Sức Sống Của Tâm Linh

07 Tháng Sáu 201510:35 CH(Xem: 23264)
Sức Sống Của Tâm Linh

IMG_0831

Trần Ngọc Thiên Anh
Một khi tất cả niềm tin yêu không còn hiện diện trong lòng, con người sẽ cảm thấy mình chẳng còn nghị lực để sống nữa. Lúc đó họ chỉ thấy trước mắt một màu đen lạnh lùng, không một điểm nương tựa, không một nẽo về. Xung quanh họ chẳng còn chi tốt đẹp: trần gian là địa ngục, loài người là ác quỷ. Họ nghĩ thế gian này chẳng còn ai yêu họ. Họ chán nản không muốn làm gì, bởi lẽ đối với họ tất cả đều vô nghĩa.

Có những vết thương lòng quằn quại mà con người không thể giải bày, có những tình cảm mãnh liệt không được sẽ chia, có những đổ vỡ không còn trông mong hồi phục. Tất cả gây thành chứng bệnh tâm linh rất khó cứu chữa. Người bệnh muốn chối bỏ mọi thứ, muốn chạy trốn cả mình, kỳ thật là chạy trốn cái khoảng trống ghê rợn nơi lòng họ, nhưng rồi cái khoảng trống kia vẫn tồn tại để hành hạ họ triền miên, không lối thoát.

Đáng thương cho những mảnh linh hồn yếu đối, trên chuyến đò nhân thế phải chuyên chở muôn vạn sầu thương. Sức người có hạn. Họ ngã quị và đánh mất khỏi tay những gì gọi là hạnh phúc. Nơi họ chỉ còn lại khả năng chịu đựng, chịu đựng những đau đớn hiện tại và chuẩn bị chịu đựng những đau đớn sắp tới. Đời chỉ dành cho họ trải đắng, mọi người chỉ mang đến cho họ sự lạnh lùng, giả dối, ngược đãi. Mà thật, chính họ cũng tự biết, thân phận mình chỉ là một linh hồn tội lỗi, là một kiếp sống đáng bỏ đi…

Chòm cỏ bên vệ đường, gặp lúc trời nắng hạn, nó khô héo cằn cổi, bị người qua kẻ lại dẫm đạp tả tơi. Tuy nhiên khi một tí rể còn bám xuống lòng đất, nó vẫn tiếp tục sống, sống để đợi cơn mưa rào đổ xuống, cỏ sẽ đâm chồi phát triển tốt tươi. Con người dù đời sống tinh thần bị tổn thương trầm trọng, nhưng khi ngọn lửa tình yêu trong lòng được dịp khêu sáng, nguồn hỷ lạc của tâm hồn sẽ hồi sinh nhanh chóng.

Đời người khác chi dòng suối ngoằn ngèo nông sâu bất định. Khổ vui, thuận nghịch là tướng trạng vô thường của tâm thức, nhưng bản chất những tướng trạng đó lại mang một sức sống vĩnh hằng. Sức sống ấy ví như tính chảy của dòng suối triền miên bất tận.

Người lữ hành mệt nhọc đụng nhằm tảng đá lớn chặn kín lối đi. Người ấy dừng bước ngồi cạnh tảng đá khóc lóc than thở. Ngờ đâu xung quanh tảng đá còn có vô số lối đi vòng, đi tắt. Cuộc hành trình vạn lý sẽ được tiếp tục nếu người khách bình tỉnh và khôn ngoan hơn một chút.

Cố gái quẩn trí chán đời đi vào rừng sâu định xa lánh hết thế nhân. Sau nhiều ngày đói khát mệt lả, cô dừng chân bên dòng suối định mệnh. Bất ngờ cô nhìn thấy một con chim non té xuống suối bị nước cuốn sắp chết. Như một phản ứng tự nhiên, cô vội tìm cách vớt chim lên bờ. Nhìn chim non thoát nạn, nhìn dòng suối luân lưu, cô bỗng nhìn trở lại mình và cô khám phá ra rằng sự sống của mình vẫn còn có ý nghĩa. Cô trở về nhà và sau này trở thành một người hoạt động từ thiện xã hội rất tích cực.

Bạn bị tình nhân phản bội ư? Bạn lỡ nhúng tay vào trọng tội ư? Bạn bị tôn giáo khai trừ, bạn bè, người thân xa lánh ư? Xin bạn hãy lưu tâm đến bầy gà con mất mẹ kêu nhao nhác trước sân nhà bạn. Mỗi sáng bạn rải cho chúng nắm gạo, mỗi chiều thả chúng vào tổ ấm. Bạn sẽ thấy các con vật bé nhỏ ấy quyến luyến bạn và bạn tìm thấy nơi chúng một tình cảm ấm áp, xua tan nỗi băng giá trong lòng.

Cho đến cùng trời cuối đất, cho đến tận đời vị lai, tình yêu cao thượng vẫn là vị thần cứu người khỏi sa vào vực thẳm tuyệt vọng. Hãy nuôi dưỡng tình yêu ngày một thêm lớn rộng để cho nguồn sống của tâm linh hiển bày nguyên vẹn.

IMG_0828

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Giêng 202111:10 SA(Xem: 15689)
Đạo Phật giáo Hòa Hảo được khai sáng tại làng Hòa Hảo, quận Tân châu, tỉnh Châu đốc, Việt Nam, từ đó phát triển bành trướng ở miền Tây Nam Việt, nhứt là tại 15 tỉnh miền Tây. Đặc biệt đây là những tỉnh đồng bằng thuộc châu thổ sông Cửu Long, giáp nước Cao miên, được mệnh danh là vựa lúa của Việt Nam.
14 Tháng Mười 202012:11 SA(Xem: 15423)
Do mối liên hệ với Bửu Sơn Kỳ Hương, ông Nguyễn Trung Trực được tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tôn vinh là Thượng Đẳng Đại Thần, trong nghi lễ thờ phượng các bậc anh hùng liệt sĩ của đất nước và mỗi khi cúng lạy đều cầu nguyện oai linh của Ông trong bài nguyện Qui y
29 Tháng Ba 20201:12 CH(Xem: 13833)
Phật Giáo Hòa Hảo là một vết dầu loang âm thầm bằng sức mạnh của tình thương và lòng từ thiện. Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã thực thi những gì mà Đức Tôn Sư của mình răn dạy. Một miền Tây trù phú, một khối lượng dân tộc đầy nội lực, một sức mạnh âm ỉ ngấm ngầm càng ngày càng được hun đúc trong lòng dân tộc.
25 Tháng Hai 202010:43 SA(Xem: 12388)
Người muốn tu, sửa thật sự, muốn bước vào con đường giác ngộ trong đời sống cần tự phân biệt lúc nào mình tu tập cải sửa và lúc nào mình hành sử sinh hoạt tôn giáo.
18 Tháng Sáu 20197:09 SA(Xem: 18016)
KÍNH đức TÔN SƯ rãi pháp mầu MỪNG cho nhân loại khắp đâu đâu ĐẠI ân khó lấy gì đem sánh LỄ bái y hành nguyện một câu
26 Tháng Năm 20197:39 SA(Xem: 19504)
Đức bà Lê Thị Nhậm là thân mẫu phần xác thịt của Đức Huỳnh Giáo Chủ và cũng là người đã dầy công nuôi dưỡng phần xác thịt của Ngài từ lúc bé thơ cho đến lúc lập Đạo cứu đời vào ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão 1939 tại Thánh Địa Hòa Hảo.
23 Tháng Năm 20199:23 CH(Xem: 17272)
Chú Năm họa sĩ Cao Hoàng Sao, nằm êm niệm Phật khoảng 30 phút. Tới 2 giờ 45 phút xuôi tay niệm Phật nhẹ nhàng rồi ra đi. Chú hưởng thọ được 62 tuổi.
12 Tháng Năm 20197:02 SA(Xem: 20076)
Năm nay kỷ niệm lần thứ 93 ngày viên tịch Đức Ông Ba Nguyễn Văn Thới, cũng được tổ chức tưng bừng náo nhiệt, rực rỡ hoa đèn, ngạt ngào hương hoa phẩm vật quí hiếm, với tất lòng thành dâng lên hiến lễ tri ân bậc “Vĩ Nhân Đạo Đức” đã suốt đời tận tụy gian lao.
12 Tháng Tư 201910:37 SA(Xem: 15741)
Đức Thầy cho biết trong thời gian Ngài vắng mặt, tín đồ phải chịu nhiều gian lao thử thách cam go, cũng là lúc lọc lừa coi "Ai thiệt tánh ai người giả đạo", "Ai thảo hiền ai lỗi đạo nhà".
26 Tháng Ba 20195:19 SA(Xem: 20427)
Vì non sông đạo pháp đã anh dũng hy sinh nơi chiến khu oanh liệt, trong công cuộc đánh đuổi xâm lăng giữ an bờ cõi, dưới ngọn cờ trung nghĩa của vị anh hùng dân tộc đức độ tài ba. Ngài được tôn xưng là Đức Cố Quản, một đại đồ đệ thứ nhứt, trong thập nhị hiền thủ của Đức Phật Thầy Tây An.
100,000