HAI THỜI CÚNG LẠY

21 Tháng Ba 20179:33 SA(Xem: 21213)
HAI THỜI CÚNG LẠY

WIN_20140824_103408

HAI THỜI CÚNG LẠY

(QUA GIÁO LÝ PHẬT GIÁO HÒA HẢO)

Nguyễn Văn Lía

 

Bước đầu tiên của người học Phật là khép mình vào khuôn khổ luật nghi, giữ gìn quy điều giới cấm và thường phụng hành theo tôn chỉ của Đạo.

Vì vậy, khi vào ngưỡng cửa Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) Đức Huỳnh Giáo Chủ phương tiện chỉ dạy cho đồ chúng một pháp môn thích nghi căn cơ người bình dân nơi vùng sông Hậu và tất cả mọi tầng lớp quần sanh. Pháp môn đó chính là hai thời công phu lễ bái. Ta hãy nghe lời Ngài phán dạy :

“Sớm với chiều gắng chí nguyện cầu,

Thì sẽ được tòa chương dựa kế”.

Tại sao người tu chỉ cúng lạy hai thời mà được dựa kề dưới chân Đức Phật? Đó là câu thắc mắc của số người bàng quang hoặc nghi ngờ của hàng môn nhơn khi nghe Đức Giáo Chủ truyền phán.

Với ý kiến của người đang học đạo xin mạo muội lạm bàn về điều này. Như chúng ta đã thấy, giáo lý học Phật tu nhân một giáo lý “Phật vị nhân sinh”của Đức Giáo Chủ phù hợp với đa số quảng đại quần chúng; lấy Tứ ân dạy người tu tròn nhân đạo, hành pháp môn thiền tịnh đưa tín đồ đến chỗ giải thoát trần lao. Hơn thế nữa, với nếp sống của người tín đồ PGHH “còn nặng nợ với non sông Tổ Quốc, với gia đình, với đồng bào xã hội” đâu có thời giờ nhàn rỗi như các nhà sư hay các ni cô, mà là mãi bề bộn trong cuộc mưu sinh cho lẽ sống; nên chỉ có giờ tối  lúc về chiều hay mỗi độ sáng sớm mới rảnh mà thôi.

Lúc ấy, người tín đồ PGHH dâng hương lên các ngôi thờ (1) để rồi lo “niệm thiện” kềm hãm “chư ác giai tự khởi”. Ngoài ra, lúc đi, đứng, nằm, ngồi đều cúng lạy thuần cẩn trong lòng thì thân, khẩu, ý thanh tịnh “ lần lần trí huệ mở mang cõi lòng sáng suốt”( Môn Hoàn Diệt trang 446).

          Và một khi cõi lòng sáng suốt trí huệ mở mang làm gì không được “tòa chương dựa kế”. Hơn một lần trong Sám Cơ, Đức Thầy có dạy: “Gắng công trì niệm sớm khuya” thì mặc dầu “thân tuy còn tục” nhưng tâm đã “lìa cõi mê”. Muốn cho lìa cõi mê tất nhiên lúc nguyện cầu cần phải nhất tâm chánh niệm, nghĩa là phải thuần nhứt một niệm chánh chơn, không lòng tà vạy:

“Khi cầu nguyện đừng cho phạm lỗi,

 Phải làm tròn các việc vẹn toàn.

 Dân chớ nên làm bướng làm càng,

Trong lúc ấy niệm cho lấy có”.

Bàn xét như trên, chúng ta có thể khẳng định rằng: việc cúng lạy sớm chiều là sự

 

--------------------------------------------------------------------------------------------------

(1) Mỗi nhà người tín đồ PGHH có 3 ngôi thờ: bàn thờ Cửu huyền, ngôi Tam bảo, bàn Thông thiên.

cần yếu nhứt của mỗi người cư sĩ tại gia. Mặc dù trong LỜI KHUY ÊN BỔN ĐẠO, Đức Thầy có dạy: “…Sự lễ bái là điều phụ thuộc; là món trợ đạo để nhắc nhở các trò nhớ nhân sự mà làm…”

Vậy điều phụ thuộc tất không phải là điều chánh, nhưng nó là món trợ đạo hầu chúng ta nhớ bổn phận để thi hành. Lấy một bằng chứng điển hình trong đời sống hằng ngày, như chúng ta muốn nấu một nồi cơm mà củi lửa là món chánh để nung nấu cho nồi cơm chín. Nhưng nếu không có những món phụ thuộc để nhúm lửa thì làm gì lửa cháy được dễ dàng.

Đối với việc lễ bái hằng ngày cũng thế. Cũng là điều phụ thuộc nhưng thiếu nó ắt khó đạt đến mục đích rốt ráo, vì nó là phương tiện để thúc liễm thân tâm và nếu ta không chịu cúng lạy, làm sao tỏ ra một tín đồ PGHH được. Vì rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ đã truyền phán:

“Lòng hiền giữ vẹn sớm chiều,

 Xem kinh niệm Phật mỹ miều mặc ai”.

và:

“Sớm chiều bình đẳng chớ lơi,

Thường hành như vậy nhớ lời đừng sai”.

Nhận thấy có số người biếng lười giải đãi trong việc lễ bái hằng ngày, khi gặp lúc ốm đau tai nạn mới đến bàn Phật cầu xin tở mở, làm cho thế nhân thốt ra lời châm biếm mỉa mai:

“Lúc có chuyện đến ôm chân Phật,

Cơn bình thường chẳng thắp cây nhang”.

và Đức Thầy cũng truyền phán:

“Đến chừng có ốm có đau,

Vang mồm niệm Phật, Phật nào cứu cho”.

hay là:                 

“Bình thường Phật Thánh không ai nhớ

  Hữu sự thỉnh mời khổ dữ a”

hoặc:                  

 “Chừng đau niệm Phật lăng xăng,

   Phật đâu cứu kịp lòng người ác gian”.

Tóm lại, hiệu năng của hai thời cúng lạy thật vô cùng bi áo: vừa thích hợp mọi từng lớp bình dân, vừa là pháp môn dễ tu dễ hành mà kết quả không kém phần siêu thắng. Là tín đồ thuần thành của Đức Tôn sư khả  kính, chúng ta không vì “sự sinh nhai chi phối” mà quên lời Ngài khuyên bảo. Sau rốt ta hãy nghe lời Ngài biện bạch:

“Muốn tu hành thì phải cần chuyên,

  Tưởng nhớ Phật chớ nên sái buổi.”

Và muốn cho tiêu trừ chướng nghiệp, tội lỗi không còn, để đến bờ giải thoát, chúng ta hãy tâm niệm lời Đức Thầy đã giải bày:

“Muốn cho tội lỗi mòn tiêu,

Thành tâm cầu nguyện sớm chiều mới hay”.

hoa sen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Giêng 20176:15 SA(Xem: 18478)
Chùa Thới Sơn hôm nay thưa khách, có lẽ Trời đang độ tiết mùa đông và mấy hôm rồi liên tục gió mạnh, lạnh cứ vương vấn nên cửa thiền môn nầy ít khách vãng lai.
13 Tháng Giêng 20179:33 CH(Xem: 20084)
Đạo là gì? Đạo (道) theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi; còn nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó.
13 Tháng Giêng 20179:27 CH(Xem: 19844)
Kinh phật xây đài trọn ý sen, Bùn nhơ nước đục lánh tâm hèn. Tơ hồng lúc chết còn vương ngó, Nhụy thắm sinh thời chẳng nhuốm đen.
13 Tháng Giêng 20179:13 CH(Xem: 18499)
Ân thứ ba cao dầy Tam Bảo, Phật Pháp Tăng chánh đạo vô vi. Phượng thờ tinh khiết chuyên trì, Giữ lòng gìn tánh qui y mấy Ngài.
13 Tháng Giêng 201711:20 SA(Xem: 24050)
Ngày 25 tháng 11 âm-lịch năm Kỷ-Mùi (15-01-1920), một hài-nhi ra đời tại Miền Nam nước Việt, và 19 năm sau đó trở thành Giáo-Chủ của một tôn-giáo lớn. Đó là Đức Huỳnh Giáo-Chủ, người đã khai-sáng nền Đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo, một nền Đạo dân-tộc đã tạo ra những đổi thay lớn-lao trong xã-hội Miền Nam Việt-Nam và đóng một vai-trò quan-trọng không những trong sinh-hoạt tín-ngưỡng mà còn trong lịch-sử đấu-tranh nước nhà
30 Tháng Mười Một 20168:32 CH(Xem: 16905)
Ngày nay, chúng ta được cơ hội thuận lợi hơn nhiều, tuy chưa hoàn toàn tự do như ý. Nhưng về vật chất và điều kiện sống đã tiến bộ đáng kể hơn xưa.
25 Tháng Mười Một 20166:50 SA(Xem: 16875)
Trần văn Lợi: Đối với bậc vĩ nhân, tinh thần biết khổ còn là động lực thúc đẩy họ thực hiện sứ mạng cứu thế. Nhìn cảnh “Bể trần sóng cuộn lao xao” Đức Huỳnh Giáo Chủ đã từng “Xông thuyền bát nhã lướt vào một phen”
06 Tháng Mười Một 20166:19 SA(Xem: 18431)
Đức Thầy khuyên tu để tránh khổ: “Vậy sớm mau kiếm chữ Ma-Ha, Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa.
28 Tháng Chín 201610:40 CH(Xem: 22293)
Nguyễn Trung Trực là một vị anh hùng dân tộc đã hi sinh anh dũng cho nghĩa cả cứu nước, cứu dân. Tên thật là Nguyễn Văn Lịch, thường gọi Chơn, sinh năm 1837
23 Tháng Chín 20168:57 CH(Xem: 18986)
Cán bộ, nhân viên y tế các ban ngành trong bệnh viện chú hai hồi thu nhận hoàn toàn là tín đồ PGHH, một là chú biết rõ lai lịch người tốt, hai là do các Ban Trị Sự PGHH giới thiệu đề nghị vào làm, nên hầu hết cán bộ nhân viên y tế đều có tâm hồn đạo Đức PGHH.
100,000