TÌM HIỂU Trạng Trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm) 2

05 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 10817)
TÌM HIỂU Trạng Trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm) 2

sen8-content

Liên hồng cảm kích vĩ long tuyền,

Đồng Thạnh hàng kỳ tác thiện duyên.

Kiển sám truyền danh lưu hậu thế,

Nam Việt trung thần đệ nhứt Tiên.

CHÚ THÍCH TỪ NGỮ

1- LIÊN HỒNG

Liên: Hoa sen. Hồng: Màu đỏ. Hoa sen màu đỏ. Nghĩa bóng: Hoa sen to lớn ở Tây Vức (Tây phương Cực Lạc), nơi mà linh hồn được vãng sanh, thần thức nhập vào hoa sen (gọi là thai sen), sau đó được nở ra lớn nhỏ, tùy theo công đức tu tập của mỗi người.

CẢM KÍCH

Cảm: Xúc động. Kích: Nước bắn lên. Nghĩa rộng: Xúc động mạnh.

To lớn, người ta dùng từ “vĩ đại” để nói đến một nhân vật hay một sự kiện quan trọng, lớn lao.

LONG TUYỀN

Long: Mạch núi hay tên một thanh gươm. Tuyền: Suối. Nghĩa rộng: Vượng khí thiên của một nơi nào. Ngoài ra Long Tuyền có thể là tên một thanh gươm quí. Điển tích: Trương Hoa nhìn thấy giữa khoảng sao Ngưu và sao Đẩu có ánh sáng rực rỡ màu tím, liền hỏi Lôi Hoán đó là điềm gì ? Lôi Hoán bảo đó là ánh sáng thanh gươm quí, chiếu từ huyện Phong Thành. Trương Hoa liền bổ Lôi Hoán làm Tri Huyện nơi ấy. Sau đó Lôi Hoán đào dưới đất gặp cái hòm bằng gỗ, trong ấy có hai thanh gươm khắc chữ: “Long Tuyền” và “Thái A”. Lôi Hoán đem dâng cho Trương Hoa thanh kiếm Thái A, còn Long Tuyền thì giữ lại bên mình. Sau khi đào được hai thanh kiếm rồi, ánh sáng giữa sao Ngưu và sao Đẩu cũng biến mất.

*Tóm lược ý câu: “Liên hồng cảm kích Vĩ long tuyền”.

Người chứng đắc liên hoa hóa thân, hội đủ công đức về cõi Tây Phương Cực Lạc.

2- ĐỒNG THẠNH

Tên một làng ngày xưa ở miền Bắc Việt Nam. Ngày nay là xã Đồng Thành, tỉnh Bắc Giang.

HÀNG KỲ

Hàng: Lớp người. Kỳ: Ám chỉ mấy kỳ lão. Nghĩa rộng: Lớp người cao niên.

TÁC

Làm.

THIỆN DUYÊN

Thiện: Lành. Duyên: Mối liên lạc từ kiếp trước lưu lại kiếp sau.

*Tóm lược ý câu: “Đồng Thạnh hàng kỳ tác thiện duyên”. Đức Huỳnh Giáo Chủ đến làng Đồng Thạnh (miền Bắc VN), để gieo duyên lành với mọi người.

3- KIỂN SÁM

Như chữ Kinh sám: Sách của Thánh hiền.

TRUYỀN DANH

Truyền: Trao lại, để lại từ nơi nầy sang nơi khác. Thế hệ nầy qua thế hệ khác. Danh: Tên. Nghĩa rộng: Lưu danh hậu thế.

LƯU

Để lại.

HẬU THế

Hậu: Sau. Thế: Đời. Nghĩa rộng: Đời sau.

*Tóm lược ý câu: “Kiển sám truyền danh lưu hậu thế”. Những lời dạy của Thánh Hiền được lưu lại từ đời nầy sang đời khác.

4- NAM VIỆT

Quốc hiệu nước Việt Nam và thời nhà Triệu (206-211, trước TL), thời nhà Nguyễn gọi Nam Việt là Miền Nam nước Việt Nam. Thời Pháp thuộc gọi là Nam Kỳ. Nam Việt cuối lòn dài dặm dặc” (ĐHGC).

TRUNG THẦN

Trung: Hết lòng với vua, với nước. Thần: Bề tôi. Nghĩa rộng: Bề tôi trung quân ái quốc.

ĐỆ NHỨT TIÊN (1)

Đứng đầu trong hàng Tiên phẩm.

*ĐẠI Ý 4 CÂU

Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết, bậc trung hiếu luỡng toàn sẽ có quả vị xứng đáng, xưa nay sách Thánh hiền đều ghi như thế.

________________

(1) Theo quan điểm của PGHH, có thể hiểu câu: “Nam Việt trung thần đệ nhứt Tiên”, đó là ám chỉ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

Nhơn danh ly biệt ngạn Bắc hà,

Cổ suý lương thần vịnh phong ca.

Thọ tử tâm trung trưng hùng khí,

Qui hồi quốc thủy tiện phương hoa.

CHÚ THÍCH TỪ NGỮ

1- NHƠN DANH

Nhơn: Người. Danh: Tên. Nghĩa rộng: Tộc danh của một người nào đó.

LY BIỆT

Ly: Chia lìa. Biệt: Chia cắt. Nghĩa rộng: Xa cách nhau.

NGẠN

Bờ. Nghĩa rộng: Ranh giới.

BẮC HÀ

Bắc: Miền Bắc. Hà: Sông. Nghĩa rộng: Con sông Miền Bắc.

NGẠN BẮC HÀ

Bờ sông phía Bắc. Ngày xưa trước năm (1975), Nước Việt Nam chia ra hai miền: Bắc phần (Bắc Kỳ) và Nam phần (Nam Kỳ) lấy sông Bến Hải làm giới hạn.

*Tóm lược ý câu: “Nhơn sanh ly biệt ngạn Bắc hà”. Người vốn ở miền Bắc, nhưng đã rời khỏi quê hương mình.

2- CỔ SÚY

Cổ: Đánh trống. Súy (Xúy): Thổi. Nghĩa rộng: Đánh trống và thổi kèn. Nghĩa

bóng: Sự cổ võ hăng hái, nhiệt tình.

LƯƠNG THẦN

Lương: Hiền lành. Thần: Bậc trung với vua, thương dân thương nước. Khi chết được Sắc phong của vua và dân chúng lập đền thờ tự.

VỊNH

Ngâm, đọc.

PHONG CA

Cảnh tượng, tập tục có thi thơ.

*Tóm lược ý câu:“Cổ xúy lương thần vịnh phong ca”. Những bậc công thần đều có chỗ đứng trong hàng quan phẩm và khi chết cũng được tôn thờ ngôi vị cao cả.

3-THỌ TỬ

Thọ (thụ): Nhận, chịu. Chết. Nghĩa rộng: Nhận lấy cái chết. Hi sinh thân mình.

TÂM TRUNG

Tâm: Lòng. Trung: Hết lòng trung với vua, thương dân thương nước. Nghĩa rộng: Một lòng trung quân ái quốc.

TRƯNG

Chứng cớ.

HÙNG KHÍ

Hùng: Mạnh mẽ. Khí: Tinh thần phát lộ ra ngoài. Nghĩa rộng: Sức mạnh tinh thần. Tinh thần mạnh mẽ.

*Tóm lược ý câu: “Thọ tử tâm trung trưng hùng khí”. Thà chịu chết để tỏ lòng trung quân ái quốc.

4- QUI HỒI

Qui: Trở lại. Hồi: Trở về. Nghĩa rộng: Đồng quay trở lại. Cùng nhau trở về.

QUỐC THỦY

Nước nhà.

TIỆN

Thuận lợi.

PHƯƠNG HOA

Phương: Thơm. Hoa: Rực rỡ. Nghĩa rộng: Tiếng tăm địa vị trong xã hội lan rộng khắp nơi.

*Tóm lược ý câu: “Qui hồi quốc thuỷ tiện phương hoa”. Đất nước Việt Nam sau nầy sẽ được thế giới biết đến và tiếng tăm vang dội khắp nơi.

ĐẠI Ý 4 CÂU

Ngày xưa (vị tướng ấy) cũng ở xứ Bắc Kỳ, nhưng vì sứ mạng nên phải xa quê hương để phù trợ dân chúng, kiến tạo nước nhà trở nên hùng mạnh.

Bốn bài thơ đã làm xong,

Văn Nho bàn bạc nhiều ông lắc đầu.

Nghĩ ra mới biết cơ cầu,

Người chi thi phú công hầu cổ nhơn.

Nghiệm suy lời lẽ thiệt hơn,

Dặn dò bá tánh thi ơn xóm làng.

Nào ta có nói bướng càn,

Về An Giang tỉnh rõ ràng ai hay.

Từ đây Nam Bắc chuyển quay,

Khi đây khi đó ra tài khuyên dân.

CHÚ THÍCH TỪ NGỮ

BỐN BÀI THƠ

Tức bốn bài “Thất ngôn tứ tuyệt”, trong tác phẩm “Để chơn đất Bắc” của Đức Huỳnh Giáo Chủ.

VĂN NHO

Người Nho sĩ theo học Đạo Nho (thường gọi chung là học trò Đức Khổng Tử).

BÀN BẠC

Đem ra cứu xét cho được rõ ràng minh bạch..

LẮC ĐẦU

Cử chỉ tỏ ra không hiểu, không chấp nhận.

CƠ CẦU

Cơ: Cái thúng. Cầu: Áo cừu. Kinh Lễ:“Lương cung chi tử tất học vi cơ, lương dạ chi tử, tất học vi cầu”. (Người thợ làm cung giỏi, con cái tuy không khéo về nghề làm cung, có thể học được nghề của cha, đem áp dụng lối uốn tre, vót tre để làm thúng. Con cháu người thợ thuộc da, bắt chước ông cha, chắp vá các loài da để làm áo cừu). Nghĩa bóng: Con cháu nối nghiệp ông cha.

THI PHÚ

Thi: Thơ văn. Phú: Một thể vận văn khi xưa. Nghĩa rộng: Thi phú dùng để tiêu biểu cho các loại vận văn.

CÔNG HẦU

Hai trong 5 tước ngày xưa: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam. Nghĩa rộng: Những bậc tiền bối thuộc thế hệ trước.

NGHIỆM SUY

Nghiệm: Xem xét, khảo sát. Suy: Tìm hiểu. Nghĩa rộng: Tìm hiểu một cách chính xác.

DẶN DÒ

Bảo cho nhớ, nhắc nhở kẻo quên.

BÁ TÁNH

Trăm họ. Nghĩa rộng: Những người dân cùng sống chung trong một nước hay thế giới.

THI ƠN

Cho ai một ân huệ gì (người trên gia ơn cho kẻ dưới). Như chữ ban ơn.

XÓM LÀNG

Nghĩa của chữ Thôn hương, cũng như từ Ấp, Xã ngày nay.

BƯỚNG CÀN

Hành động không cần phải suy nghĩ, bất kể đúng hay sai.

AN GIANG TỈNH

Tức là tỉnh An Giang, một tỉnh thuộc Miền Tây Nam nước Việt Nam.

RÕ RÀNG

Hiển hiện ra trước mắt, dễ hiểu dễ thấy.

NAM BẮC

Tức Nam Phần (Nam Kỳ) và Bắc Phần (Bắc Kỳ).

CHUYỂN QUAY

Tới lui.

KHI ĐÂY KHI ĐÓ

Lúc ở chỗ nầy, khi ở chỗ nọ. Nghĩa rộng: Không ở nơi nào cố định.

TÀI

Hay giỏi.

KHUYÊN DÂN

Khuyên: Dạy dỗ. Dân: Người dân. Nghĩa rộng: Dạy dỗ mọi người.

ĐẠI Ý ĐOẠN TRÊN

Đức Huỳnh Giáo Chủ viết ra mới bốn bài thơ, khiến cho các bậc Nho Gia khi đọc xong rất đỗi ngạc nhiên và thán phục. Đây là giai đoạn Ngài vào Nam ra Bắc để khuyến khích tu hành.

Tóm tắt, xác phàm của Đức Huỳnh Giáo Chủ (vào những năm 1939-1947) tuy ở miền Nam Việt Nam (làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc) để khai Đạo cứu Đời nhưng thỉnh thoảng Ngài cũng dùng hóa thân để ra miền Bắc (hoặc những nơi nào đó) phổ hóa nhân sanh. Bằng chứng là trong bài “Dặn dò bổn đạo” do Ngài viết tại Hòa Hảo lối tháng 2 năm Canh Thìn (1940), có đoạn:

“Lấy tâm lấy trí xét soi,

Thầy đi dạy Bắc thử coi lẽ nào.

Thôi thôi dân chớ hùng hào,

Khùng từ bổn đạo tẩu đào Bắc đô.”

Hay:

“Chuyển miền Nam địa lung lay,

Nam Trung cùng Bắc một tay giáo đời.”

Hoặc là:

“Để cho Thầy đi dạo ta bà,

Đặng dạy kẻ đàng xa chưa rõ.”

Đồng thời, giữa Ngài và Trạng Trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm) chắc chắc có sự liên hệ vô cùng mật thiết mà nhiều tín đồ PGHH xác quyết rằng một trong các chơn linh đã từng ẩn xác phàm của Đức Huỳnh Giáo Chủ để sáng tác các quyển Sám Giảng và Thi văn Giáo lý; đó là Trạng Trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm). Thế nên, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã để lại cho đời nhiều áng thi văn vô cùng tuyệt tác, khiến mọi người một khi để tâm xem qua đều phải cúi đầu bái phục./.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Hàn Hạ Ngu


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Sáu 20179:37 CH(Xem: 16419)
Trang Văn Mến:Ngược dòng thời gian , cách nay cũng gần trăm năm, Đức Thầy giáng trần ngày 15/01/1920 nhầm ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi tại làng Hoà Hảo , quận Tân Châu , tỉnh Châu Đốc , một tỉnh thuộc miền Nam nước Việt .
03 Tháng Năm 20179:03 CH(Xem: 17809)
Nguyễn Văn Lía: Luật pháp là điều cốt yếu làm cho quốc gia thanh bình không rối loạn. Giới luật là món tối cần cho bất cứ giáo đồ của tôn giáo nào. Vì nó là điểm chính đưa người tu đến bờ giải thoát.
30 Tháng Tư 201711:57 SA(Xem: 19019)
Phạm Xuân Huyên: Để có được sự bình an theo lời dạy của Thầy, ta nên khắt sâu lời dạy của Ngài vào trong tâm tư: “Biết khôn tìm kiếm Ma Ha, Một câu lục tự nhà nhà bình an”.
30 Tháng Tư 201711:47 SA(Xem: 15830)
Bùi Minh Luân: “lòng ham muốn” còn nảy sinh ra biết bao nhiêu điều nữa và tai hại mà nó mang lại cũng thật là ghê gớm nếu như con người không biết chế ngự kiệp thời, không biết dừng đúng lúc.
30 Tháng Tư 201711:41 SA(Xem: 17387)
NGUYỄN VĂN NHỰT: Nếu ai đã từng sống trong nếp sống giản đơn nhẹ lạc, mới cảm nhận hết được những gì thanh thoát, đẹp đẽ của lối sống thanh cao đạm bạc.
21 Tháng Ba 20179:33 SA(Xem: 20986)
Nguyễn Van Lía: Bước đầu tiên của người học Phật là khép mình vào khuôn khổ luật nghi, giữ gìn quy điều giới cấm và thường phụng hành theo tôn chỉ của Đạo
07 Tháng Ba 20176:01 SA(Xem: 14787)
Người cầu Phật độ trước tiên phải thể hiện hành động tự độ. Kinh Phật nói rằng “Hãy tự minh thắp đuốc lên mà đi”
23 Tháng Hai 20179:14 CH(Xem: 15496)
“ Câu Bát Chánh rán mài chạm dạ Tứ mục điều người khá hành y” (Thiên lý Ca) “ Diệu thâm Bát Chánh lời truyền giáo Xa thẳm Tứ Đề tiếng giục ông” (Cho ông Chín Diệm, ĐứcThầy)
20 Tháng Hai 20179:36 CH(Xem: 16057)
Phàm con người đứng ra làm việc gì muốn có kết quả thỏa đáng đúng như ý nguyện của mình, tất phải dốc hết tâm cơ trí não vào sự việc ấy mới mong thành công tốt đẹp
20 Tháng Hai 20179:19 CH(Xem: 18644)
Người tu Phật, muốn sang qua bên giác, đến cõi tịch mịch Niết bàn, lướt khỏi sông mê bể khổ, khỏi màn vô minh u tối, cần phải có trí huệ.
100,000