Tìm hiểu "Đức Thầy có phải là Bồ-tát Di-Lặc không ?"

04 Tháng Giêng 201511:04 SA(Xem: 30242)
Tìm hiểu "Đức Thầy có phải là Bồ-tát Di-Lặc không ?"
DAI_LE_KHAI_DAO_PGHH_TAI_NAM_CALIFORNIA_2014_03-content

















Trả lời lần thứ hai
cho đồng đạo Nguyễn Hoài Ân
          1.- Thiền Tịnh song tu 
- Đồng đạo nói tu tâm dưỡng tánh không phải là tu thiền.
          Người Ấn độ nói tu thiền định là trao sửa tâm tánh cho được an định, dứt sạch Tham Sân Si trong lòng, thì thành đạo. Đức Phật Thích Ca ngồi dưới cội cây Bồ Đề, tham thiền nhập định, khi tâm đạt được đại định, thì thành Phật. Vậy tu thiền không phải tu tâm, thì tu cái gì để được thành Phật? Tất cả các Kinh điển của Phật dạy tu thiền là chỉ cách trị cái tâm phiền não, vọng động, tán loạn để được đại định, thanh tịnh, vắng lặng, giải thoát.
          Đức Thầy là người Việt Nam, nếu nói tu thiền, người Việt Nam không nghiên cứu kinh luật Phật, làm sao hiểu được. Mà nói tu tâm, dưỡng tánh, thì ai cũng hiểu hết.
          “Mục chánh định thật là rất khó,
           Giữ tấm lòng bất động như như.
           Cho hồn linh yên lặng an cư,
           Thì mới được huờn nguyên phản bổn.”   
          Đây không phải là tu tâm để được đắc đạo hay sao?
          Hoặc:
          “Phá ngũ uẩn rứt lần tham ái,
           Cội sân si cũng phải tảo trừ.
           Đem về giác tánh chân như,
           Kim thân thị hiện dứt trừ tử sanh.”
          Đây không phải diệt hết Tham Sân Si trong lòng, để dứt trừ tử sanh, thoát khỏi sanh tử luân hồi hay sao?
          Nếu đồng đạo nói tu tâm không đắc đạo, vậy tu cái gì để được đắc đạo, xin chỉ giáo.
          -Đồng đạo nói tu tâm dưỡng tánh là tu nhân. Thì tu nhân gồm 3 phần chánh:
                    -Tu cái khẩu (4 cái)
                    -Tu cái thân (3 cái)
                    -Tu cái tâm (3 cái)
          Tu tâm là trọng yếu cao cả nhứt, không tu tâm làm sao thành đạo. Tâm là chủ vạn pháp “Nhứt thiết pháp duy tâm tạo”.
          “Địa ngục cũng tại tâm làm quấy,
           Về Thiên đàng tâm ấy tạo ra.
           Cái chữ tâm mà quỷ hay ma,
           Tiên hay Phật cũng là tại nó.”
          -Đồng đạo trích 2 câu giảng trong quyển Khuyến Thiện cũng sai, nó là:
          “Trau tâm luyện tánh cho minh,
          Chuyên lo niệm Phật sửa mình cho trơn.”
          Chớ không phải “Rán lo niệm Phật…”
          Hai câu nầy: Câu trên trau tâm là khuyên tu tâm “tu thiền”. Câu dưới “chuyên lo niệm Phật” là khuyên tu Tịnh độ. Tức Thiền Tịnh song tu, vừa tự lực (tu tâm) và vừa tha lực (tu tịnh độ).
          -Niệm Phật A Di Đà cũng là Thiền Tịnh song tu, vì dùng tâm để niệm Phật là tu Thiền, còn niệm Phật A Di Đà cầu vãng sanh là tu Tịnh độ.
          Nếu không dùng tâm để niệm Phật, thì dùng cái gì để niệm Phật? Tự lực và tha lực hỗ tương cho nhau.
          -Các thiền sư ngồi thiền, gọi là tọa thiền. Đi, đứng, nằm, ngồi đều là tu thiền hết, tức là tu sửa cái tâm cho được an định, được thanh tịnh, đắc đại định, được giải thoát.
          Ngồi thiền mà tâm còn vọng động, thì không đắc thiền, không đắc định tâm thì không thành đạo. Đi, đứng, nằm, ngồi, lúc nào cũng điều phục tâm. Khi đắc được đại định tâm thì đắc đạo.
          -Cách ngồi thiền của bạn đồng đạo nói, là áp dụng pháp tu tâm (thiền) chưa đúng cách. Người tu thiền bao giờ cũng giữ tâm “tịch chiếu”. Tịch là giữ cho tâm an định, vắng lặng, như như bất động. Chiếu là lúc nào tâm trí cũng tỉnh thức, sáng suốt chớ không được vọng động hoặc hôn trầm. Vọng động là tâm tán loạn, hôn trầm là mịt mịt mờ mờ; ngủ gà ngủ gật. Vượt qua tán loạn, hôn trầm thì tâm mới đắc đại định, sẽ thành đạo.
          Đức Thầy dạy tu tâm được thanh tịnh, thì phát huệ:
          “Tâm bình tịnh được thì phát huệ.”
          Hoặc:
          “Nếu lặng tâm tỏ ngộ đạo mầu.”
          Hay là giữ tâm thanh tịnh, niệm Phật cho đến khi nhứt tâm bất loạn thì đạt được hai phần Thiền và Tịnh. Khi đạt được lý nhứt tâm bất loạn tức là đắc đại định thì nhập Niết Bàn. Hay vãng sanh ở Thượng phẩm thượng sanh.
          -Đâu phải Thiền Tịnh song tu là có cái “xe” và thêm “rờ-mọt”; mà là phối hợp giữa tự lực và tha lực. Nếu ta dùng tâm thanh tịnh, giữ giới trang nghiêm, niệm Phật cho đến nhứt tâm bất loạn thi đạt được thiền, còn chưa được nhứt tâm thì lâm chung được vãng sanh.
          Vĩnh Minh thiền sư tổ của Pháp môn Tịnh độ nói: “Có thiền, có tịnh như mãnh hổ thêm sừng, đời nầy làm thầy người ta, đời sau làm Phật làm Tổ.”
          “Người tự độ cầu thêm Phật độ,
          Như nước xuôi lại gió thuận chiều.
          Đường về chóng biết bao nhiêu,
          Được hai sức độ mau siêu phàm trần.”
          Đức Thầy vưng sắc lịnh của Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà giáng lâm trần chấn hưng đạo Phật, trở lại chánh pháp vô vi, đã thất truyền.
          Tu vô vi tức là tu tâm (tu thiền) mới đắc đạo được. Nếu Đức Thầy không dạy tu tâm (tu thiền) thì sao gọi là chấn hưng Phật pháp.
          -Bạn trích ra câu:
          “Tu kíp kíp nếu không quá trễ” cũng sai, không phải là “để sau sẽ trễ” mà là “nếu không quá trễ”.
          Trích giảng thì phải trích cho đúng. Đức Thầy từng khuyên dạy:
          “Chuyên chú nghĩ suy từ nét dấu.”
          -Trong kinh Phật tu thiền tức là tu cho tâm thanh tịnh, đắc đại định. Có rất nhiều Kinh chỉ dạy nhưng chung qui là để trị cái bệnh của tâm tán loạn, tâm tham dục, mê muội, tâm ái nhiễm.v.v…
          -Bạn trích hai câu nầy trong Quyển Ba của Đức Thầy cũng trật:
          “Nào là luân lý tứ ân,
          Phải lo đền đáp xác thân mới còn.”
          Nó là luân lý chớ không phải là quân lý. Hai cái khác nghĩa rất xa.
          Tu tứ ân, phước báo của Nhân, Thiên, chớ chưa giải thoát được.
          Đức Thầy dạy:
          “Tìm hiểu nghĩa làm theo đắc đạo.”
          Như trong quyển Giác Mê Tâm Kệ mà Đức Thầy chỉ dạy tu tâm, như thế mới đạt cứu cánh giải thoát.
          -Tu theo Tứ Diệu Đế (Bát Chánh Đạo), Thập Nhị Nhơn Duyên, Lục độ Bồ tát là tu thiền theo tam thừa: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát thừa, mà Đức Thầy đã rút ra trong Kinh Luật dạy cho chúng ta tu hành để được giải thoát nếu có đủ điều kiện. Còn như bạn, chưa giữ được trọn giới thì không thể tu tâm (tu thiền) cho được rốt ráo.
          Đức Thầy ra đời để đem:
          “Đạo vô vi của Phật ân cần,
          Nối theo chí Thích Ca ngày trước.”
          Ngài dạy làm vô vi tức thờ Phật theo hình thức vô vi: thờ Trần Dà, không hình tướng.
          Và dạy tu theo vô vi:
          “Tu vô vi chớ cúng chè xôi,”
          Hành vô vi là hành theo Bát Chánh Đạo mà Ngài dạy rất kỹ trong quyển Giác Mê Tâm Kệ và quyển Sáu (Tôn chỉ Hành đạo).
          Đức Thầy chấn hưng đạo Phật trở lại chánh pháp vô vi, lại “Nối theo chí Thích Ca ngày trước”, mà bạn nói không có dạy tu thiền (tu tâm) để đạt được lý vô vi.
          Ngài chỉ dạy:
          “Khó gặp chữ không không mà có.”
          Hay là: “Hãy tìm kiếm cái không mới có.”
          Hoặc là:
          “Rán kiếm chữ bất sanh bất diệt.”
          Tôi nghĩ rằng, nếu bạn không xem Kinh điển Đại thừa thì không thể nào hiểu những câu thâm diệu, sâu sắc, thậm thâm của Đức Thầy.
          -Đức Thầy dạy tám giới, chớ thực ra là một ngàn giới như Ngài đã từng nói với các tín đồ. Nhất là giới thứ Bảy, phải tu đắc đạo thì giới nầy giữ mới trọn. Khi đã hết mê rồi, thì sự suy xét mới minh lý và phán đoán mọi việc mới khỏi sai lầm.
Hơn nữa tám giới còn bao gồm cả Tam tụ tịnh giới: Nhiếp thiện pháp giới, Nhiếp luật nghi giới, Nhiêu ích hữu tình giới của hạng đại thừa Bồ Tát thực hành.
   

            2.- Cung Trời và cung Đâu suất.
          Những điều tôi giải thích về cung Trời ở bài trước, căn cứ vào sự nghiên cứu trong Kinh Luật và Từ điển Phật Học chớ không phải nói đùa giống như bạn đã trích ra những câu Giảng của Đức Thầy ở trước mắt mà viết sai quá nhiều, rồi lại nghi ngờ người khác nghiên cứu không bằng mình.
          -Thiên Cung là chỉ chung các cung Trời: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, chớ không chỉ riêng cung Trời nơi đức Đế Thích ngự. Ngài ngự ở cung trời Đao Lợi, từng trời thứ hai ở cõi Dục giới.
          -Đâu Suất Thiên. Trong Phật học Từ điển của Đoàn Trung Còn giải như sau: Đâu Suất Đà (Tushita), là cảnh Trời thứ tư ở Dục giới, đức Di Lặc ngự tại nơi đây, dịch nghĩa là Tri túc, Hỷ túc, Diệu túc, Thượng túc. Còn sáu từng trời Dục giới là:
          1.- Tứ Thiên Vương,
          2.- Đao Lợi Thiên,
          3.- Dạ Ma Thiên,
          4.- Đâu Suất Thiên,
          5.- Hóa Lạc Thiên,
          6.- Tha Hóa Tự Tại Thiên.
 
          3.- Hội Long Hoa
          Trong bài trước tôi đã trích ra nhiều chỗ trong Giáo lý:
          -“Long Hoa hội ân cần lo lập,
          Lập cho rồi tam thập lục nhơn.”
          -“Trở chơn cho kịp Long Hoa,
          Long Hoa có mặt ấy là hiền nhơn.”
          -“Chuyển lập Hội Long Hoa chọn những đấng tu hành cao công quả…”
          Phần nầy Đức Thầy nói về Thiên cơ. Khi đọc mình phải suy gẫm thâm sâu mới hiểu được. Việc Thiên cơ không thể nào khẳng định 100% vì trí hiểu biết của mình còn non kém, phải hiểu ngầm mà thôi.
          Bạn không đọc Kinh làm sao hiểu câu:
          “Ta vì vưng sắc lịnh Ngọc tòa,
          Đền Linh Khứu sơn trung chịu mạng.”
          Là Đức Thầy nói tiền kiếp của Ngài được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thọ ký tại núi Linh Khứu sơn sau nầy sẽ thành Phật, lập hội Long Hoa, nối theo Ngài để cứu độ chúng sanh.
          Lời tiên tri của Đức Thầy dạy là:
          “Lời truyền sấm như bài toán đố,
          Ai biết tầm thì đặng hưởng nhờ.”
          -Bạn trích hai câu Giảng nầy cũng sai nữa:
          “Có ngày mở rộng qui khôi,
          Non thần vang chuyển Khùng nồi xử phân.”
          Không phải là Đến chừngNon tần rung chuyển
          Ban nên biết rằng việc thưởng phạt để được vào dự hội Long Hoa có tất cả bốn vị:
          “Thiên Hoàng mở cửa Các lân,
          Địa Hoàng cũng mở mấy từng ngục môn.
          Mười cửa xem thấy ghê hồn,
          Cho trần coi thử có mà hay không.
          Nhơn Hoàng cũng lấy lẽ công,
          Cũng đồng trừng trị kẻ lòng tà gian.
          Ấy là đến lúc xuê xang,
          Tam Hoàng trở lại là đời Thượng Nguơn.”
          Và Đức Thầy cũng dạy:
          “Lão đây vâng lịnh Phật tôn,
          Lãnh cân thưởng phạt chư môn dữ lành.”
          Về việc bạn nhận xét Đức Thầy không phải là Đức Di Lặc xuống trần, chuẩn bị lập hội Long Hoa là do kiến thức của bạn.
          Ông Lê văn Phú tự Tho, trong các băng giảng đều nhận xét Đức Thầy là Đức Di Lặc lãnh Sắc lịnh của Đức Phật Thích Ca, xuống trần chấn hưng Phật pháp và lập hội Long Hoa, để cứu đời và dẫn dắt chúng sanh tu hành giải thoát, dứt sanh tử luân hồi.
          Riêng cá nhân tôi, do sự nghiên cứu thâm sâu, do công năng tu tập 50 năm qua, được chứng nghiệm đôi chút lẽ huyền vi, tôi đã thấy giống như đồng đạo Lê văn Phú tự Tho đã thấy. Việc nầy là thiên cơ, hạ hồi phân giải, thời gian sẽ trả lời:
          “Đến chừng thú ấy phục tùng,
          Bá gia mới biết người Khùng là ai.”
           Nam mô A Di Đà Phật !
             TRẦN PHÚ HỮU
Ý kiến bạn đọc
01 Tháng Hai 20169:12 SA
Khách
Bạn trình bày rất hay. Tôi thích câu Mãnh Hổ Có Súng. Cám ơn bạn đã chia sẻ. Thanks! ↖(^▽^)↗ @^_^@
07 Tháng Giêng 20151:39 SA
Khách
Ông Trần Phú Hữu, có nickname là tinhthien trên Palktak, ông chế thêm việc hồi hướng công đức và đọc bài chế bài này đọc xen vào khi ông niệm Phật trên Paltlak sinh hoat giao lý Phật Giáo Hòa Hảo. làm nhiều người học theo và chế ra bài khác-việc này làm cho mất đi sự tập trung vào câu niệm Phật. Xin vào giờ niệm Phật mà nghe ông ấy làm. Nhiều đồng đạo góp ý mà ông ta không sửa đổi. Đọc bài bốn đại đức Phật thì phương pháp niệm Phật mà Đức Thầy dạy cốt là nương theo bổn lai Phật đều cầu thanh tịnh. Như vậy thanh tịnh thì sao mà hồi hướng. Niệm Phật mà đạt 4 đức thì công đức vô lượng (lúc ấy điều tạo tác là công đức hết thảy-chúng sanh hưởng hết thảy) khỏi phải hồi hướng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Giêng 20179:33 CH(Xem: 20084)
Đạo là gì? Đạo (道) theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi; còn nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó.
13 Tháng Giêng 201711:32 SA(Xem: 26907)
Đạo Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng từ năm Kỷ Mão (1939) trong dòng lịch sử cận đại của dân tộc, một nền đạo quy nguyên Phật pháp, không chuộng hình tướng lễ mễ, cốt yếu hướng về tâm, chủ trương nhập thế tích cực phù hợp với phong hóa nhân sinh.
13 Tháng Giêng 201711:20 SA(Xem: 24058)
Ngày 25 tháng 11 âm-lịch năm Kỷ-Mùi (15-01-1920), một hài-nhi ra đời tại Miền Nam nước Việt, và 19 năm sau đó trở thành Giáo-Chủ của một tôn-giáo lớn. Đó là Đức Huỳnh Giáo-Chủ, người đã khai-sáng nền Đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo, một nền Đạo dân-tộc đã tạo ra những đổi thay lớn-lao trong xã-hội Miền Nam Việt-Nam và đóng một vai-trò quan-trọng không những trong sinh-hoạt tín-ngưỡng mà còn trong lịch-sử đấu-tranh nước nhà
30 Tháng Mười Một 20168:32 CH(Xem: 16908)
Ngày nay, chúng ta được cơ hội thuận lợi hơn nhiều, tuy chưa hoàn toàn tự do như ý. Nhưng về vật chất và điều kiện sống đã tiến bộ đáng kể hơn xưa.
25 Tháng Mười Một 20166:50 SA(Xem: 16881)
Trần văn Lợi: Đối với bậc vĩ nhân, tinh thần biết khổ còn là động lực thúc đẩy họ thực hiện sứ mạng cứu thế. Nhìn cảnh “Bể trần sóng cuộn lao xao” Đức Huỳnh Giáo Chủ đã từng “Xông thuyền bát nhã lướt vào một phen”
28 Tháng Chín 201610:40 CH(Xem: 22294)
Nguyễn Trung Trực là một vị anh hùng dân tộc đã hi sinh anh dũng cho nghĩa cả cứu nước, cứu dân. Tên thật là Nguyễn Văn Lịch, thường gọi Chơn, sinh năm 1837
16 Tháng Chín 201611:21 CH(Xem: 21783)
Sao gọi là Chức Sắc? - Chức là quyền tước có đẳng cấp, thuôc về bực trên trong một cơ quan hay một tổ chức (đời hoặc đạo). - Sắc là tài giỏi có năng lực, có trí huệ.
17 Tháng Tư 20166:12 SA(Xem: 24486)
Kể từ ngày ra mở Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, 18-5-Kỷ mão (4-7-1939), đến ngày thọ nạn ra đi (25-2 nhuần-Đinh hợi, 16-4-1947), Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ đã xả thân cống hiến ơn cứu khổ cứu nạn cho thế gian 7 năm 10 tháng 12 ngày, trong đó, gần 6 năm thuần túy hoằng pháp và non 2 năm dấn thân cứu quốc.
17 Tháng Bảy 20156:16 SA(Xem: 25496)
Kim Định: Tôi vừa đọc xong tập “Phật Giáo Hòa Hảo Yếu Lược”. Gấp sách lại, thấy tự lòng dấy lên một niềm vui đầy hy vọng: đây chính là nơi đại diện cuối cùng của nền văn hóa nông nghiệp.
07 Tháng Sáu 201510:35 CH(Xem: 21762)
Một khi tất cả niềm tin yêu không còn hiện diện trong lòng, con người sẽ cảm thấy mình chẳng còn nghị lực để sống nữa. Lúc đó họ chỉ thấy trước mắt một màu đen lạnh lùng, không một điểm nương tựa, không một nẽo về.
100,000