VAI TRÒ CHỨC SẮC VÀ TÍN ĐỒ CỦA NGUỜI PGHH

16 Tháng Chín 201611:21 CH(Xem: 23716)
VAI TRÒ CHỨC SẮC VÀ TÍN ĐỒ CỦA NGUỜI PGHH

02

Kính quí đồng đạo trong và ngoài nước,

 

Nho giáo bảo ”Cổ sáng nghiệp vi nan, Tổ phụ thương tu tân khổ! Kim thủ thành bất dị, Tử tôn nghi giới xa hoa” đúng thế, bởi xưa dựng tạo sự nghiệp rất khó, ông cha đã từng niếm trãi mùi cay đắng! nay giữ gìn thành quả chẳng dễ, con cháu chớ khá xa hoa!

Làm người phải biết nghiệm kim suy cổ, từng trải sử kinh mới có thể thông đạt về đạo lý. Đức Huỳnh Giáo Chủ không quên nhắc nhở hàng môn đệ qua câu:

 

                             “Đời phải biết suy kim nghiệm cổ

                               Thông cơ đồ dựng nghiệp Thánh hiền”

 

Thánh ý câu nầy cho ta biết, trong cuộc đời phải biết nghiên tầm học,  đọc sách vở, sử kinh, để biết rõ về nền tảng sự nghiệp của Tổ tiên đã khổ công gầy dựng, nên phải có trách nhiệm gia cố và bảo tồn sự nghiệp ấy cho đến muôn đời.

 

Đức Thích Ca Mâu Ni Phật sau khi thành đạo khoảng ba mươi năm…số tín chúng qui ngưỡng rất đông, hội tụ đủ điều kiện Ngài cho thành lập giáo hội và hệ thống hóa tăng đoàn, phân bày tứ chúng tăng giới: - 1 Tỳ kheo, -  2 Tỳ kheo ni,  - 3 Ưu bà tắc, -  4 Ưu bà di, rồi tứ chúng xuất gi, (1 Tỳ kheo,  2 Tỳ kheo ni,  3 Sa di , 4 Sa di ni).  Đức Xá Lợi Phất được Phật chỉ đạo làm Giáo thọ để dạy dỗ hướng dẫn chư tăng và bổn đạo các vị ấy là:

- Giáo Thọ: là vị tăng sư có trách nhiệm truyền giảng giáo lý Phật pháp cho tứ chúng tu học.

- Hoà Thượng: là vị tăng sư cao nhất trông giáo hội tăng già, là vị sư đỡ đầu trong việc tu học của đại chúng.

- Kiết Ma: (A xà lê) là vị tăng sư truyền giảng giới luật cho tứ chúng, dạy họ trì giới để được sanh định,  nhân định mà phát huệ.

Các vị nậy được tôn vinh là Chức Sắc Lãnh Đạo cho Giáo Hội.

                     

Sao gọi là Chức Sắc? - Chức là quyền tước có đẳng cấp, thuôc về bực trên trong một cơ quan hay một tổ chức (đời hoặc đạo). - Sắc là tài giỏi có năng lực, có trí huệ. Xuất thân từ tổ chức học vấn hoặc từ chổ có hành đạo đúng cách,  được Triều đình hay cơ quan trực thuôc tôn vinh để lãnh đạo. bởi người hành đạo là thông hiểu đường lối và người đứng đầu trong đường lối tổ chức.

 

Nên Chức sắc của Giáo hội là những người đứng đầu trong Giáo hội, vừa có học vấn, vừa có hành đạo vừa giữ giới luật tinh nghiêm,  vừa thông suốt giáo lý của Đạo và phải có trách nhiệm giáo dục hướng dẫn tín đồ đi đúng đường lối, đạt được mục đích của Đạo, đồng thời có bổn phận giảng giải Giáo lý cho tín đồ và đại chúng tu hành đúng theo Tôn Chỉ Hành Đạo.

           

Vào tiền bán thế kỷ 20 tại miền tây nam Việt…  Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ ra đời lập Đạo… Sau 6 năm Ngài cho thành lập Giáo hội và hệ thống hóa Chức sắc Tín đồ. Ngài hình thành tổ chức từ Trung ương đến địa phương (Trung ương. Tỉnh, Quận, Xã Ấp và Chi bộ) mổi hệ thống, mổi cấp điều kiện toàn Ban Tri Sự,  mổi  BTS gồm có 09 vị (Chi bộ đến Xã và từ Quận trở lên 15 vị) Chức sắc để lãnh đạo theo hệ thống giáo phận của mình. Tư cách của mỗi Chức sắc phải hài hòa trang nhã, đạo đức,  tác phong tốt. Đức Thầy dạy ”Tánh thuần lương vẽ mặt vui tươi…”

 

-Mỗi Chức sắc ngoài trách nhiệm thuyết giáo, hướng dẫn tín đồ… Chức sắc còn có một trách nhiệm không kém phần quan trọng, là hạnh giáo là một phương thức tối yếu cần thiết để nêu gương, bởi ”giáo dục chẳng bằng làm gương” và “ một tạ lý thuyết không bằng một ký lô thực hành”. Nên hạnh giáo rất quan trong làng đạo. ví như một bác tài xế say sỉnh bên chén rượu chai bia! thì hành khách làm sao an tâm mà ký thác thân mạng mình trên cổ xe với tuyến trình giao thông ấy được. Việc tu học đạo đức lại càng quan trọng hơn, như một cổ xe đạo pháp đang dẫn lộ đưa đường cho lữ khách hành trình về xứ Phật! Chức sắc là một tài xế phải có tinh thần trách nhiệm bảo vệ huệ mạng cho lữ khách tín đồ trên đường về xứ Phật,  nếu hớ hên một nháy mắt thôi, cũng đủ hủy hoại cả một cuộc hành trình, đã không bảo vệ được tài sản và tính mạng của chính mình! lại còn liên luỵ đến bao nhiêu sanh mạng của lữ khách là bạn đồng hành với mình trên lộ trình về xứ Phật, nên Chức Sắc cần phãi cẩn trọng!

-Tín đồ: - Tín đồ là gì ? là ai? Theo nghĩa thông thường ”Tín đồ “ là một người tu theo Tôn Giáo, là người tín ngưỡng Tôn giáo. Nghĩa thứ hai sâu sắc hơn quan trọng hơn ”tín” là Tin “đồ” là trò, nói đủ là học trò, mà người học trò có uy tín được ông Thầy tín nhiệm và giao phó trọng trách. Xưa Đức Thích Ca Mâu Ni Phật là vị Bổn sư (vị Thầy căn bản) còn một ngàn hai trăm năm mươi vị đệ tử là học trò nên gọi là Tăng đồ (là ông Tăng học trò của Phật]. Nên chi Đại Đức Ca Diếp là vị học trò được tín nhiệm, nên Đức Phật mới trao truyền y bát và phó chúc Đạo pháp cho Ngài! Đức Lục Tổ Huệ Năng xưa cũng là người học trò được Đức Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền y phó bát và kế vị Lục Tổ Thiền Tông. Vậy Tín đồ là học trò được tín nhiệm, được giao phó trọng trách tức vị ấy tương đương với hàng Chức sắc… bởi Chức sắc cũng từ các vị cao minh, cao đồ dược Thầy đặc nhiệm vụ hay tập thể trường lớp tôn vinh.

 

Chúng ta tạm dùng từ ngữ và xích hóa văn tự là cổ xe, bác tài xế và lữ khách nên nói Tín đồ là lữ khách đồng hành, thì lữ khách cũng phải có một trọng trách không kém bác tài xế cùng nhau bảo vệ cổ xe vì cổ xe là tài sản chung và rất nhiều lữ khách. Thế nên lữ khách phãi có bổn phận nhắc nhở nếu tài xế uống rượu, khi tham gia giao thông, để tránh việc đáng tiếc xảy ra và không làm tắc nghẽn giao thông cho các xe bạn trên lộ trình.

Le Ky Niem Duc Thay Vang Mat 2016 10

 

Đối với Phật Giáo Hoà Hảo quí bậc Chức sắc không nên quá khiêm tốn hay hờ ơ trách nhiệm, mà tự đánh giá thấp về cương vị của mình, hoặc thấy mình là hàng tại gia cư sĩ rồi vướng lấy căn bịnh tự ti, không nên có dòng suy nghĩ như thế!

Mà chúng ta phải có những dòng tư duy rằng: Trong quốc gia, ngoài xã hội gì cũng thế, cũng phải có tôn ti trật tự, Vua ra Vua.  Tôi ra Tôi,  Thầy ra Thầy,  Trò ra Trò… có rất nhiều trường hợp ”Tóc xanh là Chúa bạc đầu là Tôi”.

Nên Chức Sắc Lãnh Đạo trong Giáo Hội, chúng ta nên giữ vững lập trường và chúng ta cũng nên thẩm định rằng mình phải có trách nhiệm với Đạo với tín đồ, đồng đạo! Hãy biếtví mình như các vị Hoà thượng, Giáo thọ, Kiết ma trong hệ thống xuất gia của Phật giáo, và các vị Linh mục, Mục sư của Thiên Chúa, Tin Lành.

Các vị Hoà thượng, Giáo thọ, Kiết ma. Thay mặt Phật giáo hoá chúng sanh và Ttín đồ, các vị Linh mục, Mục sư nhân danh Chúa, Thiên sứ mà chăm sóc con chiên, hướng dẫn tín đồ… Chúng ta là Chức sắc lãnh đạo cũng phải có bổn phận, nhân danh Đức Tôn Sư mà hướng dẫn đồng đạo và bảo vệ Đạo pháp trong thời pháp nạn, trong khi còn vắng mặt Đức Thầy!

 

Tóm lại, muốn hoàn thành bổn phận ấy,  chúng ta phải hiểu cho thâm thấu về ý nghĩa của từ ngữ tín đồ và thế nào là Chức sắc?  Không thể hiểu suông, mà chúng ta còn thấy rằng trách nhiệm của Chức sắc phải làm gì? Tín đồ phải làm gì?  Hầu mới có thể đáp ơn Thầy,  đền ơn Đạo!

 

Nhưng, nhứt định phải giữ giới luật tinh nghiêm,  học thông giáo lý, suy gẩm tận tường, giảng luận thấu đáo, gương mẩu từ hành động đến ngôn từ,  như thế mới xứng danh là một tín đồ của Đức Thầy và xứng đáng là một Chức sắc của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo.

 

Trân trọng,

 

        NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

        NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

        NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI KIM SƠN PHẬT

 

Thánh địa Hòa Hảo, ngày 07 tháng 6 năm 2016

Kỷ niệm mùa Đại lễ Khai Sáng nền Đạo PGHH

Cư sĩ VIÊN CHÂU

 
Le Ky Niem Duc Thay Vang Mat 2016 05

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Giêng 20179:33 CH(Xem: 22067)
Đạo là gì? Đạo (道) theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi; còn nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó.
13 Tháng Giêng 201711:32 SA(Xem: 28323)
Đạo Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng từ năm Kỷ Mão (1939) trong dòng lịch sử cận đại của dân tộc, một nền đạo quy nguyên Phật pháp, không chuộng hình tướng lễ mễ, cốt yếu hướng về tâm, chủ trương nhập thế tích cực phù hợp với phong hóa nhân sinh.
13 Tháng Giêng 201711:20 SA(Xem: 25977)
Ngày 25 tháng 11 âm-lịch năm Kỷ-Mùi (15-01-1920), một hài-nhi ra đời tại Miền Nam nước Việt, và 19 năm sau đó trở thành Giáo-Chủ của một tôn-giáo lớn. Đó là Đức Huỳnh Giáo-Chủ, người đã khai-sáng nền Đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo, một nền Đạo dân-tộc đã tạo ra những đổi thay lớn-lao trong xã-hội Miền Nam Việt-Nam và đóng một vai-trò quan-trọng không những trong sinh-hoạt tín-ngưỡng mà còn trong lịch-sử đấu-tranh nước nhà
30 Tháng Mười Một 20168:32 CH(Xem: 18527)
Ngày nay, chúng ta được cơ hội thuận lợi hơn nhiều, tuy chưa hoàn toàn tự do như ý. Nhưng về vật chất và điều kiện sống đã tiến bộ đáng kể hơn xưa.
25 Tháng Mười Một 20166:50 SA(Xem: 18400)
Trần văn Lợi: Đối với bậc vĩ nhân, tinh thần biết khổ còn là động lực thúc đẩy họ thực hiện sứ mạng cứu thế. Nhìn cảnh “Bể trần sóng cuộn lao xao” Đức Huỳnh Giáo Chủ đã từng “Xông thuyền bát nhã lướt vào một phen”
28 Tháng Chín 201610:40 CH(Xem: 24525)
Nguyễn Trung Trực là một vị anh hùng dân tộc đã hi sinh anh dũng cho nghĩa cả cứu nước, cứu dân. Tên thật là Nguyễn Văn Lịch, thường gọi Chơn, sinh năm 1837
17 Tháng Tư 20166:12 SA(Xem: 26797)
Kể từ ngày ra mở Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, 18-5-Kỷ mão (4-7-1939), đến ngày thọ nạn ra đi (25-2 nhuần-Đinh hợi, 16-4-1947), Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ đã xả thân cống hiến ơn cứu khổ cứu nạn cho thế gian 7 năm 10 tháng 12 ngày, trong đó, gần 6 năm thuần túy hoằng pháp và non 2 năm dấn thân cứu quốc.
17 Tháng Bảy 20156:16 SA(Xem: 26971)
Kim Định: Tôi vừa đọc xong tập “Phật Giáo Hòa Hảo Yếu Lược”. Gấp sách lại, thấy tự lòng dấy lên một niềm vui đầy hy vọng: đây chính là nơi đại diện cuối cùng của nền văn hóa nông nghiệp.
07 Tháng Sáu 201510:35 CH(Xem: 23264)
Một khi tất cả niềm tin yêu không còn hiện diện trong lòng, con người sẽ cảm thấy mình chẳng còn nghị lực để sống nữa. Lúc đó họ chỉ thấy trước mắt một màu đen lạnh lùng, không một điểm nương tựa, không một nẽo về.
27 Tháng Năm 201510:10 SA(Xem: 22514)
Bài nói chuyện này được tác giả trình bày trong buổi ra mắt tác phẩm “Một Cơn Gió Bụi” của tác giá Trần Trọng Kim hôm Chủ Nhật 24-5-2015 tại hồi Trường Việt Báo, Westminster.
100,000