Hàng chục hố sâu đe doạ sạt lở miền Tây

21 Tháng Năm 20179:50 CH(Xem: 14905)
Hàng chục hố sâu đe doạ sạt lở miền Tây

Thứ hai, 22/5/2017

(Trích VNExpress)

Ho Sau tai Đong Bang Song Cuu Long

 

Sơ đồ vị trí các hố sâu tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nguồn: Ủy hội sông Mekong


Chuyên gia cho rằng, những hố sâu là một phần tự nhiên của sông Mekong, là nơi ở của 200 loài cá, nhưng nay gây sạt lở do thiếu phù sa và cát nghiêm trọng. 

 

Theo Ủy hội sông Mekong (MRC), trên hệ thống sông này hiện có 500 hố sâu, thể tích bình quân 29.000-122 triệu m3, phổ biến nhất là 1,55 triệu m3/hố. Trên lãnh thổ Campuchia, đoạn từ Sambor (tỉnh Kampong Thom) tới biên giới Lào có 95 hố, nhiều hố sâu đến 80 m. Đoạn phía Nam Lào có hố sâu hơn 90 m, rộng 729 ha; hố phía Đông Phnom Penh dài 18,5 km.

Tại đồng bằng Sông Cửu Long hiện có 23 hố sâu 13-44 m, rộng 4-95 ha, chủ yếu nằm trên sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao…

Các hố sâu thường xuất hiện ở những đoạn sông cong, nước đạp vào bờ phía lõm; nơi hợp lưu của hai dòng; chỗ dòng chảy bị cù lao giữa sông tách ra; và ở dòng sông bị thắt cổ chai...

Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - Chuyên gia nghiên cứu độc lập sinh thái đồng bằng sông Cửu Long, những hố sâu có từ lâu và là một phần tự nhiên của hệ thống sông Mekong; có vai trò sinh thái rất quan trọng; là nơi cư trú của khoảng 200 loài cá. Vào mùa kiệt, cá rút xuống các hố này để tránh nóng, tìm mồi.

"Những hố này trước nay vẫn ở đó, không gây ra sạt lở. Nhưng nay nó gây ra sạt lở là do mất cân bằng, thiếu phù sa và cát nghiêm trọng", ông Thiện khẳng định.

Theo ông Thiện, vào đầu mùa lũ hàng năm, khoảng tháng 7-8, cát di chuyển vào lấp khoảng 20-30% chiều sâu hố. Đến tháng 9-10 trở đi, dòng sông tự nạo vét lấy lượng cát này ra khỏi hố và tiếp tục trôi xuống hạ nguồn. Nhưng khi phía trên, các đập thủy điện chặn giữ lại hoặc do khai thác quá mức thì lượng cát xuống hạ lưu giảm mạnh.

Điều này dẫn đến không có cát lấp vào hố theo chu kỳ mà sông vẫn tự nạo vét. Vì vậy, hố sẽ mở rộng, dịch chuyển, ăn sâu vào chân bờ, tạo "hàm ếch" gây sạt lở nghiêm trọng. "Vụ sạt lở hàng loạt căn nhà ở bờ sông Vàm Nao cuối tháng 4 là một minh chứng rất cụ thể", ông Thiện nói.

Các chuyên gia cho rằng, hiện phù sa mịn của sông Mekong về miền Tây giảm 50%, chỉ còn 85 triệu tấn một năm. Khai thác cát tràn lan, 10 năm qua, sông Tiền, sông Hậu mất hơn 200 triệu khối cát, lòng sông sâu thêm khoảng 1,3 m. Dự báo phù sa mịn sẽ tiếp tục giảm 50% và cát di chuyển ở đáy sông sẽ bị chặn 100% khi 11 đập thủy điện ở vùng hạ lưu sông Mekong hoàn thành. Nếu không có giải pháp kịp thời, sạt lở bờ sông, bờ biển miền Tây càng nghiêm trọng hơn.

Trước đó, kết quả khảo sát và thăm dò địa chất đáy sông Vàm Nao của Viện khoa học Thủy lợi Miền Nam, cho thấy đoạn khu vực sạt lở ở xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) có hai hố xoáy lớn, tiếp tục gây sạt lở.

Hố xoáy thứ nhất nằm sát đường liên xã, nơi xảy ra sạt lở làm 14 căn nhà và 2 nền nhà bị nhấn chìm xuống sông hồi cuối tháng 4. Hố này sâu 22 - 30 m, dài hơn 100 m, rộng trên 90 m.

Hố xoáy thứ hai nằm song song hố thứ nhất, cách bờ tại vị trí sạt lở khoảng 180 m, dài 380 m, rộng 180 m, sâu 44 m. Đây là hố xoáy trung tâm, ước tính hình thành khoảng 10 năm nay.

Sở Nông nghiêp tỉnh An Giang đã đưa ra hai phương án xử lý. Thứ nhất, lấp khẩn cấp hố gần bờ bằng cách thả bao tải cát xuống, sau đó trải thảm đá gia cố chống xoáy. Dự kiến kinh phí khoảng 50 tỷ đồng, thời gian xử lý 2 tháng. Phương án thứ hai, xây bờ kè dài hơn 1,5 km cho đoạn bờ sông này với kinh phí khoảng 150 tỷ đồng.

Trên sông Tiền, tại điểm sạt lở qua xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp cũng có một hố xoáy cách bờ 80 m, sâu khoảng 36 m, dài 440 m, rộng 80-85 m. Hố xoáy gây sạt lở, đe dọa gần 1.000 hộ dân.


Vam Nao

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Giêng 20176:15 SA(Xem: 18280)
Chùa Thới Sơn hôm nay thưa khách, có lẽ Trời đang độ tiết mùa đông và mấy hôm rồi liên tục gió mạnh, lạnh cứ vương vấn nên cửa thiền môn nầy ít khách vãng lai.
13 Tháng Giêng 20179:33 CH(Xem: 19840)
Đạo là gì? Đạo (道) theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi; còn nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó.
13 Tháng Giêng 20179:27 CH(Xem: 19591)
Kinh phật xây đài trọn ý sen, Bùn nhơ nước đục lánh tâm hèn. Tơ hồng lúc chết còn vương ngó, Nhụy thắm sinh thời chẳng nhuốm đen.
13 Tháng Giêng 20179:13 CH(Xem: 18305)
Ân thứ ba cao dầy Tam Bảo, Phật Pháp Tăng chánh đạo vô vi. Phượng thờ tinh khiết chuyên trì, Giữ lòng gìn tánh qui y mấy Ngài.
13 Tháng Giêng 201711:20 SA(Xem: 23816)
Ngày 25 tháng 11 âm-lịch năm Kỷ-Mùi (15-01-1920), một hài-nhi ra đời tại Miền Nam nước Việt, và 19 năm sau đó trở thành Giáo-Chủ của một tôn-giáo lớn. Đó là Đức Huỳnh Giáo-Chủ, người đã khai-sáng nền Đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo, một nền Đạo dân-tộc đã tạo ra những đổi thay lớn-lao trong xã-hội Miền Nam Việt-Nam và đóng một vai-trò quan-trọng không những trong sinh-hoạt tín-ngưỡng mà còn trong lịch-sử đấu-tranh nước nhà
30 Tháng Mười Một 20168:32 CH(Xem: 16701)
Ngày nay, chúng ta được cơ hội thuận lợi hơn nhiều, tuy chưa hoàn toàn tự do như ý. Nhưng về vật chất và điều kiện sống đã tiến bộ đáng kể hơn xưa.
25 Tháng Mười Một 20166:50 SA(Xem: 16668)
Trần văn Lợi: Đối với bậc vĩ nhân, tinh thần biết khổ còn là động lực thúc đẩy họ thực hiện sứ mạng cứu thế. Nhìn cảnh “Bể trần sóng cuộn lao xao” Đức Huỳnh Giáo Chủ đã từng “Xông thuyền bát nhã lướt vào một phen”
06 Tháng Mười Một 20166:19 SA(Xem: 18225)
Đức Thầy khuyên tu để tránh khổ: “Vậy sớm mau kiếm chữ Ma-Ha, Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa.
28 Tháng Chín 201610:40 CH(Xem: 22011)
Nguyễn Trung Trực là một vị anh hùng dân tộc đã hi sinh anh dũng cho nghĩa cả cứu nước, cứu dân. Tên thật là Nguyễn Văn Lịch, thường gọi Chơn, sinh năm 1837
23 Tháng Chín 20168:57 CH(Xem: 18748)
Cán bộ, nhân viên y tế các ban ngành trong bệnh viện chú hai hồi thu nhận hoàn toàn là tín đồ PGHH, một là chú biết rõ lai lịch người tốt, hai là do các Ban Trị Sự PGHH giới thiệu đề nghị vào làm, nên hầu hết cán bộ nhân viên y tế đều có tâm hồn đạo Đức PGHH.
100,000