Xác ướp của một nhà sư trong tư thế ngồi hoa sen

04 Tháng Hai 201512:16 CH(Xem: 19924)
Xác ướp của một nhà sư trong tư thế ngồi hoa sen

Nhà sư được tìm thấy mang trang phục sư sãi Phật giáo truyền thống

Xác ướp của một nhà sư được bảo quản nguyên vẹn và được phát hiện tại Mông Cổ tuần trước đang khiến những người tìm thấy ông kinh ngạc và bối rối.

Các phật tử nói nhà sư này, được tìm thấy trong tư thế ngồi hoa sen, đang trong thể trạng thiền rất sâu chứ không phải đã chết.

Kiểm tra pháp y đang được tiến hành với xác được tìm thấy quấn trong da trâu bò ở mạn bắc miền trung Mông Cổ.

Các nhà khoa học còn phải xác định xem làm sao nhà sư này đã được bảo quản tốt như vây, mặc dù thời tiết lạnh của Mông Cổ có thể là lý do.

Thế nhưng bác sĩ Barry Kerzin, một bác sĩ của lãnh tụ tinh thần Tây tạng, Đức Dalai Lama, nói với tờ Thời báo Siberia rằng vị sư đó đang ở một trạng thái thiền rất hiếm có tên gọi là “tukdam”.

“Nếu người ngồi thiền này có thể tiếp tục duy trì trạng thái thiền định này, ông có thể trở thành một đức Phật," bác sĩ Kerzin nói.

Vị sư được tìm thấy sau khi bị một người đàn ông đánh cắp với dự định sẽ bán ra chợ đen.

Cảnh sát Mông Cổ đã bắt người đàn ông ăn cắp và vị sư nay được bảo vệ tại Trung tâm Quốc gia về Giám định pháp y.

Thờ phượng vĩnh viễn

Nhà sư này được tìm thấy khi sắp bị kẻ đánh cắp đem đi bán ở chợ đen

Danh tính của nhà sư hiện vẫn chưa được xác định mặc dù có đồn đoán ông là thầy của Lama Dashi-Dorzho Itigilov, người cũng được tìm thấy đã được ướp xác.

Năm 1927, Dashi-Dorzho Itigilov, từ vùng láng giềng Buryatia mà khi đó thuộc Liên bang Xô Viết, được cho là đã nói với đệ tử của rằng ông sắp chết và rằng họ phải đào xác ông lên sau 30 năm.

Đức Lama này bắt đầu ngồi thiền ở tư thế hoa sen và viên tịch.

Khi người ta đào xác ông lên, tương truyền rằng xác ông vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Do sợ bị chính quyền Xô Viết can thiệp, những tín đồ của ông lại chôn ông xuống cho tới năm 2002. Người ta đào xác ông lên với nhiều thủ tục ồn ào và khi đó thi hài ông cũng vẫn nguyên vẹn.

Vị Lama này sau đó được đặt tại một ngôi đền Phật giáo để được thờ cúng vĩnh viễn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 20189:49 CH(Xem: 39056)
Châu Lang: Quyển Kim Cổ Kỳ Quan là phẩm kinh chín bổn được Ông Ba Nguyễn Văn Thới sáng tác, chia thành hai đợt trong vòng 12 năm, (từ 1907 đến 1919) viết cách nay trên dưới 100 năm.
30 Tháng Giêng 201810:21 SA(Xem: 15140)
Nguyễn Văn Lía: Xưa Đức Phật từng bảo : “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh”. Nghĩa là tất cả chúng sanh đều có tánh Phật. Hiểu như thế nên có người hỏi: Như vậy tại sao chúng sanh chẳng thành Phật ?
27 Tháng Giêng 201811:16 CH(Xem: 14766)
Nguyễn Văn Nhựt: Mái Đạo Tràng thay cho ngôi trường nhỏ Chùa Quang Minh nương náu học bao ngày Nhân Nhà Gíao bày hoài niệm vắn dài Bao kỷ niệm ùa về ôi nhớ quá!
27 Tháng Giêng 20187:24 SA(Xem: 15212)
Lê Minh Triết: Gần ngót một thế kỷ trôi qua, ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi 1919, tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, bổng xuất hiện một vị Phật từ Phật quốc lâm phàm, thế danh Ngài là Huỳnh Phú Sổ, thân sinh của Ngài là Đức Ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm.
14 Tháng Chín 201711:45 SA(Xem: 17017)
Một tấm lòng thành quyện khói hương, Đưa hồn ông đến cõi Tây Phương. Phân ly hai nẽo đường sanh tử, Để lại trần gian vạn tiếc thương.
27 Tháng Tám 20176:01 CH(Xem: 40936)
Hiện nay Bửu Sơn Kỳ Hương vẫn còn tồn tại được bốn di tích của Đức Phật Thầy Tây An ở Miền Tây Nam Việt. Đó là: Tây An Cổ Tự ở làng Long Kiến, trại ruộng Thới Sơn ở Nhà Bàn, trại ruộng ở Láng Linh Châu Đốc và chùa Tây An ở núi Sam.
15 Tháng Tám 20179:48 CH(Xem: 18875)
Hằng năm cứ đến ngày trăng tròn tháng 7 âm lịch thì người Phật tử khắp nơi lại hân hoan tổ chức đại lễ Vu Lan, hay còn gọi là mùa “Báo ơn Cha Mẹ”.
29 Tháng Sáu 20175:37 CH(Xem: 18253)
Tin TẤn: PHẬT xuất Miền Nam nước Việt Nam, GIÁO dân quyết vượt họa xâm lăng. HÒA tâm dắt chúng rời đời huyễn, HẢO ý dìu người đến cõi chân.
27 Tháng Sáu 20179:49 CH(Xem: 18263)
Nguyễn Văn Lía: Nói đến nhân quả, người tín đồ đạo Phật hiểu ngay đến luật trả vay, vay trả của thế trần. Vì vậy những ngôn ngữ được bàn bạc qua tâm tư trí não của họ, như: “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão”, “ghét cái nào trời trao cái nấy”
27 Tháng Sáu 20179:37 CH(Xem: 15053)
Trang Văn Mến:Ngược dòng thời gian , cách nay cũng gần trăm năm, Đức Thầy giáng trần ngày 15/01/1920 nhầm ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi tại làng Hoà Hảo , quận Tân Châu , tỉnh Châu Đốc , một tỉnh thuộc miền Nam nước Việt .
100,000