CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI KHÁC

18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 28097)
CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI KHÁC
sentrang2-content

Chánh Kiến

Có thời gian ngồi lại, ngẫm nghĩ về cuộc sống của con người hằng ngày, ai ai cũng phải tất bật từ sáng đến tối lo cho những nhu cầu của cuộc sống gia đình và bản thân. Có ai luôn tự hỏi trong lòng, khi mình nói hoặc làm một việc gì đó thì cảm nhận của người khác sẽ ra sao? Bởi lẽ hạnh phúc của thế gian đâu phải chỉ tìm thấy được khi mình đem bố thí, chia sẻ một vật gì đó cho người nghèo, mà những hạnh phúc thật sự luôn tồn tại và hiện hữu xung quanh chúng ta hằng ngày từ những việc nhỏ cho đến bao việc lớn.

Khi con người quá luôn nghĩ đến bản thân, chỉ biết cái lợi cho bản thân thì sẽ đánh mất những cảm nhận của người khác. Ví dụ:

1. Khi chúng ta đi chợ, chúng ta thích trả giá, kèo qua kèo lại từng đồng, từng cắt một. Mua được một vật rẻ thì chúng ta mừng vui. Nhưng nếu chúng ta biết nhìn từ một góc cạnh khác, đặt trường hợp mình là một người bán hàng, khi bán được một vật có tiền lời nhiều thì rất mừng. Do vậy tại sao khi đi chợ chúng ta không nghĩ rằng, cứ mua theo giá của người bán, hỏi họ có thể bớt thêm bao nhiêu, đừng kèo co quá thấp, cho họ lời nhiều hơn để ngày hôm đó họ vui, họ có thêm tiền lo cho gia đình họ, lo cho con cái của họ. Có một lần tôi đi chợ mua một cái quần short vào sáng sớm. Khi mua tôi hỏi giá một cái bao nhiêu, chị bán hàng nói là 40000 đồng. Do tư duy như ở trên cho nên tôi không trả giá và rút tiền ra trả. Khi trả tiền xong, chị bán hàng bớt trả lại cho tôi 5000 đồng, nói là bán mở hàng. Cả hai cùng vui và cười.
2. Tôi thấy có nhiều chị đi chợ rất tốt bụng, có khi thấy ai bán một vật gì rẻ quá thì không những không trả giá mà còn trả thêm tiền cho người bán.
3. Đôi khi những dịch vụ dân dụng có tăng giá chút ích, chúng ta cũng không nên vì điều đó mà giận dữ, cứ nghĩ rằng có lẽ Cty đó đang gặp khó khăn, cần thêm tài chánh để giúp Cty hồi phục. Ví dụ như dịch vụ điện, nước, rác, điện thoại, internet,...
4. Có khi chúng ta bị đánh rơi tiền hoặc mất vật gì, chúng ta cũng đừng tiếc nuối làm chi, hãy nghĩ rằng người nhận được tiền hoặc vật đó sẽ vui khi số tiền đó giúp cho cuộc sống của họ vượt qua được khó khăn nào đó.
5. Khi biết nghĩ đến cảm nhận của người khác thì chúng ta sẽ làm việc luôn cẩn thận, sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp hơn để không làm phiền đến người khác. Ví dụ: nếu trong phòng hoặc trên bàn làm việc của chúng ta luôn sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp thì mọi người sẽ không phải trách mắng, giận dữ với ta, khi họ cần tìm vật nào đó hoặc hồ sơ nào thì có thể tìm thấy ngay; không xả rác bừa bãi dù ở ngoài phố hay trong nhà; làm việc gì cũng phải làm tốt, làm đến nơi đến chốn, không bỏ dỡ giữa chừng cho người khác làm;…
6. Khi biết nghĩ đến cảm nhận của người khác thì chúng ta sẽ không xả rác, bỏ vỏ chuối, bỏ đinh ra đường phố.
7. Khi biết nghĩ đến cảm nhận của người khác thì chúng ta sẽ không để người khác lo lắng cho mình. Khi đi chơi về trễ thì cũng nên báo trước cho người nhà biết,…
8. Khi biết nghĩ đến cảm nhận của người khác thì chúng ta sẽ luôn biết sống nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng theo lời nói, yêu cầu và việc làm của người khác, bởi vì ai ai cũng tự cho là mình đúng, thích người khác làm theo ý của mình, khi ai làm theo ý mình thì vui, ngược lại ai không theo thì giận. Biết vậy ta hãy sống nhẫn nhục tùy thuận và bằng lòng theo ý người để người vui, lấy cái vui của người làm niềm vui cho mình.
9. Ai ai cũng thích nhận quà, có chiếc xe để chạy, có nhà để ở,…Nếu ta có khả năng thì hãy mua xe, mua nhà cho mọi người giống như là khi ta thương yêu con cái chúng ta vậy.
10. Khi biết nghĩ đến cảm nhận của người khác thì chúng ta sẽ biết sống thương yêu và tha thứ mọi lỗi lầm của người khác, bỏ qua những hận thù để giúp cho người ta thay đổi trở thành một con người mới và tốt hơn.
11. Khi biết nghĩ đến cảm nhận của người khác thì chúng ta sẽ không dùng bất kỳ một hình phạt, đánh đập nào đối với bất kỳ ai, không bao giờ đuổi ai, không bao giờ trách mắng, mắng chửi ai, không bao giờ nói cái lỗi, cái sai của bất kỳ ai. Chỉ nói những lời nói thương yêu, tha thứ, nhẹ nhàng, ôn tồn, nhã nhặn, dịu dàng.
12. Khi biết nghĩ đến cảm nhận của người khác thì chúng ta luôn sống biết nhường nhịn, khiêm tốn, đối xử bình đẳng, cung kính và tôn trọng tất cả mọi người.
13. Khi biết nghĩ đến cảm nhận của người thì chúng ta không đổ oan cho người khác. Ví dụ nhà mình bị mất con chó, biết được có nhà hàng xóm vừa làm thịt con chó ăn, chúng ta nghi rằng họ bắt chó của mình làm thịt ăn là không đúng. Chúng ta không thấy họ bắt chó của mình, không bằng chứng cụ thể, đổ oan cho người sẽ làm mất tình bạn, tình thân hoặc tình hàng xóm láng giềng,...
14. Khi biết nghĩ đến cảm nhận của người khác thì không nên hút thuốc, bởi vì hút thuốc và khói thuốc làm cho người khác khó chịu và mang đến bệnh tật cho chính mình và người khác.
15. Khi biết nghĩ đến cảm nhận của người khác thì sau giờ tan sở, không nên la cà ở những quán nhậu, karaoke, bia ôm,...nên về sớm với vợ con, dẫn vợ con đi chơi.
16. Khi biết nghĩ đến cảm nhận của người khác thì nên thông cảm với những cuộc hẹn trễ, không nên trách họ đến trễ hẹn mà nên tìm rõ nguyên nhân, khoan dung và thông cảm.
17. Tâm lý ai cũng thích đồ mới, đồ tốt, đồ đẹp bền, đồ ngon,...do vậy khi cho ai bất kỳ đồ vật gì, nhớ cho đồ mới, đồ tốt, đồ đẹp bền, đồ ngon,... nha.
18. Các loài thú (chó, mèo, chim,...) cũng vậy, chúng cũng không thích ăn cơm thừa canh cặn đâu, nếu các bạn thương chúng thì hãy đối đãi với chúng như đối xử với con mình vậy, cho chúng ăn cơm nóng, canh ngon, bát ăn của chúng cũng được rửa thường xuyên sau mỗi lần ăn như ta rửa bát của ta vậy.
19. Ai cũng có vết thương lòng, do biết nghĩ đến cảm nhận của người khác thì chúng ta không nhắc đến những vết thương lòng đó. Ví dụ: không nên nhắc đến người yêu củ của họ, không nhắc đến việc họ bị đánh đập, hiếp dâm, bị phạt, bị đuổi việc, đuổi học, bị giam tù, bị thất bại trong thương trường, học hành hoặc những tật xấu, những cái sai, cái lỗi của họ trong quá khứ,...
20. Biết nghĩ đến cảm nhận của người khác thì khi ai cho vật gì cũng không nên chê ít, chê dỡ, xấu, không tốt,... kẻo phụ lòng tốt của người ta.
21. V.v…

Tóm lại, trước khi làm hay nói điều gì chúng ta hãy bỏ qua những dục vọng, ích kỷ, lợi ích cá nhân của mình, cố gắng đặt mình vào vị trí và hoàn cảnh của người để xem khi mình làm hay nói điều đó thì mình sẽ ra sao, vui hay buồn ? Nếu vui thì làm và nói điều đó, còn buồn thì chúng ta hãy sửa lại.


Hằng ngày, có hàng trăm việc xảy đến bắt chúng ta phải khéo léo xử lý, chỉ cần sai một lỗi nhỏ nhặt, quên nghĩ đến cảm nhận của người khác thì sẽ dẫn đến những điều không vui và tai hại sau này. Ngược lại, chỉ cần nhớ nghĩ đến cảm nhận của người khác, dù là một việc nhỏ cũng có thể mang đến những kết quả tốt đẹp không thể ngờ đến sau này.

Do vậy, trước khi nói hay làm điều gì chúng ta hãy nhắc trong đầu: "Hãy luôn để ý đến cảm nhận của người khác"

Trích từ trang NGHỆ THUẬT SỐNG

http://chanhkien-pa.blogspot.com/2012/03/song-nhu-nao-e-khong-lam-nguoi-khac.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Năm 201510:10 SA(Xem: 22544)
Bài nói chuyện này được tác giả trình bày trong buổi ra mắt tác phẩm “Một Cơn Gió Bụi” của tác giá Trần Trọng Kim hôm Chủ Nhật 24-5-2015 tại hồi Trường Việt Báo, Westminster.
13 Tháng Hai 20159:12 CH(Xem: 21452)
Người sáng lập đạo Phật giáo Hòa Hảo là Đức Huỳnh Giáo Chủ, do nhu cầu truyền giáo của mình, cũng đã có phần đóng góp rất lớn trong công cuộc truyền bá này.
04 Tháng Giêng 201511:04 SA(Xem: 32305)
Đồng đạo Trần Phú Hữu trả lời cho đồng đạo Nguyễn Hoài Ân
15 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 13173)
Lễ Vu-Lan còn gọi là Vu-Lan bồn, là một lễ lớn của Phật-Giáo. Phật-Giáo Hòa-Hảo của chúng ta cũng phát-xuất từ Đạo Phật , thế nên hằng năm chúng ta cũng tổ-chức ngày lễ nầy.
06 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 15786)
Những buổi sinh hoạt của chư vị đồng đạo PGHH không nặng phần thờ cúng, và luôn luôn có phần đọc «Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý», nhằm nhắc nhở mọi người nhớ những lời dạy dỗ, khuyên bảo, khuyến tu của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Đây chính là điểm quan trọng.
26 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 15229)
Vị giáo chủ, có một không hai, của dân tộc không chỉ đã thấu triệt giáo lý của Phật, nhưng đã thể hiện trọn vẹn tinh thần đại từ, đại bi, đại hùng, đại lực của Phật trong việc sáng lập ra và dẫn dắt Phật Giáo Hòa Hảo trên con đường xây dựng lại đất nước, xây dựng lại con người, và xây dựng lại xã hội Việt Nam.
06 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 13810)
Người tu chân chánh đi theo Phật luật. Chính Phật luật giúp cho họ đi đúng đường vì mỗi giờ mỗi khắc họ đều tự giác, tự nhắc nhở trong mỗi hành vi, cử chỉ, mỗi tư tưởng đưa tới hành động.
14 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 21981)
Bài: Trương Văn Thạo- Photo: Trần Quốc Sĩ- Đức Từ, Bi, Hỷ, Xả gọi chung là “Tứ vô Lượng Tâm” của Đức Phật. Quý Chư Phật, Chư Bồ Tát thường rộng độ chúng sanh vì tình thương bao la vô tận, vô bờ bến nên lòng Từ Bi và đức Hỷ Xã của quý Ngài thường chiếu sáng như mặt Trời mặt Trăng xuống khắp cả muôn loài vạn vật.
03 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 16749)
Trên con đường tu tập, sự nhìn thấy sai lầm của mình là một điều vô cùng khó khăn. Tu tập, tiến hóa, thấy, biết, cải sửa là cả một tiến trình cần thời gian.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 15018)
Đức Thầy đã dạy tín đồ, dạy chúng sanh, không phân biệt tôn giáo từ bước một tất cả những căn bản mà con người cần có, cần biết, và cần hiểu để chung sống với nhau một cách đầy nhân ái. Sống với đầy đủ đức tin nhân ái dồi dào tình thương mới tạo dựng được một quốc gia, một thế giới hòa bình ấm no hạnh phúc.
100,000