH là vị Phật lâm phàm, với tôn chỉ giáo lý phù hợp với trình độ căn cơ chúng sanh. Để có được sự bình an theo lời dạy của Thầy, ta nên khắt sâu lời dạy của Ngài vào trong tâm tư:

“Biết khôn tìm kiếm Ma Ha,

Một câu lục tự nhà nhà bình an”.

 ​Bình an là gì? Theo lời dạy chỉ của Đức Tôn Sư để có được sự bình an ta phải làm gì? Để đi vào ý nghĩa của câu kim ngôn hầu rút tỉa kinh nghiệm để thực hành trong đời sống tu tập, thiết nghĩ chúng ta cũng nên suy luận nghĩ bàn lời dạy đầy lòng từ ái chứa chan của bậc đại giác.

BIẾT KHÔN: Là người có khả năng suy xét xử sự một cách có lợi nhất, tránh những việc làm và thái độ không nên có.

TÌM KIẾM MA HA: “Ma Ha” là tiếng Phạn đọc đủ là “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa” nghĩa là đại tuệ đáo bỉ ngạn hay trí tuệ lớn đưa chúng sanh đến bờ giác. Tàu dịch là Đại Đạo.“Tìm kiếm Ma Ha” là làm mọi cách để biết rõ ràng đâu là chánh pháp để được qui y và hành trì.

MỘT CÂU LỤC TỰ: Nam Mô A Di Đà Phật. nhắc đến lục tự Di Đà làm ta liên tưởng đến pháp tu dễ hành dễ đắc, chỉ cần ta niệm danh hiệu Ngài và có đầy đủ: tín, nguyện, hạnh.

BÌNH AN: “Bình an” là sự yên ổn, không tranh chấp oán thù.

Đi biển phải có la bàn, người tu muốn vượt khỏi sông mê đến bên bờ giác phải tu theo chánh đạo. Xưa Đức Thích Ca còn tại thế, một hôm trả lời câu hỏi của A Nan: “Khi Thế Tôn nhập Niết Bàn chúng đệ tử phải nương tựa vào đâu”. Ngài trả lời cho A Nan và đại chúng nghe “ Ta ra đi nhưng ta để lại giáo pháp, các đệ tử hãy nương theo đó mà tu hành”. Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH là vị Phật lâm phàm đem đạo vào đời, Ngài cho biết:

“Chữ bát chánh rõ ràng trong giấy,

Là chân truyền của Đức Thích Ca”.

Những người tu theo đạo Phật đều nghĩ rằng nơi nào có Bát Chánh Đạo thì nơi ấy là đạo chánh, giáo pháp đó đưa chúng sanh thoát khỏi luân hồi sanh tử.

Ý thức được cõi đời là đau khổ, kiếp sống vốn vô thường, dù sang hèn hay ngu trí ta chỉ sống một đời. Nhưng người nào có được sự bình an thì cuộc sống mới có niềm vui hạnh phúc, vì bình an là sự yên ổn của thân tâm. Chánh pháp là chân lý bất diệt để nương nhờ, chính nơi đó chúng ta mới có pháp môn tu tập phù hợp với trình độ căn cơ. Tôn chỉ của PGHH là Học Phật Tu Nhân,  giáo lý ấy  phù hợp với tất cả các tầng lớp trong xã hội .Tôn chỉ Học Phật, tôn chỉ của đạo Phật gồm tu phước và tu huệ (trong tu huệ có thiền tông và tịnh độ). Thiền tông và tịnh độ một trong hai pháp môn ta phải chọn. Đa phần tín đồ PGHH là hạng tai gia cư sĩ rất bận rộn, ít thời gian nhàn rõi bộn bề trong kiếp sống mưu sinh phù hợp với pháp tu tịnh độ. ĐT cho biết:

“Muốn niệm Phật chẳng cần sớm tối,

Ghi vào lòng sáu chữ DI Đà.

Thì hiền lương quên mất điều tà,      

Đặng hạnh phúc nhờ lòng cố gắng”. (Lời Đức Thầy)

Người trưởng thành trong môi trường lành mạnh, có sự giáo dục đúng đắng của gia đình lớn lên sẽ trở thành người tốt, giúp ích cho gia đình xã hội. Anh em hoà thuận cha mẹ được vui, gia đình yên ổn. Nhường nhịn với mọi người xung quanh "lùi một bước biển rộng trời cao" sống tốt đúng theo đạo lý làm người, nhiều điều lành đưa đến. Điển hình nếu như không làm việc xấu ác, tâm an ổn không lo lắng những sự phiền hà xung quanh, cuộc sống an vui.

“Chữ nhẫn đức kể ra luôn thể,

Thì trong đời vạn sự bình an”. (Lời Đức Thầy)

Vả lại, ở đời không ai mong muốn số phận mình rơi vào hoàn cảnh cơ hàn đói khó. Để thay đổi cuộc sống hay hơn nữa được giàu sang vinh hiển người ta cần phải cố gắng nhiều. Người tu Phật biết rõ cuộc đời là đau khổ sao không tìm cho mình chốn bình an miên viễn? Đồng tiền là vật vô tri nhưng chính đó mà loài người bất chấp tất cả: giết hại lẫn nhau, tạo nên sự chia rẽ giữ gia đình, anh em, bè bạn, xã hội, quốc gia.  Cuộc sống trở nên băng giá, sự thù hiềm diễn ra khắp nơi, đau thương bao trùm khắp nhơn loại. Đừng đổ lỗi cho đồng tiền, chỉ vì lòng ta tham vọng. Sự nhìn nhận sai lầm về chân giả của thế gian xô đẩy ta vào hố sâu đọa lạc. Bình an chỉ đơn giản là sự yên ổn, không chất chứa phiền não rầu buồn, nhìn cuộc đời chẳng sanh lòng ham muốn.

Muốn tránh sự bất an chúng ta phải biết làm lành niệm Phật, Theo lời dạy của đấng Từ Bi: “…Niệm Phật là niệm cái bản lai thanh tịnh của Phật cho lòng mình nương theo đó mà được thanh tịnh…” . Con người sở dĩ nhiều lo lắng bất an bởi vì thân tâm chất chứa điều quấy ác tập nhiễm những thối hư tật xấu rồi tự mình làm khổ. Gieo nhân nào hưởng quả đó không sai. Bước vào đường tu ta chỉ mới dừng tạo nghiệp mà thôi, cho nên “sự đầu tiên của người hành đạo là cốt sửa những tư tưởng, tìm cách đánh đổ những tư tưởng xấu xa, đem thay vào những tư tưởng ôn hòa đạo đức”. Cần hành trì pháp môn niệm Phật mới có hiệu quả “Một niệm Phật ắt lìa được một niệm chúng sanh, mà niệm niệm Phật thì lìa tất cả niệm chúng sanh. Cho đến khi nhất tâm bất loạn chừng ấy vọng niệm chúng sanh đã dứt thì lòng ham muốn và các tình dục còn đâu nẩy sinh ra được”. Một người niệm Phật một người bình an, gia đình niệm Phật gia đình hòa thuận, xã hội niệm Phật xã hội không tranh chấp oán thù, thế giới niệm Phật thế giới sẽ thái bình. Cho nên “Một câu lục tự nhà nhà bình an” ​

​Vì vậy, không có hạnh phúc nào bằng sự yên ổn của tâm trí. Những ngày trôi qua là những ngày để nhớ, để học để khắc phục điều sai trái và duy trì phát huy đức tánh tốt đẹp. Chỉ khi nào sống trong đau khổ mới thấu hiểu thế nào là vị đắng của cuộc đời, lúc đó ta mới trân trọng sự hạnh phúc yên tĩnh.

 “Tu cầu Phật hóa tánh tình,

Lưới mê chẳng buộc nhẹ mình tiêu dao”. ​ (Lời Đức Thầy)

Lời Thầy dạy vô cùng quí báu, nghĩa đúng làm đúng là sự bình an trong hiện tại kể cả tương lai, hành trì pháp môn tịnh độ để có bình an trong tâm trí.

 “Niệm chữ Di Đà tan chướng nghiệp,

Thuyền từ Thầy rước lại non bồng”. (Lời Đức Thầy)

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

 nui Ba Thê

Ý kiến bạn đọc
01 Tháng Năm 20172:34 SA
Khách
Người đọc vì còn non kém về Giáo lý PGHH nên không dám "múa rìu qua mắt thợ". Chỉ xin đề nghị người viết nên cẩn thận về Chánh tả trước khi gởi bài viết để phổ biến rộng rãi. Xin coi lại và chỉnh sửa 1 vài chữ sau đây:
- ngưỡng cửa cuộc đời (thay vì "ngưỡng của cuộc đời")
- khắc sâu lời dạy (thay vì "khắt sâu lời dạy")
- nhàn rỗi bộn bề (thay vì "nhàn rõi bộn bề")
- giáo dục đúng đắn (thay vì "giáo dục đúng đắng)
- chia rẽ giữa gia đình (thay vì "chia rẽ giữ gia đình")
- nghĩ đúng làm đúng (thay vì "nghĩa đúng làm đúng")
Thành thật cám ơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 202311:11 SA(Xem: 3167)
Trong bài thuyết-pháp “Trong Việc Tu Thân Xử Kỷ” của Đức Huỳnh Giáo-Chủ, chúng ta thấy rõ rằng: Nếu chỉ nặng về Trí thì trở nên xảo-trá ác-độc, mà cố thiên về Tâm thì thành ra si-mê tăm-tối.
12 Tháng Sáu 202211:22 CH(Xem: 4292)
Phật Giáo Hòa Hảo, một nền Đạo dân tộc qui nguyên Phật pháp, không chuộng hình tướng, cốt yếu hướng về tâm, chủ trương nhập thế tích cực phù hợp với phong hóa nhân sinh do Đức Huỳnh Giáo Chủ, một vị Bồ Tát hóa thân truyền dạy từ năm 1939 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, miền Tây Nam nước Việt.
12 Tháng Tư 201910:37 SA(Xem: 13651)
Đức Thầy cho biết trong thời gian Ngài vắng mặt, tín đồ phải chịu nhiều gian lao thử thách cam go, cũng là lúc lọc lừa coi "Ai thiệt tánh ai người giả đạo", "Ai thảo hiền ai lỗi đạo nhà".
28 Tháng Ba 201912:51 SA(Xem: 7616)
Mai Thanh Tuấn: Đi vào đường hướng tu tập và giáo lý nội tại Tôn giáo, Đức Huỳnh Giáo Chủ chủ trương cho người tín đồ tu học tại gia, vừa tự lực cánh sinh tạo ra cơ sở vật chất vừa quyết chí hành thiện để trau luyện tinh thần.
25 Tháng Mười Hai 201810:23 CH(Xem: 15447)
Châu Lang: Gần một thế kỷ trôi qua, theo thông lệ hằng năm, cứ mỗi độ Đông tàn tiết trời trở nên se lạnh, hầu hết tín đồ gần xa khắp mọi miền đất nước và đồng đạo hải ngoại đó đây rất hân hoan náo nức,như có sức vô hình thôi thúc tâm hồn ngưỡng vọng dâng cao, hướng về vùng Thánh Địa linh thiêng, hưởng ứng Đại Lễ Kính Mừng Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ.
24 Tháng Tám 20182:07 SA(Xem: 13392)
Hằng năm cứ mỗi độ thu về, mọi người đều háo hức đón chào ngày lễ “Vu Lan Bồn”, noi theo sự tích Mục Kiền Liên cứu Mẹ.
23 Tháng Sáu 20185:36 SA(Xem: 14003)
Ngày 18 tháng 5 âl là ngày tràn ngập niềm vui, là ngày hằng triệu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cùng hòa nhịp con tim, hàng hàng lớp lớp lũ lượt về Thành Đô Đạo Đức. Đó là Thánh Địa Hòa Hảo (sảnh đường Kim Sơn Phật),
30 Tháng Giêng 201810:21 SA(Xem: 16400)
Nguyễn Văn Lía: Xưa Đức Phật từng bảo : “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh”. Nghĩa là tất cả chúng sanh đều có tánh Phật. Hiểu như thế nên có người hỏi: Như vậy tại sao chúng sanh chẳng thành Phật ?
15 Tháng Tám 20179:48 CH(Xem: 20446)
Hằng năm cứ đến ngày trăng tròn tháng 7 âm lịch thì người Phật tử khắp nơi lại hân hoan tổ chức đại lễ Vu Lan, hay còn gọi là mùa “Báo ơn Cha Mẹ”.
27 Tháng Sáu 20179:49 CH(Xem: 19877)
Nguyễn Văn Lía: Nói đến nhân quả, người tín đồ đạo Phật hiểu ngay đến luật trả vay, vay trả của thế trần. Vì vậy những ngôn ngữ được bàn bạc qua tâm tư trí não của họ, như: “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão”, “ghét cái nào trời trao cái nấy”
100,000