Cụ bà 91 tuổi có việc làm ở thung lũng Silicon

01 Tháng Sáu 201511:03 SA(Xem: 21730)
Cụ bà 91 tuổi có việc làm ở thung lũng Silicon

xin-viec-lam-o-tuoi-91
Bà Barbara Beskind và đồng nghiệp tại nơi làm việc ngày thứ năm hằng tuần - Ảnh: Toda

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/the-gioi-muon-mau/20150531/cu-ba-91-tuoi-co-viec-lam-o-thung-lung-silicon/754668.html

31/05/2015

TT - “Đừng để sự già nua trở thành phẩm chất của bạn” - đó là lời khuyên của cụ bà 91 tuổi Barbara Beskind - người xin việc tại doanh nghiệp công nghệ hàng đầu ở thung lũng Silicon.

Sinh ra trong thời kỳ đại suy thoái, bà Barbara Beskind từng mơ trở thành nhà sáng chế. Tám thập kỷ sau, người phụ nữ 91 tuổi thực hiện được giấc mơ tại doanh nghiệp công nghệ hàng đầu ở thung lũng Silicon.

Năm cuộc đại khủng hoảng xảy ra, bà Beskind mới 10 tuổi. Bà nhớ lại: “Tôi từng muốn chế tạo món đồ chơi cưỡi ngựa và tôi dùng vỏ xe cũ để làm. Sau nhiều lần ngã lên ngã xuống, tôi học được rất nhiều về trọng lực”.

Nhưng rồi mơ ước ban đầu trở thành nhà sáng chế của bà bị chuyên gia tư vấn hướng nghiệp ở trường cấp III vùi dập. Họ nói các trường kỹ thuật không chấp nhận học sinh nữ. Thế là bà gia nhập quân đội Mỹ, làm chuyên viên trị liệu nghề nghiệp, đồng thời học hội họa và viết sách.

Nghỉ hưu sau 44 năm công tác, bà đã tiếp tục tự mình đeo đuổi những công trình nghiên cứu, phát minh công nghệ. Bà có sáu bằng sáng chế liên quan tới những thiết bị có túi khí đeo người (chỉ hoạt động khi cơ thể bị nghiêng 150), giúp trẻ em hoặc người già có vấn đề về thăng bằng không bị ngã.

Hai năm trước, trong một lần xem chương trình truyền hình “60 phút", bà thấy người sáng lập Công ty IDEO là David Kelley nói về tầm quan trọng của đội ngũ nhân viên đa dạng đối với sự phát triển của công ty. Thế là bà quyết định viết đơn xin việc gửi đến họ.

IDEO là doanh nghiệp nổi tiếng từng thiết kế con chuột đầu tiên cho Hãng Apple và nhiều sản phẩm công nghệ đình đám khác.

Không chỉ ấn tượng trước bảng thành tích công nghệ của ứng viên cao niên, IDEO còn muốn thử nghiệm hiệu quả thực tế từ việc tuyển dụng chưa từng có tiền lệ nên đã mời bà Beskind vào làm việc ở tuổi 91.

Mỗi thứ năm hằng tuần, bà lại đi tàu điện và sau đó rảo bộ qua vài tòa nhà để tới văn phòng của IDEO tại Palo Alto, California.

Ở đó, nhiều cộng sự trẻ hơn bà tới 60 hay 70 tuổi luôn chào đón bà. Bà nói: “IDEO thật sự là gia đình thứ hai của tôi, mọi người giúp đỡ tôi rất nhiều. Tại đây tôi thấy mình trẻ lại hơn 30 tuổi”.

Tại công ty, bà không ngồi ở bàn làm việc như mọi người mà ngồi trên chiếc ghế xôpha mềm và tập trung vào những sáng chế công nghệ liên quan tới người già. Bà thường thử nghiệm chúng ngay tại chính khu nhà dành cho những người hưu trí của bà.

Với cặp gậy giữ thăng bằng cho người trượt tuyết mua ở Costco đã được chỉnh sửa cho phù hợp, bà Beskind đi bộ cả vài dặm đường mỗi ngày. Để giải quyết khó khăn thị lực, bà dùng kính lúp để đọc.

Bà cũng thiết kế một công cụ gọi là “thiết bị dò đường”, thiết bị này đang được phát triển mô hình mẫu tại IDEO. Mặc dù đã ở tuổi thượng thọ nhưng bà Beskind vẫn tự tin về rất nhiều ý tưởng có thể nảy ra trên bàn thiết kế. Bà nói: “Tôi cảm tưởng người già có thể mang lại những kinh nghiệm mà không ai có thể dạy bạn được”.

Bà Beskind không dùng điện thoại di động dù vẫn mang theo một chiếc phòng khi khẩn cấp; không dùng laptop, không điện thoại thông minh, không iPod, vì vậy bà không bị gián đoạn mạch suy nghĩ. Một trong những kinh nghiệm sống của bà là “hãy chờ đợi những điều bất ngờ sẽ luôn tới”.

Và lời khuyên của bà là “đừng để tuổi tác cản đường bạn”. Tuổi tác không phải là rào cản với sự hoàn hảo. Hãy sống cuộc đời như một chuyến phiêu lưu, chờ đợi những đổi thay và sống tích cực với nó. Cùng với tuổi tác, mỗi ngày bạn đều tạo ra những thay đổi. Bạn sẽ thích ứng với những thay đổi đó theo cách bạn phải làm.

Có lẽ với việc trở thành chuyên gia thiết kế công nghệ ở tuổi 91, lời khuyên của bà Beskind sẽ thật chí lý khi nói rằng:

“Đừng để sự già nua trở thành phẩm chất của bạn”. Ai cũng có những năng lực chưa được khám phá và bạn phải tìm ra chúng.

Năng lực đó có thể ẩn tàng trong âm nhạc, trong việc chăm sóc trẻ, trong công việc tình nguyện ở thư viện hay bệnh viện...

Khi tuổi tác gia tăng, người ta thường có xu hướng đánh mất những phẩm chất năng lực của mình. Đó là lý do bà thật sự trân trọng IDEO, công ty đã tạo cơ hội cho bà khám phá năng lực bản thân ở độ tuổi xưa nay hiếm.


D.KIM THOA (Theo Today và Independent)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Giêng 20176:15 CH(Xem: 17623)
Khổ nạn triền miên mối đạo ta, Thầy còn mắc việc ở phương xa. Anh em gìn giữ câu Hòa Hảo, Huynh đệ khắc ghi chữ Hảo Hòa.
17 Tháng Giêng 20176:15 SA(Xem: 18285)
Chùa Thới Sơn hôm nay thưa khách, có lẽ Trời đang độ tiết mùa đông và mấy hôm rồi liên tục gió mạnh, lạnh cứ vương vấn nên cửa thiền môn nầy ít khách vãng lai.
13 Tháng Giêng 20179:33 CH(Xem: 19845)
Đạo là gì? Đạo (道) theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi; còn nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó.
13 Tháng Giêng 20179:27 CH(Xem: 19595)
Kinh phật xây đài trọn ý sen, Bùn nhơ nước đục lánh tâm hèn. Tơ hồng lúc chết còn vương ngó, Nhụy thắm sinh thời chẳng nhuốm đen.
13 Tháng Giêng 20179:13 CH(Xem: 18307)
Ân thứ ba cao dầy Tam Bảo, Phật Pháp Tăng chánh đạo vô vi. Phượng thờ tinh khiết chuyên trì, Giữ lòng gìn tánh qui y mấy Ngài.
13 Tháng Giêng 201711:20 SA(Xem: 23838)
Ngày 25 tháng 11 âm-lịch năm Kỷ-Mùi (15-01-1920), một hài-nhi ra đời tại Miền Nam nước Việt, và 19 năm sau đó trở thành Giáo-Chủ của một tôn-giáo lớn. Đó là Đức Huỳnh Giáo-Chủ, người đã khai-sáng nền Đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo, một nền Đạo dân-tộc đã tạo ra những đổi thay lớn-lao trong xã-hội Miền Nam Việt-Nam và đóng một vai-trò quan-trọng không những trong sinh-hoạt tín-ngưỡng mà còn trong lịch-sử đấu-tranh nước nhà
30 Tháng Mười Một 20168:32 CH(Xem: 16723)
Ngày nay, chúng ta được cơ hội thuận lợi hơn nhiều, tuy chưa hoàn toàn tự do như ý. Nhưng về vật chất và điều kiện sống đã tiến bộ đáng kể hơn xưa.
25 Tháng Mười Một 20166:50 SA(Xem: 16672)
Trần văn Lợi: Đối với bậc vĩ nhân, tinh thần biết khổ còn là động lực thúc đẩy họ thực hiện sứ mạng cứu thế. Nhìn cảnh “Bể trần sóng cuộn lao xao” Đức Huỳnh Giáo Chủ đã từng “Xông thuyền bát nhã lướt vào một phen”
06 Tháng Mười Một 20166:19 SA(Xem: 18227)
Đức Thầy khuyên tu để tránh khổ: “Vậy sớm mau kiếm chữ Ma-Ha, Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa.
28 Tháng Chín 201610:40 CH(Xem: 22016)
Nguyễn Trung Trực là một vị anh hùng dân tộc đã hi sinh anh dũng cho nghĩa cả cứu nước, cứu dân. Tên thật là Nguyễn Văn Lịch, thường gọi Chơn, sinh năm 1837
100,000