KHỔ ĐAU

25 Tháng Mười Một 20166:50 SA(Xem: 18439)
KHỔ ĐAU

IMG_0695


Từ khi mở mắt chào đời đến nay, ta đã nhiều lần rơi nước mắt. Ta khóc vì sự đau đớn của thể xác hay vì sự sầu não tự tâm hồn.


Con người sinh ra để làm gì? Có nhiều câu trả lời, nhưng có lẻ câu trả lời mang ý nghĩa thực tế nhất và cũng phủ phàng nhất là: con người sinh ra để dần đến cái chết, lê bước trên quãng đường trập trừng đau khổ.


Khổ đau đâu chỉ có trong bệnh viện, trong nghĩa trang, trong tù ngục, mà bóng ma đau khổ thấp thoáng ẩn hiện ở khắp mọi nơi, từ phía sau ánh đèn màu dạ vũ huyền hoặc đến thực chất những cuộc đời được gọi là cao sang quyền quí nhất.


Đáng thương cho chúng ta biết bao người suốt đời è lưng ra gánh mang vô vàn thống khổ, họ đã rên xiết, đã oán than, nhưng rồi như làn gió thoảng qua, tất cả cái giá đắt mà họ trả ấy không giúp họ mua được bài học nào, thậm chí một suy nghĩ nào.


Bao thể xác quằn quại, bao mảnh hồn tưởng như tan tác trong hố thẳm đau thương, không còn phương cách nào tự cứu, người ta đã cố dựng lên những ảo ảnh hạnh phúc để thét lên thành tiếng cười khô khan điên dại. Người ta có biết chăng khổ đau là một luật đã, đang và sẽ nhấn chìm đời người một cách khốc hại? 


Cách đây 26 thế kỷ, vị hoàng tử của một vương quốc xứ Trung Ấn, vừa bảy tuổi đầu đã chân thành rơi lệ trước cảnh tượng sanh linh tàn hại ăn nuốt lẫn nhau. Đến tuổi trưởng thành, tuổi của hoa của mộng, giữa làn ngựa xe náo nhiệt, vị hoàng tử ấy đã thấy được, và hơn thế nửa, cảm thông được trước những cảnh già, bệnh, chết của con người. Có phải chăng sự nhận ra khổ đau là bước ngoặc đầu tiên sự nghiệp đưa phẩm vị loài người lên đến đỉnh cao tuyệt đối?


“Đức Thích Ca xưa ở lâu đài

Nghiệm tứ khổ nên Ngài tầm Đạo”

(Giác Mê Tâm Kệ)

hoa sen


Thực vậy, ở đời người ta không phải cứng rắn, lớn mạnh trong hoan lạc, mà trái lại, người ta dễ dàng trưởng thành trong đau khổ. Nhận thức đúng đắn về sự khổ là cách rèn luyện cho mình về nghị lực, ý chí, bồi bổ thêm kinh nghiệm sống. Nó giúp cho ta có được phong độ điềm tỉnh trước những biến cố của đời và không quá khủng khiếp kinh hoàng khi khổ đau đem đến cho mình hay cho người thân mình.


Đối với bậc vĩ nhân, tinh thần biết khổ còn là động lực thúc đẩy họ thực hiện sứ mạng cứu thế. Nhìn cảnh “Bể trần sóng cuộn lao xao” Đức Huỳnh Giáo Chủ đã từng “Xông thuyền bát nhã lướt vào một phen”


Nếu khổ đau là mảnh đất tốt để gieo hạt giống tình thương thì người yêu đời càng phải nên biết hết thực trạng khổ đau của đời. Biết khổ đau, thường trú với khổ đau và biến cõi khổ đau thành thế giới an lạc chính là nhân địa tu hành của chư Bồ Tát, giúp các Ngài trang nghiêm Phật quả.

Kinh Tịnh Danh nơi Phẩm Bồ Tát Đạo, ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi ngài Duy Ma Cật, Bồ Tát ngụ ở đâu? Ngài Duy Ma Cật trả lời: trong địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Nên ta hiểu được con đường hành đạo là con đường đối mặt với khổ đau, nơi ấy là hiện thân của từ bi và cứu độ, có được như thế thì đạo quả mới tròn đầy, cái khổ là phương tiện để ta tiến tu.


LO MO, Trần Văn Lơi

IMG_0713

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Giêng 20179:33 CH(Xem: 22108)
Đạo là gì? Đạo (道) theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi; còn nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó.
13 Tháng Giêng 201711:32 SA(Xem: 28364)
Đạo Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng từ năm Kỷ Mão (1939) trong dòng lịch sử cận đại của dân tộc, một nền đạo quy nguyên Phật pháp, không chuộng hình tướng lễ mễ, cốt yếu hướng về tâm, chủ trương nhập thế tích cực phù hợp với phong hóa nhân sinh.
13 Tháng Giêng 201711:20 SA(Xem: 26013)
Ngày 25 tháng 11 âm-lịch năm Kỷ-Mùi (15-01-1920), một hài-nhi ra đời tại Miền Nam nước Việt, và 19 năm sau đó trở thành Giáo-Chủ của một tôn-giáo lớn. Đó là Đức Huỳnh Giáo-Chủ, người đã khai-sáng nền Đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo, một nền Đạo dân-tộc đã tạo ra những đổi thay lớn-lao trong xã-hội Miền Nam Việt-Nam và đóng một vai-trò quan-trọng không những trong sinh-hoạt tín-ngưỡng mà còn trong lịch-sử đấu-tranh nước nhà
30 Tháng Mười Một 20168:32 CH(Xem: 18566)
Ngày nay, chúng ta được cơ hội thuận lợi hơn nhiều, tuy chưa hoàn toàn tự do như ý. Nhưng về vật chất và điều kiện sống đã tiến bộ đáng kể hơn xưa.
28 Tháng Chín 201610:40 CH(Xem: 24561)
Nguyễn Trung Trực là một vị anh hùng dân tộc đã hi sinh anh dũng cho nghĩa cả cứu nước, cứu dân. Tên thật là Nguyễn Văn Lịch, thường gọi Chơn, sinh năm 1837
16 Tháng Chín 201611:21 CH(Xem: 23753)
Sao gọi là Chức Sắc? - Chức là quyền tước có đẳng cấp, thuôc về bực trên trong một cơ quan hay một tổ chức (đời hoặc đạo). - Sắc là tài giỏi có năng lực, có trí huệ.
17 Tháng Tư 20166:12 SA(Xem: 26835)
Kể từ ngày ra mở Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, 18-5-Kỷ mão (4-7-1939), đến ngày thọ nạn ra đi (25-2 nhuần-Đinh hợi, 16-4-1947), Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ đã xả thân cống hiến ơn cứu khổ cứu nạn cho thế gian 7 năm 10 tháng 12 ngày, trong đó, gần 6 năm thuần túy hoằng pháp và non 2 năm dấn thân cứu quốc.
17 Tháng Bảy 20156:16 SA(Xem: 26988)
Kim Định: Tôi vừa đọc xong tập “Phật Giáo Hòa Hảo Yếu Lược”. Gấp sách lại, thấy tự lòng dấy lên một niềm vui đầy hy vọng: đây chính là nơi đại diện cuối cùng của nền văn hóa nông nghiệp.
07 Tháng Sáu 201510:35 CH(Xem: 23292)
Một khi tất cả niềm tin yêu không còn hiện diện trong lòng, con người sẽ cảm thấy mình chẳng còn nghị lực để sống nữa. Lúc đó họ chỉ thấy trước mắt một màu đen lạnh lùng, không một điểm nương tựa, không một nẽo về.
27 Tháng Năm 201510:10 SA(Xem: 22544)
Bài nói chuyện này được tác giả trình bày trong buổi ra mắt tác phẩm “Một Cơn Gió Bụi” của tác giá Trần Trọng Kim hôm Chủ Nhật 24-5-2015 tại hồi Trường Việt Báo, Westminster.
100,000