TÁNH HAM MUỐN

30 Tháng Tư 201711:47 SA(Xem: 15799)
TÁNH HAM MUỐN

hoa dep 2015 _28JPG


Bùi Minh Luân

(Thanh Niên PGHH)

          Khi còn nằm trong bụng mẹ, cái ham muốn lớn nhứt của hài nhi là mong sớm đến ngày được mở mắt chào đời. Ham muốn của một em bé tuổi lên 5 lên 7 thì ước sao có thật nhiều đồ chơi đẹp, nhiều quần áo mới, được ba mẹ cưng chiều v.v… Ham muốn của lứa tuổi đôi mươi lại càng cháy bỏng: nào là công danh sự nghiệp, vợ đẹp con ngoan, nhà cao cửa rộng…Và sự ham muốn ở những người cao tuổi là có được sức khỏe từng ngày, từng giờ để an hưởng tuổi già, được sống lâu với gia đình con cháu. Tất cả những sự ham muốn ấy nếu được đáp ứng thì còn hạnh phúc nào hơn!!!

          Những ham muốn ở trên nó phù hợp theo bản năng, nhu cầu của mỗi con người. Bên cạnh đó, cũng từ “lòng ham muốn” nó còn nảy sinh ra biết bao nhiêu điều nữa và tai hại mà nó mang lại cũng thật là ghê gớm nếu như con người không biết chế ngự kiệp thời, không biết dừng đúng lúc. Chính vì vậy mà Đức Thầy đã khẳng định trong bài: LUẬN VỀ TAM NGHIỆP, ở mục “Tham Lam”, Ngài bảo: “…Ngày giờ nào loài người diệt được tánh ham muốn của mình, ngày giờ ấy bớt đi một phần lớn của sự khổ….”

          Vậy, giờ đây chúng ta hãy cùng nhau chiêm nghiệm lời dạy của Ngài, và cùng nhau tìm hiểu về “tánh ham muốn” là như thế nào? Qua đó rút ra bài học cho bản thân và cũng lấy đó làm căn bản cho nền tảng đạo đức trên bước đường học Phật.

          Tánh ham muốn: Tánh: có nghĩa là tánh riêng của mỗi người hay còn gọi là bản tánh. Ví dụ như: tánh hung dữ, tánh hiền lành, tánh khôn dại v.v…Ham muốn: là sự mong cầu, mong muốn để đạt mục đích đặt ra, như: công danh  sự nghiệp, tình ái tiền tài v.v…kể cả mọi nhu cầu sinh hoạt hằng ngày trong gia đình, từ việc nhỏ đến việc lớn. Tánh ham muốn: là lòng ham muốn quá độ, nó thường gây ra những cuộc xô xát, chém giết lẫn nhau hoặc thẩm chí là chiến tranh. Đức Thầy cho biết:

“Biết sao đầy được túi tham,

Không ngăn không đáy càng làm không kiêng.” (TGLNN)

Ngài còn rạch ròi khuyên dạy chúng ta, qua cái nhìn của bậc giác ngộ:

“Ác thứ tám là lòng tham hiểm,

Muốn bao gồm của thế một mình.

Tham nhà cao, cửa rộng, thân vinh,

Tham vườn ruộng cò bay thẳng kiếng.

Thấy của người thèm khô nước miếng,

Tính làm sao lường gạt lấy đi.

Sẵn túi tham bất cứ chuyện gì,

Dầu xấu tốt cũng là dồn chứa.” (SGQ5)

          Một khi tánh ham muốn ở mức đỉnh điểm, nó khiến cho người ta dùng mọi thủ đoạn đối với nhau, miễn phần lợi thuộc về mình. Tại triều nội, không thiếu chi cảnh tôi chúa giết nhau, đệ huynh xâu xé để tranh quyền đoạt vị. Vào đời nhà Lê, Lê Long Đỉnh đã không chút do dự khi giết chết anh mình là Lê Trung tông để chiếm đoạt ngôi vua.

          Giữa đời thường. Khi xưa, Bàn Công Cư sĩ là một người chuyên bố thí giúp đời. Hễ có ai đến xin ông liền sai hai người ở vào mở tủ lấy tiền bạc ra cho. Mỗi lần hai người lấy tiền ra cho đều cất dấu lại một ít, lâu ngày rồi thành nhiều, và đến khi quá nhiều hai người xin thôi việc. Ông Bàn Công đồng ý và có cho thêm một số vàng bạc nữa để về quê.

          Trên đường về nhà, hai người bàn với nhau làm buổi tiệc nhỏ để chia tay, nên phân công: một người xuống chợ mua đồ ăn, một người ở lại trông coi tiền bạc. Lúc nầy lòng tham nổi lên, người đi mua thức ăn thì bỏ độc vào thức ăn nhầm hại người bạn kia chết đi rồi sẽ hưởng số vàng bạc ấy một mình. Người ở lại trông đồ lòng tham cũng không kém, nên đứng núp vào bụi rậm bên đường chờ người kia về tới, bất ngờ bạn chết cũng với ý định lấy số của cải đó một mình. Kết cuộc, người đi mua thức ăn bị đánh chết tươi, thấy trong tay người chết còn cầm đồ ăn, nếu bỏ thì uổng, nên lấy ăn cuối cùng cũng chết; thức ăn còn dư ra ngoài các loài chim bay trên không đáp xuống ăn cũng đồng ngã lăn ra chết. Thật đúng với câu:

“Nhơn tham tài tắc tử,

Điểu tham thực tắc vong.”

          Đồng quan điểm, cũng cho cái tham muốn là sự khổ, ông Thanh Sĩ có nói:

“Tham là vốn căn nguyên sự khổ,

Tham là mồ vô số sanh linh.

Tham danh tham lợi tham tình,

Càng tham càng thấy lòng mình không an.”

Và Đức Thầy cũng khuyến cáo:

“Tham chi của tạm giả tiền,

Như chim vào lưới xích xiềng trói thân.” (HC)

         Thật vậy, từ cổ chí kim, từ vua quan cho đến thứ dân, chỉ vì không ngăn chừa được tánh tham nên đã gây ra biết bao nhiêu cuộc chém giết lẫn nhau, gây nên những cái chết thương tâm cho nhân loại. Tất cả chúng ta hãy bình tâm mà suy nghĩ cho thấu đáo, nhìn nhận cho tường tận mọi việc để rồi nhận biết được kiếp sống của con người nó tồn tại được bao lâu trong cõi thế gian? Thân người sống được mấy mươi để tận hưởng vinh hoa phú quý ? Và tiền bạc nó có thể mua được sinh mạng của ta sống còn mãi hay chăng?

          Và hôm nay, Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH với sứ mạng cứu đời, đưa chúng sanh về nơi tịnh lạc, bỏ đi những ham muốn tiểu ti nhỏ hẹp nơi cõi thế gian, để rồi sang bên kia Lạc Quốc hưởng ngọc ngà châu báu muôn điều hạnh phúc:

         “Cảnh Tây Thiên báu ngọc đầy lầu,

          Rán tu tỉnh tìm nơi an dưỡng.” (SGQII)

          Một khi đã diệt trừ được tánh tham nơi lòng, lúc ấy ta sẽ thấy cái tình thương giữa người với người nó không còn khoảng cách bởi ranh giới giữa giàu nghèo. Ai rồi cũng phải chết! tiền tài danh lợi chỉ là thứ nhất thời, chỉ có tình nghĩa, lòng chân thật mới là trường tồn và luôn tồn tại với thời gian.

          Tóm lại; qua lời thánh huấn của Đức Thầy: “… Ngày giờ nào loài người diệt được tánh ham muốn của mình, ngày giờ ấy bớt đi một phần lớn của sự khổ..”, giúp cho chúng ta biết và hiểu được giá trị thực của con người. Chúng ta càng mong tưởng thì nó càng siết chặt làm cho tâm trí ta ngày một cùng quẩn trong u mê tâm tối. Ham muốn về tiền tài danh vọng phải sống cuộc sống bất an, nó cũng không làm cho ta cao sang hơn trong cái nhìn của mọi người. Mà ta hãy “tập ở ăn theo nết Thánh hiền”, lấy khuôn phép đạo đức làm giàu cho lòng nhân của ta ngày một hoàn thiện; lấy cái ham muốn nhất thời chan hòa cùng với tất cả mọi người. Âu đó cũng là niềm vui cho nhân loại vậy!

 
hoa dep 2015 _25JPG

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 21846)
Nhẫn nghĩa là gì? Nhẫn là nhường, nhịn, dằn lòng xuống (nhẫn nhịn), cố-gắng chịu đựng (nhẫn-nại), bền chí, không nóng-nảy, nãn lòng (kiên-nhẫn), cam chịu nhục để đạt mục-đích nào đó (nhẫn-nhục),...
11 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 14659)
Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy:“…Các người nên hiểu biết phận-sự con người phải làm gì trong kiếp sống và tìm kiếm chân tánh của mình
11 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 16602)
Trong việc tu học, với biết bao kinh sách, nghiên cứu, sưu tập… cùng muôn vạn pháp mà chư Phật đã giáo hóa, nhằm giúp tìm về với Tâm, là bản thể thanh tịnh và là sự giải thoát.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 33361)
Hầu hết chúng sanh đều có căn lành tánh thiện. Nhưng do vô minh huân tập che khuất tự tánh lành, lại theo tà vọng lôi cuốn, hiệp với Ác Nghiệp: Tham lam, Sân nộ, Mê si mà che khuất đi Bổn Lai Diện Mục của mình.
10 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 14678)
Trương Văn Thạo- Phần đông, chúng ta nhờ học hỏi mà hiểu biết ít nhiều về Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ ý nghiã của chữ Pháp thân và Pháp thí, đặc biệt là của Đức Huỳnh Giáo Chủ.
10 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 43739)
Hình Danny, Melbourne, Úc Châu; bài Truong Văn Thạo, Texas, Hoa Kỳ. Theo Hán tự, BÁT NHẪN (八忍) nghĩa là Tám điều nhẫn nhịn, gồm có: Nhẫn năng xử thế, Nhẫn Giái, Nhẫn Hương lân, Nhẫn Phụ mẫu, Nhẫn tâm, Nhẫn tánh, Nhẫn đức, Nhẫn thành.
100,000