HAI THỜI CÚNG LẠY

21 Tháng Ba 20179:33 SA(Xem: 23648)
HAI THỜI CÚNG LẠY

WIN_20140824_103408

HAI THỜI CÚNG LẠY

(QUA GIÁO LÝ PHẬT GIÁO HÒA HẢO)

Nguyễn Văn Lía

 

Bước đầu tiên của người học Phật là khép mình vào khuôn khổ luật nghi, giữ gìn quy điều giới cấm và thường phụng hành theo tôn chỉ của Đạo.

Vì vậy, khi vào ngưỡng cửa Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) Đức Huỳnh Giáo Chủ phương tiện chỉ dạy cho đồ chúng một pháp môn thích nghi căn cơ người bình dân nơi vùng sông Hậu và tất cả mọi tầng lớp quần sanh. Pháp môn đó chính là hai thời công phu lễ bái. Ta hãy nghe lời Ngài phán dạy :

“Sớm với chiều gắng chí nguyện cầu,

Thì sẽ được tòa chương dựa kế”.

Tại sao người tu chỉ cúng lạy hai thời mà được dựa kề dưới chân Đức Phật? Đó là câu thắc mắc của số người bàng quang hoặc nghi ngờ của hàng môn nhơn khi nghe Đức Giáo Chủ truyền phán.

Với ý kiến của người đang học đạo xin mạo muội lạm bàn về điều này. Như chúng ta đã thấy, giáo lý học Phật tu nhân một giáo lý “Phật vị nhân sinh”của Đức Giáo Chủ phù hợp với đa số quảng đại quần chúng; lấy Tứ ân dạy người tu tròn nhân đạo, hành pháp môn thiền tịnh đưa tín đồ đến chỗ giải thoát trần lao. Hơn thế nữa, với nếp sống của người tín đồ PGHH “còn nặng nợ với non sông Tổ Quốc, với gia đình, với đồng bào xã hội” đâu có thời giờ nhàn rỗi như các nhà sư hay các ni cô, mà là mãi bề bộn trong cuộc mưu sinh cho lẽ sống; nên chỉ có giờ tối  lúc về chiều hay mỗi độ sáng sớm mới rảnh mà thôi.

Lúc ấy, người tín đồ PGHH dâng hương lên các ngôi thờ (1) để rồi lo “niệm thiện” kềm hãm “chư ác giai tự khởi”. Ngoài ra, lúc đi, đứng, nằm, ngồi đều cúng lạy thuần cẩn trong lòng thì thân, khẩu, ý thanh tịnh “ lần lần trí huệ mở mang cõi lòng sáng suốt”( Môn Hoàn Diệt trang 446).

          Và một khi cõi lòng sáng suốt trí huệ mở mang làm gì không được “tòa chương dựa kế”. Hơn một lần trong Sám Cơ, Đức Thầy có dạy: “Gắng công trì niệm sớm khuya” thì mặc dầu “thân tuy còn tục” nhưng tâm đã “lìa cõi mê”. Muốn cho lìa cõi mê tất nhiên lúc nguyện cầu cần phải nhất tâm chánh niệm, nghĩa là phải thuần nhứt một niệm chánh chơn, không lòng tà vạy:

“Khi cầu nguyện đừng cho phạm lỗi,

 Phải làm tròn các việc vẹn toàn.

 Dân chớ nên làm bướng làm càng,

Trong lúc ấy niệm cho lấy có”.

Bàn xét như trên, chúng ta có thể khẳng định rằng: việc cúng lạy sớm chiều là sự

 

--------------------------------------------------------------------------------------------------

(1) Mỗi nhà người tín đồ PGHH có 3 ngôi thờ: bàn thờ Cửu huyền, ngôi Tam bảo, bàn Thông thiên.

cần yếu nhứt của mỗi người cư sĩ tại gia. Mặc dù trong LỜI KHUY ÊN BỔN ĐẠO, Đức Thầy có dạy: “…Sự lễ bái là điều phụ thuộc; là món trợ đạo để nhắc nhở các trò nhớ nhân sự mà làm…”

Vậy điều phụ thuộc tất không phải là điều chánh, nhưng nó là món trợ đạo hầu chúng ta nhớ bổn phận để thi hành. Lấy một bằng chứng điển hình trong đời sống hằng ngày, như chúng ta muốn nấu một nồi cơm mà củi lửa là món chánh để nung nấu cho nồi cơm chín. Nhưng nếu không có những món phụ thuộc để nhúm lửa thì làm gì lửa cháy được dễ dàng.

Đối với việc lễ bái hằng ngày cũng thế. Cũng là điều phụ thuộc nhưng thiếu nó ắt khó đạt đến mục đích rốt ráo, vì nó là phương tiện để thúc liễm thân tâm và nếu ta không chịu cúng lạy, làm sao tỏ ra một tín đồ PGHH được. Vì rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ đã truyền phán:

“Lòng hiền giữ vẹn sớm chiều,

 Xem kinh niệm Phật mỹ miều mặc ai”.

và:

“Sớm chiều bình đẳng chớ lơi,

Thường hành như vậy nhớ lời đừng sai”.

Nhận thấy có số người biếng lười giải đãi trong việc lễ bái hằng ngày, khi gặp lúc ốm đau tai nạn mới đến bàn Phật cầu xin tở mở, làm cho thế nhân thốt ra lời châm biếm mỉa mai:

“Lúc có chuyện đến ôm chân Phật,

Cơn bình thường chẳng thắp cây nhang”.

và Đức Thầy cũng truyền phán:

“Đến chừng có ốm có đau,

Vang mồm niệm Phật, Phật nào cứu cho”.

hay là:                 

“Bình thường Phật Thánh không ai nhớ

  Hữu sự thỉnh mời khổ dữ a”

hoặc:                  

 “Chừng đau niệm Phật lăng xăng,

   Phật đâu cứu kịp lòng người ác gian”.

Tóm lại, hiệu năng của hai thời cúng lạy thật vô cùng bi áo: vừa thích hợp mọi từng lớp bình dân, vừa là pháp môn dễ tu dễ hành mà kết quả không kém phần siêu thắng. Là tín đồ thuần thành của Đức Tôn sư khả  kính, chúng ta không vì “sự sinh nhai chi phối” mà quên lời Ngài khuyên bảo. Sau rốt ta hãy nghe lời Ngài biện bạch:

“Muốn tu hành thì phải cần chuyên,

  Tưởng nhớ Phật chớ nên sái buổi.”

Và muốn cho tiêu trừ chướng nghiệp, tội lỗi không còn, để đến bờ giải thoát, chúng ta hãy tâm niệm lời Đức Thầy đã giải bày:

“Muốn cho tội lỗi mòn tiêu,

Thành tâm cầu nguyện sớm chiều mới hay”.

hoa sen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Sáu 20179:49 CH(Xem: 22644)
Nguyễn Văn Lía: Nói đến nhân quả, người tín đồ đạo Phật hiểu ngay đến luật trả vay, vay trả của thế trần. Vì vậy những ngôn ngữ được bàn bạc qua tâm tư trí não của họ, như: “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão”, “ghét cái nào trời trao cái nấy”
27 Tháng Sáu 20179:37 CH(Xem: 18913)
Trang Văn Mến:Ngược dòng thời gian , cách nay cũng gần trăm năm, Đức Thầy giáng trần ngày 15/01/1920 nhầm ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi tại làng Hoà Hảo , quận Tân Châu , tỉnh Châu Đốc , một tỉnh thuộc miền Nam nước Việt .
03 Tháng Năm 20179:03 CH(Xem: 20208)
Nguyễn Văn Lía: Luật pháp là điều cốt yếu làm cho quốc gia thanh bình không rối loạn. Giới luật là món tối cần cho bất cứ giáo đồ của tôn giáo nào. Vì nó là điểm chính đưa người tu đến bờ giải thoát.
30 Tháng Tư 201711:57 SA(Xem: 21221)
Phạm Xuân Huyên: Để có được sự bình an theo lời dạy của Thầy, ta nên khắt sâu lời dạy của Ngài vào trong tâm tư: “Biết khôn tìm kiếm Ma Ha, Một câu lục tự nhà nhà bình an”.
30 Tháng Tư 201711:47 SA(Xem: 17797)
Bùi Minh Luân: “lòng ham muốn” còn nảy sinh ra biết bao nhiêu điều nữa và tai hại mà nó mang lại cũng thật là ghê gớm nếu như con người không biết chế ngự kiệp thời, không biết dừng đúng lúc.
30 Tháng Tư 201711:41 SA(Xem: 19582)
NGUYỄN VĂN NHỰT: Nếu ai đã từng sống trong nếp sống giản đơn nhẹ lạc, mới cảm nhận hết được những gì thanh thoát, đẹp đẽ của lối sống thanh cao đạm bạc.
07 Tháng Ba 20176:01 SA(Xem: 16800)
Người cầu Phật độ trước tiên phải thể hiện hành động tự độ. Kinh Phật nói rằng “Hãy tự minh thắp đuốc lên mà đi”
23 Tháng Hai 20179:14 CH(Xem: 17789)
“ Câu Bát Chánh rán mài chạm dạ Tứ mục điều người khá hành y” (Thiên lý Ca) “ Diệu thâm Bát Chánh lời truyền giáo Xa thẳm Tứ Đề tiếng giục ông” (Cho ông Chín Diệm, ĐứcThầy)
20 Tháng Hai 20179:36 CH(Xem: 18114)
Phàm con người đứng ra làm việc gì muốn có kết quả thỏa đáng đúng như ý nguyện của mình, tất phải dốc hết tâm cơ trí não vào sự việc ấy mới mong thành công tốt đẹp
20 Tháng Hai 20179:19 CH(Xem: 20886)
Người tu Phật, muốn sang qua bên giác, đến cõi tịch mịch Niết bàn, lướt khỏi sông mê bể khổ, khỏi màn vô minh u tối, cần phải có trí huệ.
100,000