Sức Sống Của Tâm Linh

07 Tháng Sáu 201510:35 CH(Xem: 23290)
Sức Sống Của Tâm Linh

IMG_0831

Trần Ngọc Thiên Anh
Một khi tất cả niềm tin yêu không còn hiện diện trong lòng, con người sẽ cảm thấy mình chẳng còn nghị lực để sống nữa. Lúc đó họ chỉ thấy trước mắt một màu đen lạnh lùng, không một điểm nương tựa, không một nẽo về. Xung quanh họ chẳng còn chi tốt đẹp: trần gian là địa ngục, loài người là ác quỷ. Họ nghĩ thế gian này chẳng còn ai yêu họ. Họ chán nản không muốn làm gì, bởi lẽ đối với họ tất cả đều vô nghĩa.

Có những vết thương lòng quằn quại mà con người không thể giải bày, có những tình cảm mãnh liệt không được sẽ chia, có những đổ vỡ không còn trông mong hồi phục. Tất cả gây thành chứng bệnh tâm linh rất khó cứu chữa. Người bệnh muốn chối bỏ mọi thứ, muốn chạy trốn cả mình, kỳ thật là chạy trốn cái khoảng trống ghê rợn nơi lòng họ, nhưng rồi cái khoảng trống kia vẫn tồn tại để hành hạ họ triền miên, không lối thoát.

Đáng thương cho những mảnh linh hồn yếu đối, trên chuyến đò nhân thế phải chuyên chở muôn vạn sầu thương. Sức người có hạn. Họ ngã quị và đánh mất khỏi tay những gì gọi là hạnh phúc. Nơi họ chỉ còn lại khả năng chịu đựng, chịu đựng những đau đớn hiện tại và chuẩn bị chịu đựng những đau đớn sắp tới. Đời chỉ dành cho họ trải đắng, mọi người chỉ mang đến cho họ sự lạnh lùng, giả dối, ngược đãi. Mà thật, chính họ cũng tự biết, thân phận mình chỉ là một linh hồn tội lỗi, là một kiếp sống đáng bỏ đi…

Chòm cỏ bên vệ đường, gặp lúc trời nắng hạn, nó khô héo cằn cổi, bị người qua kẻ lại dẫm đạp tả tơi. Tuy nhiên khi một tí rể còn bám xuống lòng đất, nó vẫn tiếp tục sống, sống để đợi cơn mưa rào đổ xuống, cỏ sẽ đâm chồi phát triển tốt tươi. Con người dù đời sống tinh thần bị tổn thương trầm trọng, nhưng khi ngọn lửa tình yêu trong lòng được dịp khêu sáng, nguồn hỷ lạc của tâm hồn sẽ hồi sinh nhanh chóng.

Đời người khác chi dòng suối ngoằn ngèo nông sâu bất định. Khổ vui, thuận nghịch là tướng trạng vô thường của tâm thức, nhưng bản chất những tướng trạng đó lại mang một sức sống vĩnh hằng. Sức sống ấy ví như tính chảy của dòng suối triền miên bất tận.

Người lữ hành mệt nhọc đụng nhằm tảng đá lớn chặn kín lối đi. Người ấy dừng bước ngồi cạnh tảng đá khóc lóc than thở. Ngờ đâu xung quanh tảng đá còn có vô số lối đi vòng, đi tắt. Cuộc hành trình vạn lý sẽ được tiếp tục nếu người khách bình tỉnh và khôn ngoan hơn một chút.

Cố gái quẩn trí chán đời đi vào rừng sâu định xa lánh hết thế nhân. Sau nhiều ngày đói khát mệt lả, cô dừng chân bên dòng suối định mệnh. Bất ngờ cô nhìn thấy một con chim non té xuống suối bị nước cuốn sắp chết. Như một phản ứng tự nhiên, cô vội tìm cách vớt chim lên bờ. Nhìn chim non thoát nạn, nhìn dòng suối luân lưu, cô bỗng nhìn trở lại mình và cô khám phá ra rằng sự sống của mình vẫn còn có ý nghĩa. Cô trở về nhà và sau này trở thành một người hoạt động từ thiện xã hội rất tích cực.

Bạn bị tình nhân phản bội ư? Bạn lỡ nhúng tay vào trọng tội ư? Bạn bị tôn giáo khai trừ, bạn bè, người thân xa lánh ư? Xin bạn hãy lưu tâm đến bầy gà con mất mẹ kêu nhao nhác trước sân nhà bạn. Mỗi sáng bạn rải cho chúng nắm gạo, mỗi chiều thả chúng vào tổ ấm. Bạn sẽ thấy các con vật bé nhỏ ấy quyến luyến bạn và bạn tìm thấy nơi chúng một tình cảm ấm áp, xua tan nỗi băng giá trong lòng.

Cho đến cùng trời cuối đất, cho đến tận đời vị lai, tình yêu cao thượng vẫn là vị thần cứu người khỏi sa vào vực thẳm tuyệt vọng. Hãy nuôi dưỡng tình yêu ngày một thêm lớn rộng để cho nguồn sống của tâm linh hiển bày nguyên vẹn.

IMG_0828

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Giêng 201810:21 SA(Xem: 18475)
Nguyễn Văn Lía: Xưa Đức Phật từng bảo : “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh”. Nghĩa là tất cả chúng sanh đều có tánh Phật. Hiểu như thế nên có người hỏi: Như vậy tại sao chúng sanh chẳng thành Phật ?
27 Tháng Giêng 201811:16 CH(Xem: 18959)
Nguyễn Văn Nhựt: Mái Đạo Tràng thay cho ngôi trường nhỏ Chùa Quang Minh nương náu học bao ngày Nhân Nhà Gíao bày hoài niệm vắn dài Bao kỷ niệm ùa về ôi nhớ quá!
27 Tháng Giêng 20187:24 SA(Xem: 18982)
Lê Minh Triết: Gần ngót một thế kỷ trôi qua, ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi 1919, tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, bổng xuất hiện một vị Phật từ Phật quốc lâm phàm, thế danh Ngài là Huỳnh Phú Sổ, thân sinh của Ngài là Đức Ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm.
14 Tháng Chín 201711:45 SA(Xem: 20963)
Một tấm lòng thành quyện khói hương, Đưa hồn ông đến cõi Tây Phương. Phân ly hai nẽo đường sanh tử, Để lại trần gian vạn tiếc thương.
27 Tháng Tám 20176:01 CH(Xem: 46748)
Hiện nay Bửu Sơn Kỳ Hương vẫn còn tồn tại được bốn di tích của Đức Phật Thầy Tây An ở Miền Tây Nam Việt. Đó là: Tây An Cổ Tự ở làng Long Kiến, trại ruộng Thới Sơn ở Nhà Bàn, trại ruộng ở Láng Linh Châu Đốc và chùa Tây An ở núi Sam.
15 Tháng Tám 20179:48 CH(Xem: 22814)
Hằng năm cứ đến ngày trăng tròn tháng 7 âm lịch thì người Phật tử khắp nơi lại hân hoan tổ chức đại lễ Vu Lan, hay còn gọi là mùa “Báo ơn Cha Mẹ”.
29 Tháng Sáu 20175:37 CH(Xem: 22498)
Tin TẤn: PHẬT xuất Miền Nam nước Việt Nam, GIÁO dân quyết vượt họa xâm lăng. HÒA tâm dắt chúng rời đời huyễn, HẢO ý dìu người đến cõi chân.
27 Tháng Sáu 20179:49 CH(Xem: 22299)
Nguyễn Văn Lía: Nói đến nhân quả, người tín đồ đạo Phật hiểu ngay đến luật trả vay, vay trả của thế trần. Vì vậy những ngôn ngữ được bàn bạc qua tâm tư trí não của họ, như: “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão”, “ghét cái nào trời trao cái nấy”
27 Tháng Sáu 20179:37 CH(Xem: 18600)
Trang Văn Mến:Ngược dòng thời gian , cách nay cũng gần trăm năm, Đức Thầy giáng trần ngày 15/01/1920 nhầm ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi tại làng Hoà Hảo , quận Tân Châu , tỉnh Châu Đốc , một tỉnh thuộc miền Nam nước Việt .
24 Tháng Sáu 20176:45 SA(Xem: 17868)
Lê Minh Triết: Tôi muốn hiểu nhiều nhiều về Tổ-Đình Phật Giáo Hòa Hảo nhất là sau ngày Đức Thầy xa vắng có những biến chuyển gì và sự ảnh hưởng của tín đồ đối với Tổ-Đình thì cơ hội lại rất mong manh.
100,000