HAI THỜI CÚNG LẠY

21 Tháng Ba 20179:33 SA(Xem: 20990)
HAI THỜI CÚNG LẠY

WIN_20140824_103408

HAI THỜI CÚNG LẠY

(QUA GIÁO LÝ PHẬT GIÁO HÒA HẢO)

Nguyễn Văn Lía

 

Bước đầu tiên của người học Phật là khép mình vào khuôn khổ luật nghi, giữ gìn quy điều giới cấm và thường phụng hành theo tôn chỉ của Đạo.

Vì vậy, khi vào ngưỡng cửa Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) Đức Huỳnh Giáo Chủ phương tiện chỉ dạy cho đồ chúng một pháp môn thích nghi căn cơ người bình dân nơi vùng sông Hậu và tất cả mọi tầng lớp quần sanh. Pháp môn đó chính là hai thời công phu lễ bái. Ta hãy nghe lời Ngài phán dạy :

“Sớm với chiều gắng chí nguyện cầu,

Thì sẽ được tòa chương dựa kế”.

Tại sao người tu chỉ cúng lạy hai thời mà được dựa kề dưới chân Đức Phật? Đó là câu thắc mắc của số người bàng quang hoặc nghi ngờ của hàng môn nhơn khi nghe Đức Giáo Chủ truyền phán.

Với ý kiến của người đang học đạo xin mạo muội lạm bàn về điều này. Như chúng ta đã thấy, giáo lý học Phật tu nhân một giáo lý “Phật vị nhân sinh”của Đức Giáo Chủ phù hợp với đa số quảng đại quần chúng; lấy Tứ ân dạy người tu tròn nhân đạo, hành pháp môn thiền tịnh đưa tín đồ đến chỗ giải thoát trần lao. Hơn thế nữa, với nếp sống của người tín đồ PGHH “còn nặng nợ với non sông Tổ Quốc, với gia đình, với đồng bào xã hội” đâu có thời giờ nhàn rỗi như các nhà sư hay các ni cô, mà là mãi bề bộn trong cuộc mưu sinh cho lẽ sống; nên chỉ có giờ tối  lúc về chiều hay mỗi độ sáng sớm mới rảnh mà thôi.

Lúc ấy, người tín đồ PGHH dâng hương lên các ngôi thờ (1) để rồi lo “niệm thiện” kềm hãm “chư ác giai tự khởi”. Ngoài ra, lúc đi, đứng, nằm, ngồi đều cúng lạy thuần cẩn trong lòng thì thân, khẩu, ý thanh tịnh “ lần lần trí huệ mở mang cõi lòng sáng suốt”( Môn Hoàn Diệt trang 446).

          Và một khi cõi lòng sáng suốt trí huệ mở mang làm gì không được “tòa chương dựa kế”. Hơn một lần trong Sám Cơ, Đức Thầy có dạy: “Gắng công trì niệm sớm khuya” thì mặc dầu “thân tuy còn tục” nhưng tâm đã “lìa cõi mê”. Muốn cho lìa cõi mê tất nhiên lúc nguyện cầu cần phải nhất tâm chánh niệm, nghĩa là phải thuần nhứt một niệm chánh chơn, không lòng tà vạy:

“Khi cầu nguyện đừng cho phạm lỗi,

 Phải làm tròn các việc vẹn toàn.

 Dân chớ nên làm bướng làm càng,

Trong lúc ấy niệm cho lấy có”.

Bàn xét như trên, chúng ta có thể khẳng định rằng: việc cúng lạy sớm chiều là sự

 

--------------------------------------------------------------------------------------------------

(1) Mỗi nhà người tín đồ PGHH có 3 ngôi thờ: bàn thờ Cửu huyền, ngôi Tam bảo, bàn Thông thiên.

cần yếu nhứt của mỗi người cư sĩ tại gia. Mặc dù trong LỜI KHUY ÊN BỔN ĐẠO, Đức Thầy có dạy: “…Sự lễ bái là điều phụ thuộc; là món trợ đạo để nhắc nhở các trò nhớ nhân sự mà làm…”

Vậy điều phụ thuộc tất không phải là điều chánh, nhưng nó là món trợ đạo hầu chúng ta nhớ bổn phận để thi hành. Lấy một bằng chứng điển hình trong đời sống hằng ngày, như chúng ta muốn nấu một nồi cơm mà củi lửa là món chánh để nung nấu cho nồi cơm chín. Nhưng nếu không có những món phụ thuộc để nhúm lửa thì làm gì lửa cháy được dễ dàng.

Đối với việc lễ bái hằng ngày cũng thế. Cũng là điều phụ thuộc nhưng thiếu nó ắt khó đạt đến mục đích rốt ráo, vì nó là phương tiện để thúc liễm thân tâm và nếu ta không chịu cúng lạy, làm sao tỏ ra một tín đồ PGHH được. Vì rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ đã truyền phán:

“Lòng hiền giữ vẹn sớm chiều,

 Xem kinh niệm Phật mỹ miều mặc ai”.

và:

“Sớm chiều bình đẳng chớ lơi,

Thường hành như vậy nhớ lời đừng sai”.

Nhận thấy có số người biếng lười giải đãi trong việc lễ bái hằng ngày, khi gặp lúc ốm đau tai nạn mới đến bàn Phật cầu xin tở mở, làm cho thế nhân thốt ra lời châm biếm mỉa mai:

“Lúc có chuyện đến ôm chân Phật,

Cơn bình thường chẳng thắp cây nhang”.

và Đức Thầy cũng truyền phán:

“Đến chừng có ốm có đau,

Vang mồm niệm Phật, Phật nào cứu cho”.

hay là:                 

“Bình thường Phật Thánh không ai nhớ

  Hữu sự thỉnh mời khổ dữ a”

hoặc:                  

 “Chừng đau niệm Phật lăng xăng,

   Phật đâu cứu kịp lòng người ác gian”.

Tóm lại, hiệu năng của hai thời cúng lạy thật vô cùng bi áo: vừa thích hợp mọi từng lớp bình dân, vừa là pháp môn dễ tu dễ hành mà kết quả không kém phần siêu thắng. Là tín đồ thuần thành của Đức Tôn sư khả  kính, chúng ta không vì “sự sinh nhai chi phối” mà quên lời Ngài khuyên bảo. Sau rốt ta hãy nghe lời Ngài biện bạch:

“Muốn tu hành thì phải cần chuyên,

  Tưởng nhớ Phật chớ nên sái buổi.”

Và muốn cho tiêu trừ chướng nghiệp, tội lỗi không còn, để đến bờ giải thoát, chúng ta hãy tâm niệm lời Đức Thầy đã giải bày:

“Muốn cho tội lỗi mòn tiêu,

Thành tâm cầu nguyện sớm chiều mới hay”.

hoa sen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Bảy 20159:03 SA(Xem: 25860)
Hằng năm vào ngày 18 tháng 5, người tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo ở bất cứ nơi đâu, trong hay ngoài nước, ở tầng lớp xã hội nào cũng đều trân trọng, vui mừng tưởng nhớ Đại Lễ khai sáng nền đạo Phật Giáo Hoà Hảo, một nền đạo Dân tộc quy nguyên Phật pháp
18 Tháng Ba 20151:37 CH(Xem: 24827)
Giáo lý ấy chỉ như ánh Trăng khi tỏ khi mờ, khi hành giả chưa hiểu hay chưa nhận rõ về sự “nhiệm sâu” trong giáo lý đạo PGHH. Và ánh Trăng ấy sẽ là nguồn ánh sáng vô tận dành cho những ai thấu hiểu, ngộ được sự “huyền bí” trong giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ.
02 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 14989)
Người tín đồ PGHH học Giáo lý là để nắm cho được căn bản Phật pháp nói chung và để hiểu lời Đức Thầy chỉ dạy trong Giáo lý PGHH, được cô đọng trong quyển Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý của Ngài.
30 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 9714)
Khi giải thích về “đức Xả” Đức Thầy chỉ rõ: Xả là chẳng chấp một pháp nào trong thế gian, sẵn lòng lìa xa các nghiệp tiền trần, tha thứ hết thảy những ai tối tăm lầm lỗi, chẳng còn vướng víu chi với cuộc lợi danh, tài sắc, nhìn cõi đời chẳng bao giờ sanh lòng luyến ái.”
05 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 10818)
Liên hồng cảm kích vĩ long tuyền, Đồng Thạnh hàng kỳ tác thiện duyên. Kiển sám truyền danh lưu hậu thế, Nam Việt trung thần đệ nhứt Tiên.
23 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 11866)
chúng tôi xin trích ra một số bài Thi Văn trong quyển “TỪ ĐIỂN ĐẶC DỤNG” của đồng Đạo Nguyễn Văn Chơn với những bài THI HÁN do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng tác và đáp họa với những bậc túc nho
23 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 11999)
Pháp là phương tiện chở đưa người tu đi tìm cứu cánh Giải thoát. Như người từ bến mê nhờ PHÁP đưa đến bờ Giác. Đức Thầy dạy : Chúng sanh mê nên đem Pháp thuyết, Giải thóat rồi Pháp bất khả dùng.
23 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 17191)
Cuối năm Kỷ Mão (1939), chỉ trong vỏng vòng ba ngày, Đức Huỳnh Giáo-Chủ đã làm 4 bài thơ vịnh cảnh như sau: Thi Xuân (28 tháng Chạp), Cám Cảnh Dân Nghèo (28 tháng Chạp), Hai mươi Chín Tháng Chạp (29 tháng Chạp), và Đêm Ba Mươi (30 tháng Chạp).
06 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 17562)
Tam Bành không thực tướng và cả Lục Tặc cũng không chuẩn xác và chúng đã thúc dục nhau khiến chúng sanh tạo nên vọng nghiệp để phải lặn ngụp mãi trong luân hồi lục đạo. Nhưng may mắn thay, cách đây 2621 năm Đức Phật đã ra đời và mang giáo lý vô thượng để chửa trị Tam Bành và Lục Tặc của chúng sanh
06 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 14525)
Trong một Phật Giáo Hòa Hảo, Đức Thầy cùng dạy phương pháp Niệm Phật, nhưng do căn cơ mà mỗi người xác định cho mình một phương pháp hành.
100,000