Hàng chục hố sâu đe doạ sạt lở miền Tây

21 Tháng Năm 20179:50 CH(Xem: 14775)
Hàng chục hố sâu đe doạ sạt lở miền Tây

Thứ hai, 22/5/2017

(Trích VNExpress)

Ho Sau tai Đong Bang Song Cuu Long

 

Sơ đồ vị trí các hố sâu tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nguồn: Ủy hội sông Mekong


Chuyên gia cho rằng, những hố sâu là một phần tự nhiên của sông Mekong, là nơi ở của 200 loài cá, nhưng nay gây sạt lở do thiếu phù sa và cát nghiêm trọng. 

 

Theo Ủy hội sông Mekong (MRC), trên hệ thống sông này hiện có 500 hố sâu, thể tích bình quân 29.000-122 triệu m3, phổ biến nhất là 1,55 triệu m3/hố. Trên lãnh thổ Campuchia, đoạn từ Sambor (tỉnh Kampong Thom) tới biên giới Lào có 95 hố, nhiều hố sâu đến 80 m. Đoạn phía Nam Lào có hố sâu hơn 90 m, rộng 729 ha; hố phía Đông Phnom Penh dài 18,5 km.

Tại đồng bằng Sông Cửu Long hiện có 23 hố sâu 13-44 m, rộng 4-95 ha, chủ yếu nằm trên sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao…

Các hố sâu thường xuất hiện ở những đoạn sông cong, nước đạp vào bờ phía lõm; nơi hợp lưu của hai dòng; chỗ dòng chảy bị cù lao giữa sông tách ra; và ở dòng sông bị thắt cổ chai...

Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - Chuyên gia nghiên cứu độc lập sinh thái đồng bằng sông Cửu Long, những hố sâu có từ lâu và là một phần tự nhiên của hệ thống sông Mekong; có vai trò sinh thái rất quan trọng; là nơi cư trú của khoảng 200 loài cá. Vào mùa kiệt, cá rút xuống các hố này để tránh nóng, tìm mồi.

"Những hố này trước nay vẫn ở đó, không gây ra sạt lở. Nhưng nay nó gây ra sạt lở là do mất cân bằng, thiếu phù sa và cát nghiêm trọng", ông Thiện khẳng định.

Theo ông Thiện, vào đầu mùa lũ hàng năm, khoảng tháng 7-8, cát di chuyển vào lấp khoảng 20-30% chiều sâu hố. Đến tháng 9-10 trở đi, dòng sông tự nạo vét lấy lượng cát này ra khỏi hố và tiếp tục trôi xuống hạ nguồn. Nhưng khi phía trên, các đập thủy điện chặn giữ lại hoặc do khai thác quá mức thì lượng cát xuống hạ lưu giảm mạnh.

Điều này dẫn đến không có cát lấp vào hố theo chu kỳ mà sông vẫn tự nạo vét. Vì vậy, hố sẽ mở rộng, dịch chuyển, ăn sâu vào chân bờ, tạo "hàm ếch" gây sạt lở nghiêm trọng. "Vụ sạt lở hàng loạt căn nhà ở bờ sông Vàm Nao cuối tháng 4 là một minh chứng rất cụ thể", ông Thiện nói.

Các chuyên gia cho rằng, hiện phù sa mịn của sông Mekong về miền Tây giảm 50%, chỉ còn 85 triệu tấn một năm. Khai thác cát tràn lan, 10 năm qua, sông Tiền, sông Hậu mất hơn 200 triệu khối cát, lòng sông sâu thêm khoảng 1,3 m. Dự báo phù sa mịn sẽ tiếp tục giảm 50% và cát di chuyển ở đáy sông sẽ bị chặn 100% khi 11 đập thủy điện ở vùng hạ lưu sông Mekong hoàn thành. Nếu không có giải pháp kịp thời, sạt lở bờ sông, bờ biển miền Tây càng nghiêm trọng hơn.

Trước đó, kết quả khảo sát và thăm dò địa chất đáy sông Vàm Nao của Viện khoa học Thủy lợi Miền Nam, cho thấy đoạn khu vực sạt lở ở xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) có hai hố xoáy lớn, tiếp tục gây sạt lở.

Hố xoáy thứ nhất nằm sát đường liên xã, nơi xảy ra sạt lở làm 14 căn nhà và 2 nền nhà bị nhấn chìm xuống sông hồi cuối tháng 4. Hố này sâu 22 - 30 m, dài hơn 100 m, rộng trên 90 m.

Hố xoáy thứ hai nằm song song hố thứ nhất, cách bờ tại vị trí sạt lở khoảng 180 m, dài 380 m, rộng 180 m, sâu 44 m. Đây là hố xoáy trung tâm, ước tính hình thành khoảng 10 năm nay.

Sở Nông nghiêp tỉnh An Giang đã đưa ra hai phương án xử lý. Thứ nhất, lấp khẩn cấp hố gần bờ bằng cách thả bao tải cát xuống, sau đó trải thảm đá gia cố chống xoáy. Dự kiến kinh phí khoảng 50 tỷ đồng, thời gian xử lý 2 tháng. Phương án thứ hai, xây bờ kè dài hơn 1,5 km cho đoạn bờ sông này với kinh phí khoảng 150 tỷ đồng.

Trên sông Tiền, tại điểm sạt lở qua xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp cũng có một hố xoáy cách bờ 80 m, sâu khoảng 36 m, dài 440 m, rộng 80-85 m. Hố xoáy gây sạt lở, đe dọa gần 1.000 hộ dân.


Vam Nao

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tư 20166:12 SA(Xem: 23977)
Kể từ ngày ra mở Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, 18-5-Kỷ mão (4-7-1939), đến ngày thọ nạn ra đi (25-2 nhuần-Đinh hợi, 16-4-1947), Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ đã xả thân cống hiến ơn cứu khổ cứu nạn cho thế gian 7 năm 10 tháng 12 ngày, trong đó, gần 6 năm thuần túy hoằng pháp và non 2 năm dấn thân cứu quốc.
06 Tháng Chín 20158:51 CH(Xem: 30227)
Đối với người miền Nam, nhắc đến Lê Văn Duyệt, hầu như không ai còn lạ gì, bởi lăng Lê Văn Duyệt, thường gọi là Lăng Ông - Bà Chiểu,(1) tại số 126 đường Đinh Tiên Hoàng - Phường 1, Quận Bình Thạnh, Sài Gòn, ai ai cũng biết.
29 Tháng Tám 20157:05 SA(Xem: 28167)
Rằm tháng bảy lễ vu lan Dâng hoa Tam Bảo thắp nhang nguyện cầu Nguyện xin oai Phật nhiệm mầu Ta bà độ bớt âu sầu bất an
26 Tháng Tám 20159:38 CH(Xem: 21636)
Phụ mẫu ơn dày sánh đại thiên Noi gương đức cả Mục Kiền Liên Đền ơn dưỡng dục khi còn sống Đáp nghĩa sanh thành lúc mãn duyên
26 Tháng Tám 20159:25 CH(Xem: 24085)
Đón lễ Vu Lan đốt nén hương Thành tâm kính bái Phật mười phương Từ bi giáo hóa người mê tối Bác ái khuyên răn kẻ lạc đường
18 Tháng Tám 20159:08 SA(Xem: 24538)
Niệm Phật là một pháp môn, còn gọi là Pháp Môn Tịnh Độ (là tâm thành chí nguyện, nhờ oai thần và tha lực của Phật A Di Đà mà được vãng sanh về Tây phương Cực Lạc).
17 Tháng Bảy 20156:16 SA(Xem: 25212)
Kim Định: Tôi vừa đọc xong tập “Phật Giáo Hòa Hảo Yếu Lược”. Gấp sách lại, thấy tự lòng dấy lên một niềm vui đầy hy vọng: đây chính là nơi đại diện cuối cùng của nền văn hóa nông nghiệp.
12 Tháng Bảy 201511:09 CH(Xem: 22510)
Mừng ngày chánh pháp được khai thông, Rãi khắp ban truyền thỏa ước mong. Chỉ dẫn chúng sanh về cõi giác, Gọi kêu bá tánh vẹn non sông.
12 Tháng Bảy 201510:19 CH(Xem: 23082)
Dạt dào như nước chảy xuôi dòng, Phật xuống thế gian niềm ước mong. Truyền đạt cho đời điều quý trọng, Tám Điều Răn Cấm rán hành xong.
09 Tháng Bảy 20159:03 SA(Xem: 25694)
Hằng năm vào ngày 18 tháng 5, người tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo ở bất cứ nơi đâu, trong hay ngoài nước, ở tầng lớp xã hội nào cũng đều trân trọng, vui mừng tưởng nhớ Đại Lễ khai sáng nền đạo Phật Giáo Hoà Hảo, một nền đạo Dân tộc quy nguyên Phật pháp
100,000