TU TẬP, CẢI SỬA KHÁC VỚI SINH HOẠT TÔN GIÁO

25 Tháng Hai 202010:43 SA(Xem: 10606)
TU TẬP, CẢI SỬA KHÁC VỚI SINH HOẠT TÔN GIÁO

00
Nguyễn Huỳnh Mai
(trích bản thảo quyển Phật Giáo Hòa Hảo: Tâm Đạo Dân Tộc)

Người ta thường nhầm lẫn giữa tu tập (người tu) với làm việc tôn giáo (sinh hoạt trong môi trường tôn giáo).

Người tu có tâm lành, tánh thiện, có sự chân thật, cải sửa, tự cải tiến (self-improvement). Họ tự tu, tự xét, tự sửa, tự giác. Yếu tố cần thiết của một người tu là sự chân thật, ít nhất là với chính mình. Người tu mà thiếu chân thật thì có tu đến vạn kiếp cũng vẫn lẩn quẩn nơi chốn bụi trần. Vì có chân thật họ mới biết dụi mắt, tỉnh táo để tìm đường đi, nếu không họ cũng tưởng là người khác mù mờ như họ. Họ tự gạt mình, lẫn gạt người.

Có quá nhiều người lầm lẫn việc ăn chay, niệm Phật, tụng kinh, đi chùa, đi nhà thờ, làm phước, đang thờ phượng Chúa, Phật, Thần Linh là đang tu.

Nếu không chân thật thì những sinh hoạt trên của họ chỉ như là một đào hay kép trên sân khấu tôn giáo. Họ hành động ăn nói tôn giáo. Họ dùng lời nói của Phật, của Chúa để ăn, nói, đối thoại, để tự dối mình và dối người. Họ tự tạo ảo giác cho chính mình và người xung quanh để cùng sống với nhau trong sân khấu cuộc đời.

Người muốn tu, sửa thật sự, muốn bước vào con đường giác ngộ trong đời sống cần tự phân biệt lúc nào mình tu tập cải sửa và lúc nào mình hành sử sinh hoạt tôn giáo.

Sinh hoạt tôn giáo của chúng ta sẽ đem nhiều lợi lạc nếu ta là người biết tu tập cải sửa và chân thật với mình và người xung quanh.

Sự tu tập cải sửa thường xuyên giúp cho ta không đi lạc đường khi sinh hoạt tôn giáo. Sự giác ngộ giúp cho ta sinh hoạt đóng góp vào sự phát triển, phổ biến tôn giáo chứ không lợi dụng tôn giáo làm bức thang đạt danh vọng, lợi lạc cho cá nhân như giáo quyền, chức quyền, chức phẩm tôn giáo.

Sự tu sửa giác ngộ không những đã giúp cho ta không đi sai đường trong môi trường tôn giáo, mà cả những môi trường chánh trị, giáo dục, lẫn kinh tế thương mại.

Tu tập cải sửa, chân thật giúp ta không trở nên một gã lưu manh, một nhà giáo vô lương tâm, một nhà tu tội lỗi, một tên điếm chánh trị, hay một con buôn chuyên lường gạt để lấy tiền.

Tu tập, cải sửa, giác ngộ chẳng những ta bước ra khỏi nghiệp chướng của quá khứ, của thói quen mà ta chấm dứt tạo nên nghiệp xấu cho tương lai.

Xin đón đọc Nhật Ký Tâm Linh 12: TỪ TÂM BÁC ÁI tại

http://nguyenhuynhmai.com


 

 01

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Hai 20241:27 CH(Xem: 749)
Đức Thầy đã dạy: Chúc mừng năm mới, mới buổi qua, Bỏ bớt dị đoan chẳng cúng gà. Tre nêu phơ phất không còn thấy, Ra mắt tiêu mòn buổi thứ ba.
13 Tháng Bảy 20235:40 CH(Xem: 2144)
Ngày 18 tháng 5 âm lịch năm 1939, cách đây đúng 84 năm, tại một ngôi làng nhỏ bé tại miền Tây Nam nước Việt, làng Hòa Hảo, một vị Bồ Tát, một thanh niên vừa tròn 20 tuổi đã khai sáng nên một tôn giáo dân tộc, tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo.
04 Tháng Tư 202311:11 SA(Xem: 2663)
Đồng đạo có điều chi thắc mắc, hay có ý kiến gì để sinh hoạt trong tôn giáo mình được tốt đẹp và hoàn thiện hơn thì nên mạnh dạn lên diễn đàn bày tỏ ý kiến và kính mong quý trị sự viên cũng nên lắng nghe .
23 Tháng Ba 202310:08 CH(Xem: 2527)
Muốn tiếp tục tu tập, cải sửa để hành đạo, ta cần phát triển lòng từ bi, nhưng quan trọng nhất phải có định và huệ.
14 Tháng Mười 202012:11 SA(Xem: 13159)
Do mối liên hệ với Bửu Sơn Kỳ Hương, ông Nguyễn Trung Trực được tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tôn vinh là Thượng Đẳng Đại Thần, trong nghi lễ thờ phượng các bậc anh hùng liệt sĩ của đất nước và mỗi khi cúng lạy đều cầu nguyện oai linh của Ông trong bài nguyện Qui y
05 Tháng Chín 20208:09 CH(Xem: 4767)
Lễ Vu-Lan còn gọi là Vu-Lan bồn, là một lễ lớn của Phật-Giáo. Phật-Giáo Hòa-Hảo của chúng ta cũng phát-xuất từ Đạo Phật , thế nên hằng năm chúng ta cũng tổ-chức ngày lễ nầy.
29 Tháng Ba 20201:12 CH(Xem: 12022)
Phật Giáo Hòa Hảo là một vết dầu loang âm thầm bằng sức mạnh của tình thương và lòng từ thiện. Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã thực thi những gì mà Đức Tôn Sư của mình răn dạy. Một miền Tây trù phú, một khối lượng dân tộc đầy nội lực, một sức mạnh âm ỉ ngấm ngầm càng ngày càng được hun đúc trong lòng dân tộc.
26 Tháng Năm 20197:39 SA(Xem: 17213)
Đức bà Lê Thị Nhậm là thân mẫu phần xác thịt của Đức Huỳnh Giáo Chủ và cũng là người đã dầy công nuôi dưỡng phần xác thịt của Ngài từ lúc bé thơ cho đến lúc lập Đạo cứu đời vào ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão 1939 tại Thánh Địa Hòa Hảo.
26 Tháng Ba 20195:19 SA(Xem: 17660)
Vì non sông đạo pháp đã anh dũng hy sinh nơi chiến khu oanh liệt, trong công cuộc đánh đuổi xâm lăng giữ an bờ cõi, dưới ngọn cờ trung nghĩa của vị anh hùng dân tộc đức độ tài ba. Ngài được tôn xưng là Đức Cố Quản, một đại đồ đệ thứ nhứt, trong thập nhị hiền thủ của Đức Phật Thầy Tây An.
04 Tháng Mười Hai 201811:43 CH(Xem: 12943)
Lễ Tạ ơn đầu tiên theo truyền thống đã được diễn ra tại khu vực của “Thuộc địa Plymouth”, khoảng thế kỷ 16, 17 của một tộc người Pilgrim thuộc Anh Quốc.
100,000