TRÌ GIỚI

03 Tháng Năm 20179:03 CH(Xem: 17796)
TRÌ GIỚI

IMG_6204

Nguyễn Văn Lía

 

Luật pháp là điều cốt yếu làm cho quốc gia thanh bình không rối loạn. Giới luật là món tối cần cho bất cứ giáo đồ của tôn giáo nào. Vì nó là điểm chính đưa người tu đến bờ giải thoát. Cổ nhơn đã dạy :

      “Đạo không luật đạo suy,

    Đời không pháp qui đời loạn”

Thế nên Đức Thầy có khuyên:

“ Gìn giới cấm sửa tâm ô tạp,

   Niệm Phật thì phải dẹp lòng tà”.

Chúng ta sống trong cảnh ác trược có khi tâm tánh nảy ra được một ý niệm trong sạch tốt lành đi nửa, chớ nó cũng đan xen rất nhiều tư tưởng xấu xa đen tối pha trộn lẫn nhau, làm cho tâm trí mê mờ nên gọi là tâm ô tạp. Vì thế, Đức Thầy khuyên chúng ta phải gìn giới luật và chuyên tâm niệm Phật để dẹp hết lòng tà quấy, tự nhiên tâm tánh được trọn lành trọn sáng. Chính ngày xưa, Đức Thích Ca trụ thế 49 năm thuyết pháp độ sanh, người tu hành đắc đạo vô số, do nơi ai ai cũng ghép thân tâm vào khuôn khổ luật giới, mới được chứng đạo viên mãn.

Trong kinh Phạm Võng có bài kệ như vầy:

“Giới minh như nhật nguyệt,

  Diệt như anh lạc châu.

 Vi trần Bồ tác chúng

 Do thị hành chánh giác”.

Tạm dịch:

“Giới sáng như mặt trời trăng

Như châu anh lạc thường hằng ngời trong

Chư Bồ tác thật là đông

Đều nhờ trị giới thành công thoát trần.

                                        (N.V.L)

Vậy, chúng ta đã sống trong một thời kỳ nhiễu nhương đau khổ, một thời kỳ hạ ngươn mạt pháp nếu không giữ giới luật thì làm thế nào để giải thoát khỏi cảnh trần lao?! Vả lại chư Phật rất thương xót chúng sanh như mẹ thương con, lo cho chúng sanh không gìn giữ giới luật mà phải sa đọa, trái lại chúng sanh tự mình phá giới răn không sợ luân hồi thống khổ. Như thế, Đức Phật dù có thương xót chúng ta đến đâu đi nữa cũng không phương giải cứu. Ngài Đàm Nhứt luật sư có dạy rằng:

“Tam thế Phật pháp, giới vi căn bổn,

Bổn chi bất tu, đạo viễn hồ tai”

Nghĩa là chư Phật ba đời thuyết pháp đều lấy giới luật làm căn bản, nếu căn bản không tu là xa đạo lắm vậy!

Trong bài “ĐỨC PHẬT ĐỐI VỚI CHÚNG SANH”, Đức Thầy có dạy: “…Những kẻ tín đồ dối tu , chẳng vâng lời dạy, chẳng giữ giới luật, thì trên là Đức Phật và dưới là ông Thầy kẻ ấy chỉ lấy lòng từ bi mà nhận sự trách  cứ của kẻ ngoại đạo, chớ không thể nào gần gũi mà ban phước huệ cho kẻ chẳng thành tín kia đặng”.

IMG_6201

Thế nên, Đức Thầy khuyên chúng ta “cần nhất là ở chỗ giữ giới luật hằng ngày”. Giới luật tức là “tám điều răn cấm” ấy vậy! Là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, ai ai cũng thuộc và nếu y cứ vào đó mà tinh chuyên gìn giữ ắc sẽ được phúc lợi vô biên đi đến chỗ giải thoát trần lao.  Ngài có bảo:

“Chi cho bằng ta sớm lo toan,

 Gìn giới luật nghe kinh trọng Phật.

 Đến lâm chung quả lành đâu mất

Cõi Tây phương chư Phật đợi chờ”

Để giúp thêm chắc chắn cho người tu hành vững niềm tin, hăng hái giữ gìn giới luật, chúng tôi xin lược lại mẫu chuyện trong kinh có ghi chép: Thưở xưa, cách xa xứ Phật có hai vị tỳ kheo tu hành tinh tấn. lòng hằng ngưỡng mộ đấng Thích Tôn nên hôm nọ cùng nhau đi đến bái kiến Đức Phật. Trên đường xa xôi dịu vợi, phải trải qua nhiều cánh đồng hoang vắng, gặp lúc trời trưa nóng bức, làm hai tỳ kheo mệt lã muốn tìm một chút nước cũng chẳng có. May đâu thấy từ xa có một cái giếng đã gần khô cạn, hai ngài nhanh chân đến. Nhưng khi đến nơi, thì ôi thôi! vô cùng thất vọng, vì dưới giếng kia các loại cá trạch, vi trùng lúc nhúc. Một trong hai vị mới đề nghị rằng: Thôi ta hãy tạm đỡ đôi hớp nước, hầu lướt qua khỏi cảnh khốn nạn này. Vị kia bảo: Ta là người đã xuất gia đầu Phật, đã thọ giới luật, lẽ nào uống nước đó để giết chết mạng sống chúng sanh hay sao ? Nói xong vị tỳ kheo quyết không uống lấy. Kết quả, đi một chập vị không uống phải ngất xỉu và chết lịm bên đường. Vị tỳ kheo uống nước tất nhiên được an toàn. Sau khi than tiếc số phận của đồng bạn rồi tỳ kheo đó cất bước ra đi.

Khi đến Phật, ông bèn bạch qua nốt sự tình. Phật bèn quở rằng: Ngươi đến đây gặp ta, nhưng không gặp ta, vì giới luật của ta ngươi không giữ lấy. Trái lại người đồng bạn của ngươi đó, chính là tiền thân của vị thiên đế này đây. Phật chỉ vị thiên đế đang đứng hầu bên ngài. Ngài tiếp lời: Đã sanh lên cõi trời Đao Lợi , hôm nay đem hoa đến cúng dường ta đây.

Xuyên qua câu chuyện, ta thấy giới luật rất tối cần cho người tu, nếu không giữ lấy khác nào “ Trồng cây mà chẳng lấp rào. Để cho gió lại tạt vào gốc lay.” ( lời của Đức Thầy). Thì chắc chắn cây kia phải chết.

Cho nên những kẻ học rộng biết nhiều mà không giữ giới chẳng khác nào ngọn đèn treo trước gió có thể sáng lắm nhưng không biết sẽ tắt vào lúc nào. Trái lại kẻ học ít biết hẹp mà giữ giới một cách chân chính, thì cũng như ngọn đèn có ống khói, khi mới thắp lên thì còn lu nhưng không tắt, càng cháy lâu càng sáng tỏ. Và cũng nhờ trì giới mà tâm sanh định không lung lay theo thế trần , rồi phát sinh trí huệ.

          Chúng ta thử nhìn kìa : con bướm trước khi thoát thai khỏi thân sâu bọ, hóa thành loài bướm. Nó đã trải qua thời gian nhốt mình an trụ vào ổ kén, mới biến thành loài bướm đẹp xinh bay lượn nhởn nhơ giữa muôn ngàn cỏ lạ hoa thơm. Đối với người tu Phật cũng thế, muốn chứng thành quả vị bồ đề, tất nhiên phải khép mình vào khuôn khổ luật giới của Phật gia.

Tóm lại, giới luật là một trong sáu pháp ba la mật, có công năng đưa người thoát khỏi cảnh trần lao, sang qua bến giác. Là con Phật ta hằng tâm niệm: quyết một lòng trì gìn giới luật để một ngày kia đến bờ giải thoát…Hay được diện kiến Tôn Sư khi Ngài trở gót. Chúng ta luôn mật niệm lời giáo huấn của Đức Thầy:

“Gìn giới luật nghe kinh trọng Phật,

  Đến lâm chung quả lành đâu mất,

 Cõi Tây Phương chư Phật đợi chờ”.


IMG_6205

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Sáu 20197:09 SA(Xem: 15496)
KÍNH đức TÔN SƯ rãi pháp mầu MỪNG cho nhân loại khắp đâu đâu ĐẠI ân khó lấy gì đem sánh LỄ bái y hành nguyện một câu
26 Tháng Năm 20197:39 SA(Xem: 17187)
Đức bà Lê Thị Nhậm là thân mẫu phần xác thịt của Đức Huỳnh Giáo Chủ và cũng là người đã dầy công nuôi dưỡng phần xác thịt của Ngài từ lúc bé thơ cho đến lúc lập Đạo cứu đời vào ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão 1939 tại Thánh Địa Hòa Hảo.
23 Tháng Năm 20199:23 CH(Xem: 15045)
Chú Năm họa sĩ Cao Hoàng Sao, nằm êm niệm Phật khoảng 30 phút. Tới 2 giờ 45 phút xuôi tay niệm Phật nhẹ nhàng rồi ra đi. Chú hưởng thọ được 62 tuổi.
12 Tháng Năm 20197:02 SA(Xem: 17520)
Năm nay kỷ niệm lần thứ 93 ngày viên tịch Đức Ông Ba Nguyễn Văn Thới, cũng được tổ chức tưng bừng náo nhiệt, rực rỡ hoa đèn, ngạt ngào hương hoa phẩm vật quí hiếm, với tất lòng thành dâng lên hiến lễ tri ân bậc “Vĩ Nhân Đạo Đức” đã suốt đời tận tụy gian lao.
12 Tháng Tư 201910:37 SA(Xem: 13666)
Đức Thầy cho biết trong thời gian Ngài vắng mặt, tín đồ phải chịu nhiều gian lao thử thách cam go, cũng là lúc lọc lừa coi "Ai thiệt tánh ai người giả đạo", "Ai thảo hiền ai lỗi đạo nhà".
26 Tháng Ba 20195:19 SA(Xem: 17621)
Vì non sông đạo pháp đã anh dũng hy sinh nơi chiến khu oanh liệt, trong công cuộc đánh đuổi xâm lăng giữ an bờ cõi, dưới ngọn cờ trung nghĩa của vị anh hùng dân tộc đức độ tài ba. Ngài được tôn xưng là Đức Cố Quản, một đại đồ đệ thứ nhứt, trong thập nhị hiền thủ của Đức Phật Thầy Tây An.
28 Tháng Giêng 201910:19 CH(Xem: 18719)
Trên mười năm nay cứ mỗi độ Xuân về Khối Tín Đồ PGHH thành kính nhớ ơn những bậc tiền bối, những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho Đạo Pháp, cho dân tộc.
25 Tháng Mười Hai 201810:23 CH(Xem: 15454)
Châu Lang: Gần một thế kỷ trôi qua, theo thông lệ hằng năm, cứ mỗi độ Đông tàn tiết trời trở nên se lạnh, hầu hết tín đồ gần xa khắp mọi miền đất nước và đồng đạo hải ngoại đó đây rất hân hoan náo nức,như có sức vô hình thôi thúc tâm hồn ngưỡng vọng dâng cao, hướng về vùng Thánh Địa linh thiêng, hưởng ứng Đại Lễ Kính Mừng Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ.
19 Tháng Mười Hai 20185:13 SA(Xem: 13921)
Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức: Vi khuẩn (bacteria) là những vi sinh vật đơn bào, sinh sản vô tính bằng cách phân chia nhân đôi tế bào. Còn virus là những “hạt” rất nhỏ, có khả năng sinh sản nhưng chỉ tồn tại được ở trong tế bào sống
04 Tháng Mười Hai 201811:43 CH(Xem: 12932)
Lễ Tạ ơn đầu tiên theo truyền thống đã được diễn ra tại khu vực của “Thuộc địa Plymouth”, khoảng thế kỷ 16, 17 của một tộc người Pilgrim thuộc Anh Quốc.
100,000