Nguồn Chánh Pháp

12 Tháng Bảy 201510:19 CH(Xem: 22139)
Nguồn Chánh Pháp

IMG_1658









TRUYỀN ĐẠT

Dạt dào như nước chảy xuôi dòng,

Phật xuống thế gian niềm ước mong.

Truyền đạt cho đời điều quý trọng,

Tám Điều Răn Cấm rán hành xong.

Đức Thầy dạy bảo người vui sống,

Sấm Giảng khuyên luôn giữ sạch trong.

Chánh pháp truyền lưu từ huyết thống,

Hành trình giải thoát thuộc nằm lòng.

 

Cư Sĩ Trần Văn Diên ngày 12/07/2015

 

Sơn Bốn Mắt xin họa (cùng 1 vần “ong”)

 

Nguồn Chánh Pháp

Thích Ca huyết mạch ba ba dòng,

Chánh giáo chơn truyền nhân loại mong.

Lục Tổ, Trúc Lâm đều quý trọng ,

Bửu Sơn, Hòa Hảo kế thừa xong.(*)

Tốt đời đẹp đạo HÒA chung sống,

Vui tịnh an thiền HẢO sạch trong.

Giáo Chủ họ Huỳnh quy nhất thống, (**)

Giúp Đời cải sửa cốt nơi lòng.

 

(*) Chánh pháp của Phật Thích Ca truyền 33 đời Tổ, đến ngài Lục Tổ cũng “đều quý trọng” và tiếp tục truyền sang Việt Nam từ Trúc Lâm Yên Tử cho đến Bửu Sơn Kỳ Hương. (**) Vị hoàn thành Bửu Sơn Kỳ Hương là Phật Giáo Hòa Hảo - Đức Huỳnh Giáo Chủ.

Sự truyền Chánh pháp của Phật thích Ca, về hình tướng là Y Bát, vị Tổ thứ 33 là Lục Tổ thấy nguy hại của việc truyền y bát là tranh giành ngôi vị gây đổ máu. (Vì thời của ngài Lục tổ nhân tâm sa sút, tiêu biểu là xuất hiện của hệ phái Đại sư Thần Tú, chế ra phương tiện mê tín (lầu kho, vàng mã,...) chỉ phù hợp ở thời đó, lại lệch chân truyền của Phật Thích Ca. Nhưng đối với thời đại ngày nay, những Phật Giáo trí thức và những vị tu hành chân chính đều không ủng hộ cách tu của Đại sư Thần Tú.). Vì thế từ Lục Tổ đến Trúc Lâm Yên Tử rồi đến Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật Giáo Hòa Hảo đều được truyền chánh pháp bằng Huyền Linh Tâm Ấn, chứ không có hình thức là  y bát.

Sơn Bốn Mắt 13/7/2015

IMG_1109

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 20189:49 CH(Xem: 39043)
Châu Lang: Quyển Kim Cổ Kỳ Quan là phẩm kinh chín bổn được Ông Ba Nguyễn Văn Thới sáng tác, chia thành hai đợt trong vòng 12 năm, (từ 1907 đến 1919) viết cách nay trên dưới 100 năm.
30 Tháng Giêng 201810:21 SA(Xem: 15137)
Nguyễn Văn Lía: Xưa Đức Phật từng bảo : “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh”. Nghĩa là tất cả chúng sanh đều có tánh Phật. Hiểu như thế nên có người hỏi: Như vậy tại sao chúng sanh chẳng thành Phật ?
27 Tháng Giêng 201811:16 CH(Xem: 14760)
Nguyễn Văn Nhựt: Mái Đạo Tràng thay cho ngôi trường nhỏ Chùa Quang Minh nương náu học bao ngày Nhân Nhà Gíao bày hoài niệm vắn dài Bao kỷ niệm ùa về ôi nhớ quá!
27 Tháng Giêng 20187:24 SA(Xem: 15211)
Lê Minh Triết: Gần ngót một thế kỷ trôi qua, ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi 1919, tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, bổng xuất hiện một vị Phật từ Phật quốc lâm phàm, thế danh Ngài là Huỳnh Phú Sổ, thân sinh của Ngài là Đức Ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm.
14 Tháng Chín 201711:45 SA(Xem: 17013)
Một tấm lòng thành quyện khói hương, Đưa hồn ông đến cõi Tây Phương. Phân ly hai nẽo đường sanh tử, Để lại trần gian vạn tiếc thương.
27 Tháng Tám 20176:01 CH(Xem: 40905)
Hiện nay Bửu Sơn Kỳ Hương vẫn còn tồn tại được bốn di tích của Đức Phật Thầy Tây An ở Miền Tây Nam Việt. Đó là: Tây An Cổ Tự ở làng Long Kiến, trại ruộng Thới Sơn ở Nhà Bàn, trại ruộng ở Láng Linh Châu Đốc và chùa Tây An ở núi Sam.
15 Tháng Tám 20179:48 CH(Xem: 18873)
Hằng năm cứ đến ngày trăng tròn tháng 7 âm lịch thì người Phật tử khắp nơi lại hân hoan tổ chức đại lễ Vu Lan, hay còn gọi là mùa “Báo ơn Cha Mẹ”.
29 Tháng Sáu 20175:37 CH(Xem: 18248)
Tin TẤn: PHẬT xuất Miền Nam nước Việt Nam, GIÁO dân quyết vượt họa xâm lăng. HÒA tâm dắt chúng rời đời huyễn, HẢO ý dìu người đến cõi chân.
27 Tháng Sáu 20179:49 CH(Xem: 18248)
Nguyễn Văn Lía: Nói đến nhân quả, người tín đồ đạo Phật hiểu ngay đến luật trả vay, vay trả của thế trần. Vì vậy những ngôn ngữ được bàn bạc qua tâm tư trí não của họ, như: “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão”, “ghét cái nào trời trao cái nấy”
27 Tháng Sáu 20179:37 CH(Xem: 15046)
Trang Văn Mến:Ngược dòng thời gian , cách nay cũng gần trăm năm, Đức Thầy giáng trần ngày 15/01/1920 nhầm ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi tại làng Hoà Hảo , quận Tân Châu , tỉnh Châu Đốc , một tỉnh thuộc miền Nam nước Việt .
100,000