MỘT VẾT DẦU LOANG ÂM THẦM

29 Tháng Ba 20201:12 CH(Xem: 12191)
MỘT VẾT DẦU LOANG ÂM THẦM

hoahao-300x150
Nguyễn Huỳnh Mai
(trích bản thảo quyển Phật Giáo Hòa Hảo: Tâm Đạo Dân Tộc)

Chân Lý thì bất giai bất biến, không thay đổi qua bất cứ thời đại nào, quốc gia nào, giống người nào, và ở mọi lãnh vực, trình độ, kẻ nghèo cũng như người giàu, kẻ dốt cũng như người biết chữ.

Chân Lý đó là lời nói đi đôi với việc làm. Tức nghĩ, biết, nói, viết, rồi phải đi đến hành động.

Bất cứ lý thuyết nào, luận thuyết vào, tư tưởng nào, phương pháp nào, đều phải đi đến hành động. Nếu không sẽ là một lý thuyết, luận thuyết, tư tưởng, hay phương pháp suông. Và phương pháp suông thì một là sẽ ngủ yên, hai là sẽ bị thui chột, vất đi. Và chính người chủ của nó cũng là một kẻ bơi lội trong ảo tưởng hay là một kẻ thiếu hy sinh, biếng lười, thiếu chân thật, ít nhất là chân thật đối với chính mình.

Nếu thấy không làm được thì đừng viết, đừng nói, vì nếu những điều đó đã không giúp được mình thì dĩ nhiên là sẽ không giúp được người.

 

Đức Phật là Người hành động và Ngài đã dạy ta những điều thực tiễn trong đời sống. Đó không phải là những lời dạy suông mà lời dạy từ sự thực hành những điều Ngài đã minh thị và chứng nghiệm ở chính bản thân Ngài.

Do đó Phật Giáo mới tồn tại cho đến ngày hôm nay, và luôn luôn sống động suốt bao ngàn năm qua.

Đức Thầy, một đệ tử của Đức Phật. Ngài dạy ta như thế nào thì Ngài đã không quản ngại sắc trần mà chịu cực khổ để thể hiện Tâm Phật của Ngài. Lời nói Ngài đi đôi với việc làm. Tất cả mọi việc Ngài làm đều có một lý do để cho ta có một tấm gương sáng để suy nghiệm về những gì mình cần phải làm.

Phật Giáo Hòa Hảo là một con đường xây dựng lại căn bản của con người và ngôi nhà chung cho dân tộc.

Một con đường tu tập rốt ráo và hành động tích cực dù cho dưới thời kỳ nào. Một con đường tích cực tham gia và đóng góp vào việc xây dựng, bảo tồn nòi giống Tiên Rồng.

Phật Giáo Hòa Hảo có một con đường riêng không bị dẹp tan và cũng không thể bị phá hoại hay nhục mạ. Các thế lực nào càng đàn áp, càng nhận chìm thì Phật Giáo Hòa Hảo càng phát huy bằng một sức mạnh ngấm ngầm và lan ra như vết dầu loang.

Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo không được tính bằng con số mà được tính bằng tâm thức con người chịu ảnh hưởng bởi giáo thuyết này.

Giáo thuyết Phật Giáo Hòa Hảo đã ăn sâu vào lòng dân tộc của những ai đã va chạm vào nó.

Một tôn giáo không có chủ thuyết buộc người khác phải theo, nhưng lý thuyết Phật Giáo Hòa Hảo đã trao cho con người một kỹ thuật, một phương pháp sống và hành đạo, một cách tu thân để tề gia, rồi mới đến trị quốc bình thiên hạ.

Phật Giáo Hòa Hảo là một vết dầu loang âm thầm bằng sức mạnh của tình thương và lòng từ thiện. Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã thực thi những gì mà Đức Tôn Sư của mình răn dạy. Một miền Tây trù phú, một khối lượng dân tộc đầy nội lực, một sức mạnh âm ỉ ngấm ngầm càng ngày càng được hun đúc trong lòng dân tộc.

 

Xin đón đọc sách mới quyển Nhật Ký Tâm Linh 12: TỪ TÂM BÁC ÁI

http://nguyenhuynhmai.com

 

Đọc kinh sách Phật Giáo Hoa Hảo tại

http://hoahao.org

Http://tuoitrephatgiaohoahao.com

 
cuc vang cuc trang

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Giêng 201711:32 SA(Xem: 26905)
Đạo Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng từ năm Kỷ Mão (1939) trong dòng lịch sử cận đại của dân tộc, một nền đạo quy nguyên Phật pháp, không chuộng hình tướng lễ mễ, cốt yếu hướng về tâm, chủ trương nhập thế tích cực phù hợp với phong hóa nhân sinh.
13 Tháng Giêng 201711:20 SA(Xem: 24055)
Ngày 25 tháng 11 âm-lịch năm Kỷ-Mùi (15-01-1920), một hài-nhi ra đời tại Miền Nam nước Việt, và 19 năm sau đó trở thành Giáo-Chủ của một tôn-giáo lớn. Đó là Đức Huỳnh Giáo-Chủ, người đã khai-sáng nền Đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo, một nền Đạo dân-tộc đã tạo ra những đổi thay lớn-lao trong xã-hội Miền Nam Việt-Nam và đóng một vai-trò quan-trọng không những trong sinh-hoạt tín-ngưỡng mà còn trong lịch-sử đấu-tranh nước nhà
30 Tháng Mười Một 20168:32 CH(Xem: 16905)
Ngày nay, chúng ta được cơ hội thuận lợi hơn nhiều, tuy chưa hoàn toàn tự do như ý. Nhưng về vật chất và điều kiện sống đã tiến bộ đáng kể hơn xưa.
25 Tháng Mười Một 20166:50 SA(Xem: 16875)
Trần văn Lợi: Đối với bậc vĩ nhân, tinh thần biết khổ còn là động lực thúc đẩy họ thực hiện sứ mạng cứu thế. Nhìn cảnh “Bể trần sóng cuộn lao xao” Đức Huỳnh Giáo Chủ đã từng “Xông thuyền bát nhã lướt vào một phen”
28 Tháng Chín 201610:40 CH(Xem: 22293)
Nguyễn Trung Trực là một vị anh hùng dân tộc đã hi sinh anh dũng cho nghĩa cả cứu nước, cứu dân. Tên thật là Nguyễn Văn Lịch, thường gọi Chơn, sinh năm 1837
16 Tháng Chín 201611:21 CH(Xem: 21778)
Sao gọi là Chức Sắc? - Chức là quyền tước có đẳng cấp, thuôc về bực trên trong một cơ quan hay một tổ chức (đời hoặc đạo). - Sắc là tài giỏi có năng lực, có trí huệ.
17 Tháng Tư 20166:12 SA(Xem: 24474)
Kể từ ngày ra mở Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, 18-5-Kỷ mão (4-7-1939), đến ngày thọ nạn ra đi (25-2 nhuần-Đinh hợi, 16-4-1947), Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ đã xả thân cống hiến ơn cứu khổ cứu nạn cho thế gian 7 năm 10 tháng 12 ngày, trong đó, gần 6 năm thuần túy hoằng pháp và non 2 năm dấn thân cứu quốc.
17 Tháng Bảy 20156:16 SA(Xem: 25495)
Kim Định: Tôi vừa đọc xong tập “Phật Giáo Hòa Hảo Yếu Lược”. Gấp sách lại, thấy tự lòng dấy lên một niềm vui đầy hy vọng: đây chính là nơi đại diện cuối cùng của nền văn hóa nông nghiệp.
07 Tháng Sáu 201510:35 CH(Xem: 21760)
Một khi tất cả niềm tin yêu không còn hiện diện trong lòng, con người sẽ cảm thấy mình chẳng còn nghị lực để sống nữa. Lúc đó họ chỉ thấy trước mắt một màu đen lạnh lùng, không một điểm nương tựa, không một nẽo về.
27 Tháng Năm 201510:10 SA(Xem: 21086)
Bài nói chuyện này được tác giả trình bày trong buổi ra mắt tác phẩm “Một Cơn Gió Bụi” của tác giá Trần Trọng Kim hôm Chủ Nhật 24-5-2015 tại hồi Trường Việt Báo, Westminster.
100,000