TÌM HIỂU TRẠNG TRÌNH (NGUYỄN BỈNH KHIÊM)

23 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 11864)
TÌM HIỂU TRẠNG TRÌNH (NGUYỄN BỈNH KHIÊM)

phat_giao_hoa_hoa_28-content



Nhận thấy có nhiều người hay xem thường Giáo Lý PGHH. Họ cho rằng Thi Văn của Đức Thầy có tính cách quê mùa, không đủ sức thuyết phục giới trí thức tự cho mình học cao hiểu rộng.

Vì vậy, chúng tôi xin trích ra một số bài Thi Văn trong quyển “TỪ ĐIỂN ĐẶC DỤNG” của đồng Đạo Nguyễn Văn Chơn với những bài THI HÁN do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng tác và đáp họa với những bậc túc nho từ năm 1939 đến năm 1947 để thấy rằng văn thơ của Đức Thầy không phải tầm thường như họ nghĩ.

Trước hết là một số bài Thất ngôn Tứ Cú từ trong bài “Để Chơn Đất Bắc” mà Đức Thầy viết tại Hòa Hảo, tháng giêng năm Canh Thìn (1940), do Đức Ông giữ bổn chánh.

 THƠ rằng:

Nam thiền vô ngại đại Hoành Sơn,

Nhiên khước hành vi kỷ khách huờn.

Tân tạo huyền sanh hồi châu ngọc,

Hữu nhựt Tiên Thần hiệp luyện đơn.

CHÚ THÍCH TỪ NGỮ

1- NAM THIỀN

Nam: Phương Nam. Thiền: Một trong mười Tông của Phật Giáo. Nghĩa rộng: Phật Giáo đã du nhập vào Miền Nam Việt Nam.

VÔ NGẠI

Vô: Không. Ngại: Ngăn trở. Không có gì ngăn cách. Nghĩa rộng: Như từ Phật trí: Gọi là Vô ngại trí (Trí huệ của Phật thông suốt, không có gì ngăn trở được).

ĐẠI:

To lớn.

 HOÀNH SƠN

 Tên một dãy núi ở giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tỉnh, có một cửa ải gọi là Hoành Sơn Quan. Nguyễn Hoàng nhờ chị ruột là Nguyễn thị Ngọc Bảo, giúp lời với Trịnh Kiểm cho vào trấn đất Thuận Hóa, được Trịnh Kiểm chấp thuận. Nguyễn Hoàng cho người ra tận Hải Dương, nơi Bạch Vân Am xin ý kiến cụ Trạng Trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm). Cụ không trả lời dứt khoát, nhân đang đứng ngắm đàn kiến đang bò quanh hòn non bộ, cụ lấy tay chỉ vào hòn giả sơn mà nói:“Hoành Sơn nhứt đái vạn đại dung thân.” (Dãy núi Hoành Sơn có thể dùng nơi yên thân đến muôn đời). Đúng như lời tiên tri ấy, Nguyễn Hoàng nhờ đó mà dựng nghiệp lâu dài cho dòng dõi nhà Nguyễn sau nầy.

Tóm lược ý câu:“Nam thiền vô ngại đại Hoành sơn”. Đạo của ta (ám chỉ Đạo Phật), không như ngọn núi Hoành Sơn làm cản trở bước đi của nhiều người.

 2- NHIÊN KHƯỚC

Nhiên: Như, nhưng mà, vậy thì…

Khước: Không nhận. Nghĩa rộng: Xác định không nhìn nhận.

 HÀNH VI

 Việc làm của một người nào.

 KỶ

 Mấy.

 KHÁCH HUỜN

 Khách: Người khách, người từ phương xa đến.

Huờn: Trở lại. Nghĩa rộng: Người từ xa đến địa phương của mình. Hoặc người không phải ở tại địa phương.

Tóm lược ý câu:“Nhiên khước hành vi kỷ khách huờn”. Nhưng mà có bao nhiêu người đi đến đó, rồi thục lùi trở lại.

 3- TÂN TẠO

 Tân: mới. Tạo: Làm nên, lập ra. Nghĩa rộng: Mới xây dựng, mới làm nên.

 HUYỀN SANH

 Huyền: Sâu xa, kín đáo. Sanh : Ra đời. Nghĩa rộng: Sự ra đời một cách khác thường.

 HỒI

 Quay trở lại.

 CHÂU NGỌC

 Châu: Hạt trai. Ngọc: Viên ngọc. Nghĩa rộng: Những vật, thứ quí giá.

 *Tóm lược ý câu:“Tân tạo huyền sanh hồi châu ngọc”. Đức Huỳnh Giáo Chủ có sứ mạng khai Đạo, dẫn dắt chúng sanh tu hành để trở thành con người hiền lương đức hạnh.

 4- HỮU NHỰT

 Hữu: Có. Nhựt: Ngày. Nghĩa rộng: Có một ngày nào đó.

 TIÊN THẦN

 Tiên: Bậc tu trên núi, có phép thuật, cốt tu cho được trường sanh bất lão. Thần: Đấng linh thiêng do trời đất lập nên hay bậc trung hiếu lưỡng toàn, khi chết được Sắc phong hay dân chúng tôn trọng thành Thần.

 HIỆP

 Cùng chung.

 LUYỆN ĐƠN

 Luyện: Tinh chế. Đơn: Còn gọi Đan: Thuốc viên. Nghĩa rộng: Nấu thành thuốc để chữa bịnh cho mọi người. Nghĩa bóng: Cùng nhau đem Đạo lý phổ truyền, để dẫn dắt chúng sanh tu hành, hầu thoát ra khỏi cảnh sanh tử luân hồi.

*Tóm lược ý câu:“Hữu nhựt Tiên Thần hiệp luyện đơn”. Có ngày các vị Thần Tiên cũng về hội hiệp.

 ĐẠI Ý 4 CÂU

 Cửa Đạo phương Nam không như ngọn Hoành Sơn, chắn bước đi của con người. Thế mà biết bao nhiêu người chùn bước. Hãy trở lại đời sống mới, rồi đây sẽ có Thần Tiên hiệp mặt.

 Sau đây là một bài thi Tứ cú khác:

Vân vân bạch bạch thức sinh thần,

Cổ quán thôn hương nhứt vị nhân.

Tiên sinh hiện kiếp phò Lê chúa,

Hậu truyền độ chúng cảm hoài ân.

CHÚ THÍCH TỪ NGỮ

1- VÂN VÂN

Vân: Mây. Nghĩa rộng: Mây và mây. Mây lồng mây. Nghĩa bóng: Khoảng không gian huyền ảo.

BẠCH BẠCH

Bạch: Trắng. Nghĩa rộng: Sáng. Sáng và sáng. Nghĩa bóng: Thanh thiên bạch nhựt. Rất sáng suốt.

THỨC

Biết.

SINH THẦN

Sinh: Ra đời, đời sống. Thần: Tinh thần, phần thiêng liêng của con người

(Nói về sức mạnh của tinh thần). Nghiã rộng: Phần tâm linh của con người.

 *Tóm lược ý câu:“Vân vân bạch bạch thức sinh thần”. Nói về sự ra đời của bậc đại đức, có một sức mạnh tinh thần vô biên (Ở đây mưốn nhắc đến nơi ẩn cư của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm).

 2- CỔ QUÁN

 Cổ: Xưa. Quán: Quê ở nhiều đời. Nghĩa rộng: Chỗ ở trước kia, như nguyên quán.

 THÔN HƯƠNG

 Thôn: Xóm. Hương: Làng. Nghĩa rộng: Xóm làng.

 NHỨT

 Đứng đầu.

 DỊ NHÂN

 Dị: Lạ thường. Nhân: Người. Người khác thường.

 *Tóm lược ý câu:“Cổ quán thôn hương nhứt dị nhân”. Nguyên quán của bậc dị nhân (Ý chỉ cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm), ở Làng Cổ Am, huyện Vĩnh Lại (Hải Dương).

Chúng tôi xin mở dấu ngoặc để nói rõ về sự liên quan giữa Đức Huỳnh Giáo Chủ và Cụ Trạng Trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm): Trong bài thi của ông Huỳnh Hiệp Hòa vấn Đức Thầy, câu thứ bảy và thứ tám:

Thi vấn hồi âm tri bửu hiệu,

Tứ minh tam vị hiển văn chương.

 (Thơ hỏi xin cho biết trong ba vị: Trạng Trình, Cử Đa và Đề Thám, mà ông đã nói đến trong văn thơ).

 Trong bài thơ đáp họa, cũng hai câu thứ bảy và thứ tám, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết:

Tam bá ngoại niên chơn bút hiệu,

Hàn lâm nhứt đâu vịnh thiên chương.

 (Hơn ba trăm về trước mới thật là bút hiệu của ta. Trước kia là quan nhứt phẩm trong Viện Hàn Lâm, đã sáng tác một ngàn bài thơ).

 Cụ Trạng Trình tộc danh là Nguyễn Bỉnh Khiêm, sanh năm Tân Hợi (1491), mất ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu (1585). Nguyên quán ở Làng Cổ Am, huyện Vĩnh Lại (Hải Dương). Ông hiệu tự là Bạch Vân Cư Sĩ, trong sự nghiệp văn chương, ông đã trước tác cả ngàn bài văn, bao gồm mọi thể loại. Điển hình hai tác phẩm: “Bạch Vân Thi Tập” và “Bạch Vân Quốc Ngữ Thi”.

 Nếu tính vào thời điểm Đức Huỳnh Giáo Chủ ra đời khai Đạo, ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (1939), ta thấy:

 Năm 1939- 1585 = 354 năm.

Chính vì thế mà Đức Huỳnh Giáo Chủ xác nhận:

Tam bá ngoại niên chơn bút hiệu,

Hàn lâm nhứt đấu vịnh thiên chương.

 Đồng thời Ngài cũng khẳng định:

 “Trình Mỗ ngộ kim khuê cổ địa” (Câu đáp họa bài thi của ông Chín Diệm). Ta là Trạng Trình ở đất xưa (Ý nói Làng Cổ Am, Huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương).

 Nhắc đến Trạng Trình, người tín đồ PGHH đều biết đến nhờ đoạn Sấm Giảng của Đức Thầy trong Quyển 3 sau đây:

Ngày nay xe lết xe lôi,

Đúng lời truyền sấm của hồi đời LÊ.

Là năm Rồng, Rắn, Ngựa, Dê,

Chúng sanh thế giới ê hề thây phơi.

Trạng Trình truyền sấm mấy lời,

Ngày nay dân chúng vậy thời rán tri.

3- TIÊN SINH

 Tiên: Trước. Sinh: Ra đời. Những người sanh trước, lớn tuổi mà ta kính trọng. Nghĩa bóng: Ám chỉ cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

 HIỆN KIẾP

 Hiện: Trong lúc nầy, bây giờ. Kiếp: Thời gian dùng thông thường đối với một đời người. Nghĩa rộng: Lúc còn sanh tiền.

 PHÒ

 Giúp đỡ, hỗ trợ.

 LÊ CHÚA

 Nhà Lê, bắt đầu từ triều đại của vua Lê Uy Mục trở về sau, vận nước dần dần suy yếu. Mạc Đăng Dung nhân đó mới tiếm vị, lập ra nhà Mạc. Lúc bấy giờ cụ Trạng Trình, vốn biết trước nhà Lê có ngày sẽ được trung hưng, và cũng muốn trọn đạo với nhà Lê, ông không chịu xuất chính. Nhưng vì tình thế bắt buộc, nên ông mới đi thi đỗ đạt và ra làm quan với nhà Mạc. Nhưng vì có sự bất hòa, nên ông về trí sĩ, trong khi đó vẫn nhớ nhà Lê và nuôi hy vọng phục hưng Lê nghiệp.

 

*Tóm lược ý câu:“Tiên sinh hiện kiếp phò Lê chúa”. Lúc sinh thời cụ Trạng Trình vẫn tôn thờ Lê chúa, cũng như gặp lúc suy vong, ông luôn nhớ về nhà Lê và nuôi hy vọng phục hưng.

 4- HẬU TRUYỀN

 Hậu: Sau. Truyền: Trao cho. Nghĩa rộng: Sau nầy, về sau.

 ĐỘ CHÚNG

 Độ: Cứu giúp. Chúng: Tất cả, đông đúc. Nghĩa rộng: Cứu giúp mọi người.

 CẢM

 Tâm ứng với ngoại vật mà động. Nghĩa rộng: Xúc động.

 HOÀI ÂN

 Hoài: Tưởng nhớ, mang trong lòng. Ân: Ơn. Nhớ ơn.

 *Tóm lược ý câu:“Hậu truyền độ chúng cảm hoài ân”. Sau nầy (Đức Huỳnh Giáo Chủ) ra đời khai Đạo, cứu giúp mọi người thoát khỏi hoạn nạn tai ương. Ân đức đó sẽ được thế nhân ghi nhớ.

ĐẠI Ý 4 CÂU

Giữa Đức Huỳnh Giáo Chủ và cụ Trạng Trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm) có sự liên hệ mật thiết: Tôn thờ Lê chúa và vì dân mà phục vụ, vì nước mà dám quên mình. Đức ân đó đáng được hậu thế ghi nhớ.

 (Còn tiếp)

Nam Mô Bổ Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

HÀN HẠ NGU

phat_giao_hoa_hoa_26-content

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 21858)
Nhẫn nghĩa là gì? Nhẫn là nhường, nhịn, dằn lòng xuống (nhẫn nhịn), cố-gắng chịu đựng (nhẫn-nại), bền chí, không nóng-nảy, nãn lòng (kiên-nhẫn), cam chịu nhục để đạt mục-đích nào đó (nhẫn-nhục),...
11 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 14669)
Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy:“…Các người nên hiểu biết phận-sự con người phải làm gì trong kiếp sống và tìm kiếm chân tánh của mình
11 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 16610)
Trong việc tu học, với biết bao kinh sách, nghiên cứu, sưu tập… cùng muôn vạn pháp mà chư Phật đã giáo hóa, nhằm giúp tìm về với Tâm, là bản thể thanh tịnh và là sự giải thoát.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 33379)
Hầu hết chúng sanh đều có căn lành tánh thiện. Nhưng do vô minh huân tập che khuất tự tánh lành, lại theo tà vọng lôi cuốn, hiệp với Ác Nghiệp: Tham lam, Sân nộ, Mê si mà che khuất đi Bổn Lai Diện Mục của mình.
10 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 14689)
Trương Văn Thạo- Phần đông, chúng ta nhờ học hỏi mà hiểu biết ít nhiều về Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ ý nghiã của chữ Pháp thân và Pháp thí, đặc biệt là của Đức Huỳnh Giáo Chủ.
10 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 43754)
Hình Danny, Melbourne, Úc Châu; bài Truong Văn Thạo, Texas, Hoa Kỳ. Theo Hán tự, BÁT NHẪN (八忍) nghĩa là Tám điều nhẫn nhịn, gồm có: Nhẫn năng xử thế, Nhẫn Giái, Nhẫn Hương lân, Nhẫn Phụ mẫu, Nhẫn tâm, Nhẫn tánh, Nhẫn đức, Nhẫn thành.
100,000