Tìm hiểu ý nghĩa chữ XẢ

30 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 9761)
Tìm hiểu ý nghĩa chữ XẢ
phat_giao_hoa_hoa_29-content

  

   

 Trong bài “Chư PHẬT có bốn Đại Đức”, Đức Thầy cho biết bốn đức ấy là : 1. Đức từ. 2. Đức bi. 3. Đức hỉ. 4. Đức xả.

 Đặc biệt, khi giải thích về “đức Xả” Ngài chỉ rõ: Xả là chẳng chấp một pháp nào trong thế gian, sẵn lòng lìa xa các nghiệp tiền trần, tha thứ hết thảy những ai tối tăm lầm lỗi, chẳng còn vướng víu chi với cuộc lợi danh, tài sắc, nhìn cõi đời chẳng bao giờ sanh lòng luyến ái.”

Vậy Xả là buông bỏ hết tất cả những gì đã chấp.

 Thông thường chúng sanh dễ hành được Từ, Bi, Hỉ. Nhưng Xả thì thật là khó. Vì tâm chúng sanh còn cố chấp, nên suy nghĩ mông lung đủ điều: Hơn, thua, cao, thấp, nên Xả không phải là dễ.

 Sau đây, chúng ta thử tìm hiểu xem trong Kinh Phật bàn thế nào về chữ XẢ.

 XẢ: Bố thí .- Buông thả ra.- Bỏ đi. Viết theo Phạn: (Ưu tất xoa).

Như trong các tiền thân của đức Phật, Ngài từng Xả (bỏ) thân mạng mà cứu giúp chúng sanh.

- Ngài đương làm Bồ tát trên cung Đâu suất, Ngài Xả (bỏ) các sự vui sướng nơi Thiên cung mà giáng sanh để cứu thế.

- Lại trong khi làm Đông cung, Thái tử sắp lên ngôi vua, Ngài Xả tất cả: Đền đài, cung viện, châu báu, vợ đẹp, hầu xinh… một mình ra đi, mặc áo già, ngồi trên núi Tuyết mà tu khổ hạnh.

 XẢ là một đức trong bốn đức vô lượng (Tứ vô lượng) Từ, Bi, Hỉ, Xả.

 Xả có bốn thứ : Tứ Xả; bảy thứ : Thất chủng Xả.

 Tứ Xả : 1. Tài Xả, là đem của cải đồ vật thí Xả cho người ta.

 2. Pháp Xả, là đem pháp lý mà thí Xả cho người ta.

 3. Vô úy Xả, là đem đức không sợ mà thí Xả, mà phổ cập cho người ta.

 4. Phiền nảo Xả, là tự mình Xả bỏ các mối phiền não.

 Thất Chủng Xả (Bảy thứ Xả):

 1. Tâm tánh bình đẳng, không đem lòng nhớ mong, tình không giữ lấy, không mắc lấy.

 2. Đối với chúng sanh, Xả bỏ, rời khỏi tất cả sư ngăn ngại kẻ thân, người thù.

 3. Xả bỏ tất cả sự lầm lổi do nơi Tham, Sân, Si.

 4. Thấy sanh mạng được thoát ra, thì không còn lo nghĩ, tức là phóng Xả.

 5. Chứng được lý chơn không, bình đẳng, rời khỏi các Tướng.

 6. Tự mình bỏ những sự vui sướng của mình, đem thí cho người.

 7. Việc chi có lợi cho chúng sanh, thì để cho họ hưởng, mình đừng trông mong.

 XẢ TƯỚNG. Cũng viết : Xả tướng là một trong ba tướng tu :

 1. Định tướng (Phạn: Xa ma tha),

 2. Huệ tướng (Phạn: Tỳ bà xá na),

 3. Xả tướng (Phạn : Ưu tất xoa).

Xả tướng (Ưu tất xoa) gồm cả bốn nghĩa : 1. Bình đẳng, 2. Bất tranh (chẳng tranh giành cãi lẩy), 3. Bất quan (chẳng nhìn tới), 4. Bất hành (chẳng làm).

Niết Bàn Kinh, quyển 31 :

Như Bồ Tát đã tu nhiều về Định tướng, thì nên tu Huệ tướng.

Như đã tu nhiều về Huệ tướng, thì phải tu Định tướng.

Tu chứng Định và Huệ bằng nhau, thì kêu là Xả.

Hàng Thập trụ Bồ tát, sức Huệ thì nhiều, mà sức Định thì ít, cho nên chẳng thấy tánh được tỏ rõ.

Hàng Thinh Văn và Duyên giác, sức Định thì nhiều, mà sức Huệ thì ít, cho nên cũng chẳng thấy được Phật tánh được tỏ rõ.

Chư Phật Thế tôn, Định và Huệ bằng nhau, cho nên thấy Phật Tánh môt cách tỏ rõ, dường như người ta nhìn trái Am-ma-lặc trong lòng bàn tay. Sự thấy Phật tánh tức là Xả tướng.

 Sau đây là những câu chuyện thể hiện lòng Từ, Bi, Hỉ, Xả của:

 - Đức Phật đối với Đề Bà Đạt Đa.

 - Đức Lục Tổ đối với Trần Huệ Minh.

 - Đức Thầy đối với vợ chồng Anh BÊ.

 

Đức Phật đối với Đ Bà Đt Đa. (Devadatta).

 

 Một vị đệ tử của Phật, dòng họ Thích, con nhà chú đối với đức Thế tôn, anh ruột của A nan đà (Ananda), tên là Đề bà. Cũng kêu: Điều Bà Đạt, Điều Bà Đạt Đa.

 Số là bà mẹ của ông Đề bà Đạt đa chẳng có thai, bèn đến các đền mà cầu khẩn với chư Thiên đặng sanh con. Nhơn cuộc cầu đảo mà được có thai, sanh ra con trai, đặt tên là Thiên thọ, Thiên dữ.

 Lại một nghĩa nữa: Hồi ông Đề bà Đạt đa sắp ra khỏi lòng mẹ, thì chư Thiên lấy làm nóng nảy, bứt rứt, vì biết trước rằng sau nầy ông sẽ làm hại Phật, phá Tăng. Nhơn biết như vậy, nên các ông Thầy đoán số khiến cha của ông là Bạch Phạn Vương đặt tên là Thiên nhiệt.

 Đề bà Đạt đa vốn là một vị Vương tử đa văn, túc trí, nghề văn nghiệp võ song toàn, song tánh hay đố kỵ. Từ khi chưa xuất gia đã có dịp gây ác cảm với đức Phật rồi. Lúc ấy, các vị công tử đang chơi trong một vườn hoa. Có một bầy nhạn bay qua. Đề bà Đạt đa vốn cao tài, dương cung bắn sa một con nhạn. Nhạn ấy rớt vào vườn hoa của Thái tử. Ngài lượm con nhạn lên và rịt thuốc. Đề bà Đạt đa sai người qua đòi con nhạn do mình bắn sa. Thái tử chẳng khứng, vì lòng Từ Bi nên thả con nhạn bay đi.

 Về sau, thấy Thái tử tu thành Phật, Đề bà Đạt đa đi theo mấy vị Thích tử mà xuất gia đầu Phật. Nhưng thường hay đố kỵ ngạo mạn, tự cho mình chẳng kém Phật. Chính Đề bà Đạt đa đứng ra phá sự hòa hiệp nơi Giáo hội Tăng già, phân rẽ Tăng chúng, tách mình ra toan lập một Giáo hội khác. Ông lại xúi Thái tử A xà thế giết vua cha mà soán ngôi. Ông phái người đến toan giết Phật, song đến nơi thì người ấy quy y đầu Phật. Ông lại thả tượng dữ ra để hại Phật, song tượng cũng cảm sức lành của Phật mà đảnh lễ, lui về. Sau rốt, ông đứng dưới núi quăng đá lên, trúng chơn Phật chảy máu.

 Đối với những sự hại Phật, phá Tăng ấy, ở về người khác thì phải đọa nơi Địa ngục vô gián. Nhưng ông Đề bà Đạt đa vốn có công đức vô lượng từ các đời trước, nên không những Đức Phật Từ, Bi, Hỉ, Xả cho mà Phật lại còn thọ ký cho ông nữa.

 

Đc Lc T đi vi Trn Hu Minh

 

 Sau khi truyền Y Bát cho Ngài Lục Tổ Huệ Năng.

 Ngũ tổ trở về, mấy ngày không thượng đường, tức là không ra dạy chúng, chúng nghi đến hỏi: Hòa Thượng có ít bịnh, ít não chăng? Tổ bảo: Bệnh thì không mà Y Pháp đã về phương Nam rồi. Chúng hỏi rằng: ai là người được truyền? Tổ bảo: Năng đó thì được. Chúng biết vậy. Vì họ đã được đọc bài kệ của Ngài Huệ Năng nên khi nghe Ngũ Tổ nói họ liền biết là Ngài. Biết rồi họ có tha không? Khi đó có vài trăm người đuổi theo muốn cướp lại Y Bát.

Một vị Tăng, họ thế tục là Trần, tên Huệ Minh, trước là hàng Tướng quân, bực Tứ phẩm, tánh hạnh rất thô tháo, hết lòng theo tìm, chạy trước mọi người đuổi kịp Ngài Huệ Năng. Ngài bèn ném Y Bát trên bàn thạch nói: “Cái Y nầy là biểu tín có thể gắng sức mà tranh sao?”. Ngài ẩn trong đám cỏ, Huệ Minh đến cầm Y lên nhưng không nhúc nhích mới gọi rằng:“Cư sĩ, cư sĩ ! Tôi vì Pháp đến chớ không phải vì Y”. Ngài Huệ Năng ở trong đám cỏ bước ra ngồi trên bàn thạch. Huệ Minh liền làm lễ thưa: “Mong cư sĩ vì tôi nói pháp”. Huệ Năng nói: “Ông đã vì pháp mà đến thì nên dứt sạch các duyên, chớ sanh một niệm, tôi vì ông nói”. Huệ Minh im lặng giây lâu, Huệ Năng nói: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, chính khi ấy cái gì là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh“. Ngài Huệ Minh ngay câu nói đó liền ngộ. Đây là bài thuyết pháp đầu tiên của Lục Tổ.

 

Đc Thy đi vi v chng Anh Bê

 

Thuở Đức Thầy độ tha hóa chúng càng lúc càng đông, do tài trí vượt hẳn mọi người của Ngài, khiến cho kẻ bán nước buôn dân sanh lòng ganh ghét, lúc nào chúng cũng coi Ngài là một chướng ngại không nhỏ cho sự bán giống buôn nòi của chúng. Muốn giữ câu “Tiên hạ thủ vi cường” nên họ tổ chức cuộc bí mật ám sát Đức Thầy để dể bề thao túng theo hành động bất lương.

Một hôm chúng mướn anh Bê 21 tuổi, với số tiền khá lớn, bảo làm sao ám sát cho được Ngài. Anh Bê nhận lời và lấy khẩu súng nhỏ, hứa ngày mai sẽ thi hành. Khi về nhà anh lộ nét băn khoăn, lo nghĩ. Chị Bê vợ mới cưới của anh, thấy chồng có vẻ khác thường nên cứ theo han hỏi nguyên do. Ban đầu anh còn dấu, nhưng chị cứ hỏi nhiều lần, anh mới tỏ bày sự thật là định mai nầy ám sát Ông Tư Hòa Hảo. Vợ anh nghe rõ câu chuyện toát mồ hôi, lìền than thở với chồng:

 - Anh đừng làm chuyện đó không nên. Ông Tư Hòa Hảo là người đức hạnh, hiền từ, cứu dân độ thế, lại là một nhà cách mạng chơn chánh, ích nước lợi dân. Mình ham chi tiền thưởng, dẫu lớn bao nhiêu thì cũng xài tiêu hết, chứ việc làm tội lỗi sẽ gây ảnh hưởng cho con cháu về sau.

 Chị tha thiết với chồng, nhưng anh Bê nhứt quyết, lại còn rầy vợ:

- Việc của tôi làm tôi biết, bổn phận đàn bà không nên xen vào việc của tôi.

 Chị cố khuyên mãi nhưng không thức tỉnh được chồng. Đêm đó chị cứ thao thức vì lo sợ cho việc làm tội ác của chồng sắp diễn ra ngày mai. Ngồi bên cạnh chiếc đèn, nhìn chồng đang ngủ say, chị lắc đầu sầu thảm. Đến canh ba chị chợt nghĩ, bất cứ giá nào cũng không để chồng mình giết hại ông Tư Hòa Hảo. Rồi chị lén lấy khẩu súng nhỏ của anh tháo hết đạn ra, xong rồi chị mới yên lòng đi ngủ.

 Sáng ra, anh Bê thức sớm, lập tức mang súng đi thẳng lại khúc đường mà anh thấy Đức Thầy thường đi qua mỗi sáng sớm. Chờ khoảng 30 phút, bỗng thấy Đức Thầy từ xa đi tới chỉ có một mình. Giờ may đã đến, anh Bê chuẩn bị tư thế ra tay. Thầy vừa đến, nhìn anh Bê cười và khẻ nói:

 - Mới 21 tuổi sao dám lãnh tiền đi giết mướn chi vậy? Không sợ quả báo sao? Nè! Cây súng không có đạn đâu, vợ em đã lấy ra hết hồi khuya rồi, đừng làm bậy sẽ bị họa lớn nghe! Tôi tuy đi một mình chớ lính Bình Xuyên lúc nào cũng theo hộ vệ mật rất đông. Làm không được việc mà còn mắc họa nữa à !.

 Đoạn Thầy nói tiếp:

 - Tôi có sứ mạng dạy Đạo cứu đời nên em không thể giết được đâu.

 Anh Bê nãy giờ đứng thừ người ra như tượng gỗ, mặt tái xanh, vội đi nhanh về nhà. Vô buồng móc súng ra coi thì không có một viên đạn nào cả. Hỏi ra thì chị Bê mới chịu thiệt và khuyên chồng một lần nữa. Anh Bê nói:

-Thôi mình đừng nói nữa, tôi đã biết tội của tôi rồi. Vậy vợ chồng mình nên tìm tới ông Tư Hòa Hảo để quy y, vì chắc chắn Ngài là Phật rồi, không còn nghi ngờ gì nữa.

 Thấy chồng thức tỉnh chị Bê mừng vô hạn. Vợ chồng tìm đến Đức Thầy phát nguyện Qui Y.

 Thuật theo lời của đồng Đạo Võ thị Đồng. (Trích: Chuyện Bên Thầy số 36)

Qua ba câu chuyện kể trên chúng ta đã học được ít nhiều về hạnh Từ, Bi, Hỉ, Xả của Đức Phật, Đức Lục Tổ và Đức Thầy.

 Thêm vào đó, Đức Thầy còn khuyên trong bài “Dặn dò bổn đạo”:

Học câu Hỉ Xả đại từ,

 Noi gương nghĩa sĩ dạ tư chớ gần.

 

 Vì vậy, chúng ta cần phải biết rõ ràng bốn đại đức của Chư Phật và làm sao để đắc được bốn đức ấy như lời Đức Thầy chỉ dạy. Đồng thời với việc ăn chay, niệm Phật thường ngày, chúng ta cũng nên Bố thí, Nhẫn nhục và Trì giới để độ được Tham, Sân, Si./.

 

 Nam Mô A Di Đà Phật!

 Hàn Hạ Ngu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 21978)
Nhẫn nghĩa là gì? Nhẫn là nhường, nhịn, dằn lòng xuống (nhẫn nhịn), cố-gắng chịu đựng (nhẫn-nại), bền chí, không nóng-nảy, nãn lòng (kiên-nhẫn), cam chịu nhục để đạt mục-đích nào đó (nhẫn-nhục),...
11 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 14725)
Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy:“…Các người nên hiểu biết phận-sự con người phải làm gì trong kiếp sống và tìm kiếm chân tánh của mình
11 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 16689)
Trong việc tu học, với biết bao kinh sách, nghiên cứu, sưu tập… cùng muôn vạn pháp mà chư Phật đã giáo hóa, nhằm giúp tìm về với Tâm, là bản thể thanh tịnh và là sự giải thoát.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 33529)
Hầu hết chúng sanh đều có căn lành tánh thiện. Nhưng do vô minh huân tập che khuất tự tánh lành, lại theo tà vọng lôi cuốn, hiệp với Ác Nghiệp: Tham lam, Sân nộ, Mê si mà che khuất đi Bổn Lai Diện Mục của mình.
10 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 14741)
Trương Văn Thạo- Phần đông, chúng ta nhờ học hỏi mà hiểu biết ít nhiều về Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ ý nghiã của chữ Pháp thân và Pháp thí, đặc biệt là của Đức Huỳnh Giáo Chủ.
10 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 43998)
Hình Danny, Melbourne, Úc Châu; bài Truong Văn Thạo, Texas, Hoa Kỳ. Theo Hán tự, BÁT NHẪN (八忍) nghĩa là Tám điều nhẫn nhịn, gồm có: Nhẫn năng xử thế, Nhẫn Giái, Nhẫn Hương lân, Nhẫn Phụ mẫu, Nhẫn tâm, Nhẫn tánh, Nhẫn đức, Nhẫn thành.
100,000