Phim về chuyện tình cặp vợ chồng già gây sốt ở Hàn Quốc

07 Tháng Giêng 20153:00 CH(Xem: 23035)
Phim về chuyện tình cặp vợ chồng già gây sốt ở Hàn Quốc

“My Love, Don't Cross That River”, tác phẩm về chuyện tình lãng mạn và chân thực của cặp vợ chồng tóc bạc ở Hàn Quốc, không chỉ ăn khách tại phòng vé xứ kim chi mà còn gây chú ý tại nhiều nơi ở châu Á và Bắc Mỹ.

 vo chong han quoc 3


“My Lover, Don’t Cross That River“ trở thành hiện tượng điện ảnh dịp cuối năm 2014 ở Hàn Quốc.

My Love, Don’t Cross That River (Người yêu ơi, đừng băng qua sông) là phim tài liệu dài 85 phút của đạo diễn Jin Mo Young, kể về cuộc sống lãng mạn có thực của vợ chồng ông Jo Byeong Man (98 tuổi) và bà Kang Gye Yeol (89 tuổi).

Cuộc hôn nhân lãng mạn dài 75 năm

Được ghi hình trong 15 tháng, phim bắt đầu với một ngày thức giấc đầy ắp sự yêu thương tinh tế của cặp vợ chồng gần trăm tuổi sống ở một triền núi tại Hàn Quốc. Dù đã gần 100, ông Byeongman vẫn là một lão tiều phu tráng kiện ngày ngày đi chặt củi cõng về còn vợ ông ở nhà chăm sóc sân vườn.

Ở bên nhau, họ luôn nói những lời yêu thương vui vẻ không kém thế hệ trẻ. Họ nhặt những bông hoa dại màu vàng cài lên tóc nhau âu yếm, nắm tay nhau đi dạo trên đường vào lúc thảnh thơi. Mùa hè, bà gội đầu cho ông bên chum nước dưới mé hiên nhà. Mùa đông, ông đứng bên lò sưởi chăm chút sửa cho bà bộ trang phục Hanbok truyền thống. Khi ra đường, họ vốc tuyết ném nhau với niềm hứng khởi tươi mới.

Cuộc sống giản dị nhưng đầy ắp tình yêu thương như cặp chim rừng của họ trôi qua như thế được 75 năm. Cưới nhau từ khi bà Gye Yeol 14 tuổi, giờ đây cả hai có 35 người con, cháu và chắt nhưng tất cả đều sống độc lập. Giờ đây, cặp vợ chồng già sống cùng một chú chó trong căn nhà ở tỉnh Gangwondo. Chuyện tình cổ tích thời hiện đại dần đến hồi kết khi họ bắt đầu cảm thấy cái chết đang tới gần.

Tên phim lấy cảm hứng từ cảnh cuối, khi bà Gye Yeol ngồi bên bờ suối và màn hình chạy lên câu thoại như lời hát dân ca: “Người yêu của em, đừng bỏ lại em một mình. Đừng băng qua con sông mà không có em theo cùng”.

Phim tài liệu kinh phí thấp ăn khách hơn bom tấn Hollywood

Ra rạp từ hôm 27/11 ở Hàn Quốc, My Love, Don’t Cross That River ngay lập tức trở thành hiện tượng phòng vé, thu hút hàng triệu khán giả mọi lứa tuổi. Chỉ trong tuần đầu công chiếu, bộ phim có ngân sách 110.000 USD thu về 4,6 triệu USD và vươn lên đứng đầu doanh thu phòng vé xứ kim chi, soán ngôi các bom tấn Mỹ là InterstellarExodus: Gods & Kings.

Đến gần cuối tháng 12, phim hút hơn ba triệu lượt khán giả Hàn Quốc đến rạp, thu về gần 8 triệu USD và vẫn đang tiếp tục ăn khách. Ban đầu, phim chỉ được chiếu hạn chế ở 186 phòng rạp, đến nay phim có mặt ở 806 phòng chiếu và trở thành tác phẩm độc lập thành công nhất Hàn Quốc. Kỷ lục doanh thu của phim độc lập trước đó là Old Partner năm 2009 với 2,93 triệu USD.

Phim cũng ra mắt ở Bắc Mỹ cùng thời điểm công chiếu tại Hàn Quốc và thu về 180.000 USD trong tuần mở màn, đứng thứ sáu trong bảng xếp hạng doanh thu phòng vé Mỹ với các phim độc lập. Các báo chuyên về điện ảnh của Mỹ như Hollywood ReporterVariety dành cho bộ phim đến từ châu Á cả sự yêu thích và kính nể. Không chỉ ăn khách, phim còn giành giải thưởng Audience Award (Khán giả bình chọn) tại Liên hoan phim Tài liệu quốc tế DMZ.

Vợ chồng ông bà Jo Byeong Man và Kang Gye Yeol.

Thành công của phim được giới quan sát nhận định nhờ hiệu ứng truyền miệng rộng rãi ở Hàn Quốc. Xét về kịch bản, điều đắt giá nhất trong bộ phim này là một câu chuyện tình như mơ có thật về hai cụ già nơi sơn cước được xử lý dưới góc máy quyến rũ đậm chất cine. Không ít người xem điện ảnh ví phim với tác phẩm Amour đoạt Cành Cọ Vàng tại LHP Cannes 2012.

“Tôi cảm thấy rất ấm lòng khi xem và tôi ước mình và chồng sẽ được như thế khi về già, tìm được hạnh phúc trong điều giản dị”, bà Chung Hye Ran, một nội trợ 50 tuổi chia sẻ trên Strait Times sau khi xem phim cùng chồng.

Kim Eun Ah, một nhân viên văn phòng 28 tuổi nhận xét: “Chúng ta đang sống trong xã hội thay đổi quá nhanh, ngay cả các mối quan hệ. Vì thế sự cam kết và thủy chung của họ trong thời gian lâu như thế khiến tôi rất cảm động bởi điều đó ngày nay là quá khó kiếm tìm”.

Cụ ông đã mất, cụ bà bị xáo trộn

Nhà làm phim Jin Mo Young chia sẻ, ông biết đến ông bà Jo Byeong Man qua một show truyền hình tài liệu của đài KBS phát năm 2011, giới thiệu cuộc sống lãng mạn của những cặp vợ chồng tóc bạc. Ngay sau đó, ông đã lặn lội đến vùng núi nơi ông bà định cư và đề nghị thực hiện câu chuyện điện ảnh về họ.

Bộ phim truyền cảm hứng về tình yêu chung thủy.

Được sự đồng ý, đạo diễn Jin Mo Young bấm máy từ tháng 9/2012 và hoàn thành My Love, Don’t Cross That River sau gần hai năm. Suốt thời gian ghi hình, đạo diễn Jin Mo Young rất tinh tế quan sát và luôn đưa vào khung hình những chi tiết đắt giá mỗi ngày của cặp vợ chồng xế bóng, giúp từng cảnh phim chạm tới tim khán giả.

Cụ ông Jo Byeong Man qua đời một thời gian sau khi phim hoàn thành. Giờ đây, thành công của bộ phim lại gây xáo trộn đến cuộc sống của bà Kang Gye Yeol. Nửa tháng trước, đạo diễn Jin Mo Young ra thông cáo báo chí, cảm ơn sự quan tâm của truyền thông nhưng cũng lưu ý: “Cụ bà hiện đã phải chuyển đến sống cùng con gái để tránh sự chú ý và quan tâm quá khích của người hâm mộ, dù cụ rất muốn sống ở nơi đã trải qua 75 năm hôn nhân hạnh phúc với chồng”.

Nhà làm phim chia sẻ thêm: “Hiện cụ không muốn bị mọi người làm xáo trộn cuộc sống và đang hưởng những năm cuối đời bên con cháu. Xin mọi người đừng làm phiền hoặc liên lạc thăm cụ”.


“My Love, Don't Cross That River”, tác phẩm về chuyện tình lãng mạn và chân thực của cặp vợ chồng tóc bạc ở Hàn Quốc, không chỉ ăn khách tại phòng vé xứ kim chi mà còn gây chú ý tại nhiều nơi ở châu Á và Bắc Mỹ.

 

 


“My Lover, Don’t Cross That River“ trở thành hiện tượng điện ảnh dịp cuối năm 2014 ở Hàn Quốc.

My Love, Don’t Cross That River (Người yêu ơi, đừng băng qua sông) là phim tài liệu dài 85 phút của đạo diễn Jin Mo Young, kể về cuộc sống lãng mạn có thực của vợ chồng ông Jo Byeong Man (98 tuổi) và bà Kang Gye Yeol (89 tuổi).

Cuộc hôn nhân lãng mạn dài 75 năm

Được ghi hình trong 15 tháng, phim bắt đầu với một ngày thức giấc đầy ắp sự yêu thương tinh tế của cặp vợ chồng gần trăm tuổi sống ở một triền núi tại Hàn Quốc. Dù đã gần 100, ông Byeongman vẫn là một lão tiều phu tráng kiện ngày ngày đi chặt củi cõng về còn vợ ông ở nhà chăm sóc sân vườn.

Ở bên nhau, họ luôn nói những lời yêu thương vui vẻ không kém thế hệ trẻ. Họ nhặt những bông hoa dại màu vàng cài lên tóc nhau âu yếm, nắm tay nhau đi dạo trên đường vào lúc thảnh thơi. Mùa hè, bà gội đầu cho ông bên chum nước dưới mé hiên nhà. Mùa đông, ông đứng bên lò sưởi chăm chút sửa cho bà bộ trang phục Hanbok truyền thống. Khi ra đường, họ vốc tuyết ném nhau với niềm hứng khởi tươi mới.

Cuộc sống giản dị nhưng đầy ắp tình yêu thương như cặp chim rừng của họ trôi qua như thế được 75 năm. Cưới nhau từ khi bà Gye Yeol 14 tuổi, giờ đây cả hai có 35 người con, cháu và chắt nhưng tất cả đều sống độc lập. Giờ đây, cặp vợ chồng già sống cùng một chú chó trong căn nhà ở tỉnh Gangwondo. Chuyện tình cổ tích thời hiện đại dần đến hồi kết khi họ bắt đầu cảm thấy cái chết đang tới gần.

Tên phim lấy cảm hứng từ cảnh cuối, khi bà Gye Yeol ngồi bên bờ suối và màn hình chạy lên câu thoại như lời hát dân ca: “Người yêu của em, đừng bỏ lại em một mình. Đừng băng qua con sông mà không có em theo cùng”.

Phim tài liệu kinh phí thấp ăn khách hơn bom tấn Hollywood

Ra rạp từ hôm 27/11 ở Hàn Quốc, My Love, Don’t Cross That River ngay lập tức trở thành hiện tượng phòng vé, thu hút hàng triệu khán giả mọi lứa tuổi. Chỉ trong tuần đầu công chiếu, bộ phim có ngân sách 110.000 USD thu về 4,6 triệu USD và vươn lên đứng đầu doanh thu phòng vé xứ kim chi, soán ngôi các bom tấn Mỹ là InterstellarExodus: Gods & Kings.

Đến gần cuối tháng 12, phim hút hơn ba triệu lượt khán giả Hàn Quốc đến rạp, thu về gần 8 triệu USD và vẫn đang tiếp tục ăn khách. Ban đầu, phim chỉ được chiếu hạn chế ở 186 phòng rạp, đến nay phim có mặt ở 806 phòng chiếu và trở thành tác phẩm độc lập thành công nhất Hàn Quốc. Kỷ lục doanh thu của phim độc lập trước đó là Old Partner năm 2009 với 2,93 triệu USD.

Phim cũng ra mắt ở Bắc Mỹ cùng thời điểm công chiếu tại Hàn Quốc và thu về 180.000 USD trong tuần mở màn, đứng thứ sáu trong bảng xếp hạng doanh thu phòng vé Mỹ với các phim độc lập. Các báo chuyên về điện ảnh của Mỹ như Hollywood ReporterVariety dành cho bộ phim đến từ châu Á cả sự yêu thích và kính nể. Không chỉ ăn khách, phim còn giành giải thưởng Audience Award (Khán giả bình chọn) tại Liên hoan phim Tài liệu quốc tế DMZ.

 

Vợ chồng ông bà Jo Byeong Man và Kang Gye Yeol.

Thành công của phim được giới quan sát nhận định nhờ hiệu ứng truyền miệng rộng rãi ở Hàn Quốc. Xét về kịch bản, điều đắt giá nhất trong bộ phim này là một câu chuyện tình như mơ có thật về hai cụ già nơi sơn cước được xử lý dưới góc máy quyến rũ đậm chất cine. Không ít người xem điện ảnh ví phim với tác phẩm Amour đoạt Cành Cọ Vàng tại LHP Cannes 2012.

“Tôi cảm thấy rất ấm lòng khi xem và tôi ước mình và chồng sẽ được như thế khi về già, tìm được hạnh phúc trong điều giản dị”, bà Chung Hye Ran, một nội trợ 50 tuổi chia sẻ trên Strait Times sau khi xem phim cùng chồng.

Kim Eun Ah, một nhân viên văn phòng 28 tuổi nhận xét: “Chúng ta đang sống trong xã hội thay đổi quá nhanh, ngay cả các mối quan hệ. Vì thế sự cam kết và thủy chung của họ trong thời gian lâu như thế khiến tôi rất cảm động bởi điều đó ngày nay là quá khó kiếm tìm”.

Cụ ông đã mất, cụ bà bị xáo trộn

Nhà làm phim Jin Mo Young chia sẻ, ông biết đến ông bà Jo Byeong Man qua một show truyền hình tài liệu của đài KBS phát năm 2011, giới thiệu cuộc sống lãng mạn của những cặp vợ chồng tóc bạc. Ngay sau đó, ông đã lặn lội đến vùng núi nơi ông bà định cư và đề nghị thực hiện câu chuyện điện ảnh về họ.

 

Bộ phim truyền cảm hứng về tình yêu chung thủy.

Được sự đồng ý, đạo diễn Jin Mo Young bấm máy từ tháng 9/2012 và hoàn thành My Love, Don’t Cross That River sau gần hai năm. Suốt thời gian ghi hình, đạo diễn Jin Mo Young rất tinh tế quan sát và luôn đưa vào khung hình những chi tiết đắt giá mỗi ngày của cặp vợ chồng xế bóng, giúp từng cảnh phim chạm tới tim khán giả.

Cụ ông Jo Byeong Man qua đời một thời gian sau khi phim hoàn thành. Giờ đây, thành công của bộ phim lại gây xáo trộn đến cuộc sống của bà Kang Gye Yeol. Nửa tháng trước, đạo diễn Jin Mo Young ra thông cáo báo chí, cảm ơn sự quan tâm của truyền thông nhưng cũng lưu ý: “Cụ bà hiện đã phải chuyển đến sống cùng con gái để tránh sự chú ý và quan tâm quá khích của người hâm mộ, dù cụ rất muốn sống ở nơi đã trải qua 75 năm hôn nhân hạnh phúc với chồng”.

Nhà làm phim chia sẻ thêm: “Hiện cụ không muốn bị mọi người làm xáo trộn cuộc sống và đang hưởng những năm cuối đời bên con cháu. Xin mọi người đừng làm phiền hoặc liên lạc thăm cụ”.


Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1065551#ixzz3OBDwiiRQ
doc tin tuc www.xaluan.com

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Giêng 20176:15 CH(Xem: 17847)
Khổ nạn triền miên mối đạo ta, Thầy còn mắc việc ở phương xa. Anh em gìn giữ câu Hòa Hảo, Huynh đệ khắc ghi chữ Hảo Hòa.
17 Tháng Giêng 20176:15 SA(Xem: 18487)
Chùa Thới Sơn hôm nay thưa khách, có lẽ Trời đang độ tiết mùa đông và mấy hôm rồi liên tục gió mạnh, lạnh cứ vương vấn nên cửa thiền môn nầy ít khách vãng lai.
13 Tháng Giêng 20179:33 CH(Xem: 20095)
Đạo là gì? Đạo (道) theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi; còn nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó.
13 Tháng Giêng 20179:27 CH(Xem: 19857)
Kinh phật xây đài trọn ý sen, Bùn nhơ nước đục lánh tâm hèn. Tơ hồng lúc chết còn vương ngó, Nhụy thắm sinh thời chẳng nhuốm đen.
13 Tháng Giêng 20179:13 CH(Xem: 18520)
Ân thứ ba cao dầy Tam Bảo, Phật Pháp Tăng chánh đạo vô vi. Phượng thờ tinh khiết chuyên trì, Giữ lòng gìn tánh qui y mấy Ngài.
13 Tháng Giêng 201711:20 SA(Xem: 24065)
Ngày 25 tháng 11 âm-lịch năm Kỷ-Mùi (15-01-1920), một hài-nhi ra đời tại Miền Nam nước Việt, và 19 năm sau đó trở thành Giáo-Chủ của một tôn-giáo lớn. Đó là Đức Huỳnh Giáo-Chủ, người đã khai-sáng nền Đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo, một nền Đạo dân-tộc đã tạo ra những đổi thay lớn-lao trong xã-hội Miền Nam Việt-Nam và đóng một vai-trò quan-trọng không những trong sinh-hoạt tín-ngưỡng mà còn trong lịch-sử đấu-tranh nước nhà
30 Tháng Mười Một 20168:32 CH(Xem: 16917)
Ngày nay, chúng ta được cơ hội thuận lợi hơn nhiều, tuy chưa hoàn toàn tự do như ý. Nhưng về vật chất và điều kiện sống đã tiến bộ đáng kể hơn xưa.
25 Tháng Mười Một 20166:50 SA(Xem: 16893)
Trần văn Lợi: Đối với bậc vĩ nhân, tinh thần biết khổ còn là động lực thúc đẩy họ thực hiện sứ mạng cứu thế. Nhìn cảnh “Bể trần sóng cuộn lao xao” Đức Huỳnh Giáo Chủ đã từng “Xông thuyền bát nhã lướt vào một phen”
06 Tháng Mười Một 20166:19 SA(Xem: 18442)
Đức Thầy khuyên tu để tránh khổ: “Vậy sớm mau kiếm chữ Ma-Ha, Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa.
28 Tháng Chín 201610:40 CH(Xem: 22304)
Nguyễn Trung Trực là một vị anh hùng dân tộc đã hi sinh anh dũng cho nghĩa cả cứu nước, cứu dân. Tên thật là Nguyễn Văn Lịch, thường gọi Chơn, sinh năm 1837
100,000