Sự bình đẳng - hay: Công trình tiếp nối của Đức Thầy

26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 14477)
Sự bình đẳng - hay: Công trình tiếp nối của Đức Thầy

phat_giao_hoa_hoa_17-content

 

Đức Thầy không bao giờ vắng mặt và công trình của Ngài được tiếp tục bởi hàng triệu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ở miền Tây, nay đang lan rộng ra cả nước, đến hải ngoại. Ngài đã gieo chủng tử GIÁC NGỘ.

Đức Thầy đã dạy tín đồ, dạy chúng sanh, không phân biệt tôn giáo từ bước một tất cả những căn bản mà con người cần có, cần biết, và cần hiểu để chung sống với nhau một cách đầy nhân ái. Sống với đầy đủ đức tin nhân ái dồi dào tình thương mới tạo dựng được một quốc gia, một thế giới hòa bình ấm no hạnh phúc.


Tư tưởng của Phật Giáo Hòa Hảo đi đến đâu sẽ mang lại nhân tính, tình thương yêu đồng loại đến đó. Sẽ tái lập lại quân bình cho bản thân, gia đình, xã hội, quốc gia, và lan ra thế giới.


Một tư tưởng nảy sinh phải qua quá trình cả trăm năm mới có kết quả. Vì thế ta phải liên tục làm việc để triển khai nó cho đầy đủ ý nghĩa, sao cho phù hợp với Thời Đại Mới mới giúp được cho con người.


Một tư tưởng không được triển khai là tư tưởng chết, vì không được áp dụng và thử nghiệm bởi chính con người. Một tư tưởng sống là một tư tưởng có thể áp dụng cho con người từ mặt tâm linh đến phần vật chất. Phải hòa hợp và đồng điệu mới đem lại kết quả thật sự, đó là con đường đưa đến Giác Ngộ.


Một lý tưởng đúng, ta không cần ca ngợi, tung hô, bênh vực vì kết quả sẽ biện minh cho tất cả. Kết quả tốt cho con người, hữu lợi cho nhân quần xã hội, giúp cho con người tiến bộ, sống biết nâng đỡ nhau những lúc đói khổ khốn cùng. Đó là một tư tưởng được nhập tâm vì nó đã giúp người tiêm nhiễm nó trong mọi hành động và lời nói của những kẻ mang tư tưởng này trong “phương thức hành đạo”, hay “sự chỉ đạo của một tư tưởng.”

Giáo lý Tứ Ân Bửu Sơn Kỳ Hương Phật Giáo Hòa Hảo sẽ được thế giới chú ý qua kết quả của một vùng đất với những dân quê chất phác không học thức cao nhưng lại đạt được trí tuệ mà nhiều tín đồ của một số tôn giáo khác không đạt thành.


Tôn giáo là tình thương chứ không phải là những giáo điều dùng để xiết chặt gò bó đời sống con người. Vì tôn giáo là một con đường giải thoát con người khỏi sự tối tăm. Không có sự xử phạt và hình phạt trong tôn giáo mà chỉ có sự tha thứ khi ta giác ngộ ăn năn và trở về đường ngay nẻo thẳng. Nếu ta đi sai, ta bị vấp ngã, ta ăn năn, sửa đổi, và thay đổi để tiến tới.


Một tôn giáo đi đúng đường phải là một tôn giáo biết hòa đồng, không mang tính chất độc tôn, vì độc tôn đi ngược lại sự bình đẳng mà con người có quyền thụ hưởng khi làm người, khi bước vào mặt đất này.


Sự Bình Đẳng là khuôn vàng thước ngọc cho mọi tôn giáo, mọi chủ nghĩa, và đó là quyền căn bản của con người.

Nguyễn Huỳnh Mai

 tuoitrephatgiaohoahao_com_flowers_2012_11-thumbnail

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Hai 201811:43 CH(Xem: 13107)
Lễ Tạ ơn đầu tiên theo truyền thống đã được diễn ra tại khu vực của “Thuộc địa Plymouth”, khoảng thế kỷ 16, 17 của một tộc người Pilgrim thuộc Anh Quốc.
06 Tháng Mười Một 20189:48 SA(Xem: 15278)
Lê Yến Dung: Mỗi năm cứ vào ngày 21 Tháng Chín, mọi người như một, đều không quên một sự kiện lịch sử trọng đại, con đường chính trị mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã cống hiến cho đất nước Việt Nam. Đó là việc Đức Huỳnh Giáo Chủ đã đề xướng thành lập: Đảng chính trị “Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng.”
06 Tháng Mười Một 20189:37 SA(Xem: 16608)
Nguyễn Bá Thế: "Ngẫm suy tường tận, tinh thần và phong thái của Đức Huỳnh Giáo chủ qua thi văn Sấm giảng của Ngài, thật phải nhận Ngài là hoạt Phật, là nhà cách mạng ái quốc chân chính, là một thi nhân có một tâm hồn trác luyện tuyệt vời …."
18 Tháng Ba 20189:49 CH(Xem: 41277)
Châu Lang: Quyển Kim Cổ Kỳ Quan là phẩm kinh chín bổn được Ông Ba Nguyễn Văn Thới sáng tác, chia thành hai đợt trong vòng 12 năm, (từ 1907 đến 1919) viết cách nay trên dưới 100 năm.
27 Tháng Giêng 20187:24 SA(Xem: 16941)
Lê Minh Triết: Gần ngót một thế kỷ trôi qua, ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi 1919, tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, bổng xuất hiện một vị Phật từ Phật quốc lâm phàm, thế danh Ngài là Huỳnh Phú Sổ, thân sinh của Ngài là Đức Ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm.
13 Tháng Giêng 201812:01 SA(Xem: 6512)
Nguyễn Châu Lang Đã gần một thế kỷ trôi qua. Theo thông lệ hằng năm, Thánh lễ mừng Đản sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ lần 98, được trọng thể cử hành tại Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo, An Hòa Tự
15 Tháng Sáu 20172:56 CH(Xem: 14811)
Tôi có duyên đặc biệt với PGHH. Trong 25 năm qua tôi đọc khá nhiều tài liệu về PGHH, làm việc với nhiều tín đồ PGHH ở hải ngoại và trong nướ
19 Tháng Tư 20174:02 CH(Xem: 17386)
Lê Yến Dung: Nhân kỷ niệm năm thứ 70, ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo vắng mặt (16-4-1947 nhằm ngày 25 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi). Chúng tôi xin nhắc nhở những cống hiến quí giá của Đức Huỳnh Giáo Chủ cho đất nước Việt Nam, và nhân loại quần sanh.
22 Tháng Ba 20179:07 SA(Xem: 17195)
Châu Lang: Pháp nạn càng uẩn khúc gian truân, thời gian trông đợi càng lâu xa, thì niềm tin lạc quan hy vọng hướng về Thầy Tổ càng thêm cơ hội được củng cố gia tăng.
20 Tháng Hai 20179:45 CH(Xem: 16808)
Một điều quan trọng mà cho đến nay vẫn ít được người ta nhắc đến, đó là sự thành công của vị Giáo chủ trong việc tôn thờ hình tượng Nguyễn Trung Trực (gốc Việt) để thay cho hình tượng Quan Thánh Đế Quân (gốc Tàu) trong tâm thức người Việt.
100,000