ÔNG LÃO ĐƯA ĐÒ

17 Tháng Giêng 20176:15 SA(Xem: 18280)
ÔNG LÃO ĐƯA ĐÒ

Thoi Son Tranh Ong Lao Dua Do

Lê Minh Triet
Chuyến hành hương chiêm bái tháng cuối năm 2016 vừa qua đã để lại trong lòng tôi những dư hưởng đặc biệt, nó vừa mang tính kỹ niệm vừa là động cơ thúc đẩy tiến trình đạo đức. Chùa Thới Sơn hôm nay thưa khách, có lẽ Trời đang độ tiết mùa đông và mấy hôm rồi liên tục gió mạnh, lạnh cứ vương vấn nên cửa thiền môn nầy ít khách vãng lai.

Bóng ngã hơi về chiều nhưng nắng màu yếu ớt, đến chùa khách còn chưa cởi được chiếc áo khoác, tôi kêu các bạn đồng hành ra mấy băng đá trước sân xa có tàng cây che sum vầy vài câu chuyện đạo nhưng họ thà chùm nhum lại chỗ nắng chứ không chịu theo tôi. Tôi ngồi một mình trên dãy ba băng đá thưởng thức cây cảnh, các cháu bé trong đoàn không biết lạnh là gì chúng tung tăng rảo rảo các nơi, chúng lại cái hình vẽ Ông lão đưa đò trên tường gần chỗ tôi ngồi, cái cảnh trong muôi ghe chật nứt khách, đò đang lướt muôn trùng lượng sóng gào thét và sau lưng là bến đợi có nhiều khách lữ hành đến trễ chuyến, kêu đò quay lại rước và họ tuyệt vọng vì đò không trở lại. Chúng chỉ tay lên hình vẽ hỏi tôi:

- Người ta cho vẽ hình đó để chi vậy Ông tư?

- Hình vẽ nầy ý nghĩa lắm _ tôi nói_ các cháu còn bé thơ thấy chuyện lạ mắt thì hỏi, ông tư trả lời e các cháu không hiểu đâu.

- Thì ông tư nói đi! _ một cháu gái nhanh nhẹn mời thúc giục _ Mẹ con khen con thông minh bộ ông tư không hay à?

- Có vụ đó sao?

- Dạ đúng sự thật. Nói cho con nghe đi ông tư!

- Vậy ông tư nói nhá.

- Dạ.

- Hình vẽ trên tường với hai dụng ý, 1: đò chiều chuyến chót, 2: đò chỉ rước người hiền lương không chở kẻ hung ác.

Thoi Son Le Minh TRiet
Đồng đạo Lê Minh 
Triết giải thích cho các bé về ý nghĩa bức tranh Ông Lão đưa đò tại Thới Sơn Tự

1. Đò chiều chuyến chót, ai muốn sang bên kia sông hãy đi nhanh xuống đò cho kịp, không thì ở lại bên nầy chịu một đêm dài tăm tối với gió sương lạnh lẽo khi màn đêm buông xuống, các hoạt động của thành phần bất hảo như trộm cướp hoặc quỷ ma, vật độc … xuất hiện, trong hoàn cảnh ấy khó mà bảo toàn thân thể qua một đêm trần gian đen tối.

 

- Nhưng thưa ông tư! Con thấy ở bến đò nào cũng có nhà cửa dân cư đông người lại thêm nhà trọ, khách sạn; chậm chạp không qua kịp bên kia, ở bên nầy họ cũng vào nhà trọ chứ ngủ bờ ngủ buội đâu. Bến đò nào tối đến cũng đèn đuốc sáng rực, tối đen đâu mà sợ kẻ ác, vật ác hãm hại?

- Các cháu thương của ông tư ơi! Thường khi người ta vẽ tranh ảnh để biểu hiện chuyện xưa tích cũ. Các cháu may mắn được sanh ra và lớn lên ngay lúc dòng chảy văn minh đã tràn vào nước ta vật chất đầy đủ, muốn đi đâu gần xa tùy mà chọn phương tiện xe tàu hay máy bay. Sang sông bây giờ thì tàu máy lớn chứ chèo bơi như xưa, bên nầy hay bên kia của bến đò có tiệm quán bán đồ dùng và nhà cho ở trọ, chỉ lo là không đủ tiền. Xưa thời Ông tư còn bé như các cháu giờ, chưa có chiếc xe đạp mà chạy, cả cái làng thật xa được vài nhà sắm xe đạp là cùng. Một ngày ở thôn quê đâu có mấy người làm khách vãng lai như giờ, có mấy ai đến mua ăn hay ngủ trọ mà cất quán cất nhà trọ. Hồi còn nhỏ ông tứ nhớ là nhà có xài đèn dầu cá, dầu lửa thắp đèn hiếm lắm phần nó mắc mỏ so với đồng tiền kiếm được, lo sáng trong nhà còn chưa xong đừng nói thắp sáng bến đò như ta thấy hiện giờ rất là phồn hoa đô hội. Tối xuống bầu Trời đen như mực, khách trễ chuyến đò chót ở lại bên nầy hoang vắng có hằng trăm thứ sợ hãi…

Bàn về sự là như thế, nhưng hình vẽ nầy là của nhà chùa tạo ra với tính “mượn vật diễn lý”điểm tô cho sự tu hành. Mỗi con người đều là sự kết hợp của tứ đại thành thân. Nói tứ đại chắc các cháu không hiểu đâu, phải lý giải dài dòng e mình không đủ thời gian gắn bó câu chuyện, thôi nói thân nầy là giả thân thì các cháu sẽ dễ hiểu hơn. Sanh ra lớn lên rồi già chết. Vấn đề chết chóc bất chừng, có khi chết già, có người còn quá trẻ thì đã sớm hẹn hò với tử thần. Không chắc chắn mình sống đây tới già mới chết, như vậy cũng đừng hẹn để già mới chịu tu, lắm người tham đắm lợi danh giàu sang phú quí hẹn chờ khi mắt mờ tai yếu, không thấy không nghe chuyện thị phi, ăn không ngon ngủ không yên, hết ham trần thế thì mới quy y cùng Phật Pháp e không có cửa. sách xưa dạy rằng:

“Mạc đãi lão lai phương niệm Phật,

Cô phần đa thị thiếu niên thân”

(chớ đợi tuổi già lo niệm Phật

Thiếu chi mồ trẻ đã qua đời)

Đức Thầy có câu:

“khuyên Niệm Phật than rằng chưa rảnh

Lúc bắt hồn mắc việc cũng đi

…phải rán tu đặng mà chết,

Chớ đừng để chết đến mà chẳng có tu”.

Giống như ông lão đưa đò, đò lui bến chuyến chót khách mới đến bến đò, kêu than cở nào lão đưa đò cũng không quay trở lại. Thôi đành ở lại bờ sông mê, suốt đêm đen nơi hoang vắng ai biết có bao nhiêu điều bất lành xảy ra. Khổ cho khách lữ hành trễ chuyến đò cuối.

Người tu cũng mườn tượng như trên, sớm tu xuống kịp dưới đò, muộn tu không kịp, trễ chuyến phải ở lại. Tấm thân ta mang đây, chưa biết lúc nào thì bị đất nước lửa gió đòi lại, ta không còn là ta trên cõi đời nầy nữa, hẹn lần hẹn lựa chưa chắc đã kịp.

2. Ngoài ra, bức tranh còn diễn tả: đò chỉ rước người hiền lương, không chỡ người hung ác, Đức Thầy có câu:

“Cứu lương hiền chẳng cứu người hung,

Kẻ gian ác đến sau tiêu diệt”

Và câu:

“Cứ lo làm việc tà tây,

Bắt Ngưu bắt Cầy đặng chúng làm ăn.

Chừng đau niệm Phật lăng xăng,

Phật đâu chứng kịp lòng người ác gian”.

Các cháu thấy đó, trên bức tranh, những người ở bờ sông gọi đò mà đò không quay lại rước, họ được đem biểu trưng làm số người ác, Phật không cứu không phải là Phật không thương nhưng Phật muốn để tự chúng sanh tu thành Phật Thánh Hiền bằng hành theo những gì Ngài chỉ dạy chứ quả Phật không thể đem cho, như những câu sau đây:

“Phật từ bi độ trong nhơn vật,

Là luật kinh dạy rất tinh tường.

Nếu chẳng nghe hồn vướng tai ương,

Chừng ấy mới kêu mời khó rước”.

Trường dạy hiền mà học trò cứ chuyên môn học ác, tới kỳ thi hỏi sao đâu được ? Phật dạy tu hiền để được Phật cứu, không chịu làm hiền, dầu Phật sót thương đến đâu cũng không  thể đem kẻ ác về cõi Tây Phương.

“Ai mà ta dạy chẳng gìn,

Thì sau đừng trách mất tình yêu thương

Ông tư phân tích những yếu điểm trên bức tranh ông lão đưa đò mà các cháu thắc mắc, các cháu có hiểu không?

- Dạ thưa Ông Tư con hiểu.

- Con hiểu nữa đó

- Dạ con cũng hiểu.

- Hiểu sao đâu nói cho ông tư nghe được không?

- Dạ được. Ông đưa đò kia là Đức Phật, Đức Thầy đi đón rước người hiền lương về cõi Cực Lạc, nếu ai làm người hiền lương sẽ được cứu, ác thì ở ngồi ở bờ sông mê tới chết thôi.

- Dạ, ông tư cho con nói.

- Được, cháu nói đi !

- Dạ, đời người không biết chết sống lúc nào, hãy tu sớm cho kịp xuống đò, đừng để rơi vào trường hợp trễ chuyến đò chót, kêu đò mà đò không ghé lại rước như mấy người trên trên bức tranh.

- Các cháu muốn được xuống đò không?

- Dạ muốn

- Thế các cháu làm gì để được xuống đò?

- Dạ, làm người hiền lương.

- Ồ, mấy cháu giỏi quá! Mẹ cháu nói không sai. Đúng là thông minh thiệt.

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Thoi Son TuThới Sơn Tự

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Giêng 20176:15 CH(Xem: 17620)
Khổ nạn triền miên mối đạo ta, Thầy còn mắc việc ở phương xa. Anh em gìn giữ câu Hòa Hảo, Huynh đệ khắc ghi chữ Hảo Hòa.
13 Tháng Giêng 20179:33 CH(Xem: 19843)
Đạo là gì? Đạo (道) theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi; còn nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó.
13 Tháng Giêng 20179:27 CH(Xem: 19593)
Kinh phật xây đài trọn ý sen, Bùn nhơ nước đục lánh tâm hèn. Tơ hồng lúc chết còn vương ngó, Nhụy thắm sinh thời chẳng nhuốm đen.
13 Tháng Giêng 20179:13 CH(Xem: 18306)
Ân thứ ba cao dầy Tam Bảo, Phật Pháp Tăng chánh đạo vô vi. Phượng thờ tinh khiết chuyên trì, Giữ lòng gìn tánh qui y mấy Ngài.
13 Tháng Giêng 201711:20 SA(Xem: 23838)
Ngày 25 tháng 11 âm-lịch năm Kỷ-Mùi (15-01-1920), một hài-nhi ra đời tại Miền Nam nước Việt, và 19 năm sau đó trở thành Giáo-Chủ của một tôn-giáo lớn. Đó là Đức Huỳnh Giáo-Chủ, người đã khai-sáng nền Đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo, một nền Đạo dân-tộc đã tạo ra những đổi thay lớn-lao trong xã-hội Miền Nam Việt-Nam và đóng một vai-trò quan-trọng không những trong sinh-hoạt tín-ngưỡng mà còn trong lịch-sử đấu-tranh nước nhà
30 Tháng Mười Một 20168:32 CH(Xem: 16720)
Ngày nay, chúng ta được cơ hội thuận lợi hơn nhiều, tuy chưa hoàn toàn tự do như ý. Nhưng về vật chất và điều kiện sống đã tiến bộ đáng kể hơn xưa.
25 Tháng Mười Một 20166:50 SA(Xem: 16670)
Trần văn Lợi: Đối với bậc vĩ nhân, tinh thần biết khổ còn là động lực thúc đẩy họ thực hiện sứ mạng cứu thế. Nhìn cảnh “Bể trần sóng cuộn lao xao” Đức Huỳnh Giáo Chủ đã từng “Xông thuyền bát nhã lướt vào một phen”
06 Tháng Mười Một 20166:19 SA(Xem: 18227)
Đức Thầy khuyên tu để tránh khổ: “Vậy sớm mau kiếm chữ Ma-Ha, Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa.
28 Tháng Chín 201610:40 CH(Xem: 22012)
Nguyễn Trung Trực là một vị anh hùng dân tộc đã hi sinh anh dũng cho nghĩa cả cứu nước, cứu dân. Tên thật là Nguyễn Văn Lịch, thường gọi Chơn, sinh năm 1837
23 Tháng Chín 20168:57 CH(Xem: 18766)
Cán bộ, nhân viên y tế các ban ngành trong bệnh viện chú hai hồi thu nhận hoàn toàn là tín đồ PGHH, một là chú biết rõ lai lịch người tốt, hai là do các Ban Trị Sự PGHH giới thiệu đề nghị vào làm, nên hầu hết cán bộ nhân viên y tế đều có tâm hồn đạo Đức PGHH.
100,000