THÂN THẾ VÀ CÔNG ĐỨC CỦA ĐỨC ÔNG HUỲNH CÔNG BỘ, PHỤ THÂN CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ

29 Tháng Tư 20226:44 SA(Xem: 31894)
THÂN THẾ VÀ CÔNG ĐỨC CỦA ĐỨC ÔNG HUỲNH CÔNG BỘ, PHỤ THÂN CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ

2 DUC ONG    DUC BA HUYNH CONG BO -LE THI NHAM

1 Đức Ông Huynh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm

THÂN THẾ VÀ CÔNG ĐỨC CỦA ĐỨC ÔNG HUỲNH CÔNG BỘ, PHỤ THÂN CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ

NGUYỄN HUỲNH MAI

(Bài nói chuyện của Bà Nguyễn Huỳnh Mai trong buổi lễ Giỗ Đức Ông Huỳnh Công Bộ, thân phụ của Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo, ngày 4-3-2022 tại Hội Quán PGHH/Nam California, Hoa Kỳ)

THÂN THẾ CỦA ĐỨC ÔNG HUỲNH CÔNG BỘ

Đức Ông Huỳnh Công Bộ là phụ thân của Đức Huỳnh Giáo Chủ, người khai sáng Phật Giáo Hòa Hảo năm 1939  tại làng Hòa Hảo, nay là huyện Phú Tân tỉnh An Giang. Đức Ông là Hương Cả tại làng Hòa Hảo, gia đình trung lưu, phúc hậu, có vai trò quan trọng và uy tín với nhân dân địa phương. Ông sơ và ông cố của Đức Ông đều là công thần hy sinh vì tổ quốc, được vua ban chiếu khen thưởng.

Được biết năm 1791 ông Sơ của Đức Ông là ông Huỳnh Công Trí làm chức  Đại Đô Đốc Thời Tây Sơn, trấn giữ thành Diên Khánh, Phú Yên. Hiện thành lũy quân sự duy nhất của Triều Nguyễn vẫn còn nguyên vẹn ở Miền Trung. Đến Thờ Huỳnh Công Trí có một bản lớn trước cửa có ghi Tiền Hiền Huỳnh Phủ, và cổng vào Lăng có ghi: Lăng Ông Tổng Trấn Bích Tuần Thành, Lịch Cả Huỳnh Công Trí. Tiền Hiền, Mỹ Hội Đông.

Ông  Cố của Đức Ông là ông Huỳnh Văn Truyền, giữ chức Cai Biện An Giang. Ông có công đánh giặc và đã  tử vì nước tại Cao Miên.

Trên vách miếu ông Huỳnh văn Truyền có treo bản ghi: “ Miếu Đức Tằng Cố Tổ, An Giang tỉnh. Cai Biện Huỳnh Phủ Truyền, Trung Quân Ái Quốc Chi Thần. Hy sinh trận giặc Trấn Tây Thành vào chiều ngày mồng 10 tháng 8 âm lịch tại Vàm Trung, tỉnh Cần Ché Karatié-Kampuchia, đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị (1840-1846). Hiện ngôi mộ của ông Huỳnh Phủ Truyền tại xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Còn ngôi miếu thờ ông  thì ở xã Tân Trung, huyện Phú Tân tỉnh An Giang.

Ông Nội của Đức Ông là Huỳnh Văn Lộc và bà Bùi Thị Hòa, cư ngụ tại thôn Lỹ Lương, huyện Long Xuyên. Hiện mộ của ông bà nội Đức Ông  tại xã Tân Hòa, huyện Phú Tân, tỉnh  An Giang, nằm giữa ruộng, cách nhau khoảng 100 mét, được xây lại năm 1960.

Thân phụ mẫu của Đức Ông là Huỳnh Văn Tạ và bà Lê Thị Hữu, cư ngụ tại thôn Mỹ Lương, huyện Long Xuyên, tỉnh An Giang. Ông bà có 8 người con. Đức ông là người con Út. Hiện mộ phần của thân phụ mẫu Đức Ông nằm phía sau Tổ Đình gần khu mộ của Đức Ông Đức Bà và bà Huỳnh Thị Kim Biên, em Đức Thầy.

Đức Ông Huỳnh Công Bộ sanh năm mậu Tý 1888, và mãn phần ngày 6 tháng 3 âm lịch năm Tân Sửu 1961, hưởng thợ 73 tuổi. Ông có 2 người con với bà vợ cả Võ Thị Tôn. Sau khi bà mãn phần Đức Ông tái giá với bà Lê Thị Nhậm và có 3 người con là Đức Huỳnh Giáo Chủ, bà Huỳnh Thị Kim Biên và ông Huỳnh Thạnh Mậu. Mộ phần Đức Ông và Đức Bà được xây rất đẹp và trang trọng phía sau Tổ Đình gần hồ sen.

Mỗi năm vào các ngày giỗ của Đức Ông các thân nhân họ Huỳnh ở Kiến An đến đều Tổ Đình tham dự.

CÔNG ĐỨC CỦA ĐỨC ÔNG ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO HÒA HẢO

Theo cố niên trưởng Nguyễn Minh Thiện, người đã từng được diện kiến Đức Thầy và là thành viên của  Ban Trị Sự PGHH Trung Ương tại Thánh Địa Hòa Hảo trước 1975. Sau khi Đức Thầy vắng mặt, Đức Ông đã lãnh đạo đoàn thể với nhiệm vụ cố vấn tối cao PGHH. Chính trong vai trò quan trọng này Đức Ông đã trải qua nhiều gian khổ và nguy hiểm sau khi Đức Thầy vắng mặt.

 

Trong khoảng thời gian này hàng triệu  tín đồ sống trong các vùng mất an ninh đã dùng thuyền bè di cư  quy tụ về làng Hòa Hảo  để lánh nạn và phần lớn đã định cư tại đây, nên nơi này được tín đồ gọi là Thánh Địa Hòa Hảo.

 

Năm 1949, quân Pháp đã đóng đồn tại chợ đường Tắc ở làng Hòa Hảo cách Tổ Đình khoảng 500 thước, vì vậy Đức Ông đã phải rời Tổ Đình sống lưu động với một toán phòng vệ. Khi thì Đức Ông ở làng Hưng Nhơn, lúc ở làng Hiệp Xương, cũng có lúc phải dời qua làng Phú An ẩn náu, luôn luôn di chuyễn ban đêm để tránh sự tập kích của lính Pháp.
 

Về mặt nội bộ đoàn thể, để tạo sự đoàn kết và duy trì sự đoàn kết, Đức Ông chẳng quản ngại tuổi già sức yếu đã phải chủ trì ngày đêm nhiều buổi đại hội với các tướng lãnh PGHH như các ông Trần Văn Soái, Nguyễn Giác Ngộ, Lâm Thành Nguyên và Lê Quang Vinh.

 

Vào những năm đầu thập niên 1950, Đức Ông cùng các Ban Trị Sự PGHH địa phương đã phải đảm đương trật tự an ninh, kiến thiết xã hội cho làng Hòa Hảo, và các vùng lân cận. Đức Ông đã chủ trì mở các trường học để nâng cao dân trí, lập thêm các trạm cứu tế, các nhà bảo sanh, sửa cầu đắp lộ, tạo thêm công ăn việc làm cho dân chúng.

 

Điều mà Đức Ông đặc biệt quan tâm là củng cố nếp sống tu hiền đạo đức cho dân chúng. Đức Ông cho in ấn và phổ biến rộng rãi kinh giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Đức Ông luôn nhắc nhỡ mọi người sáng chiều cúng lạy, mỗi tháng phải chay lạt 4 ngày, và trong những ngày này, chợ búa không được bán thức ăn mặn. Những sòng bạc, đàn điếm, trộm cắp, dị đoan mê tín đều bị nghiêm cấm và phạt rất nặng. Như thế một xã hội hiền hòa, lương thiện ấm no và thanh bình đã được hình thành và đã kéo dài trong nhiều năm.

Đức Ông đã thay Đức Thầy bảo bọc che chở cho tín đồ và hướng dẫn họ cả về mặt  xã hội, kinh tế, văn hóa giáo dục và tín ngưỡng lẫn phát triển tôn giáo. Đức Ông rất nghiêm khắc, công bình và ban kỷ luật nghiêm minh nhờ đó mà vùng Thánh Địa Hòa Hảo rất bình yên trật tự, ban đêm nhà không đóng cửa mà không hề có trộm cướp vì mọi người  được học giáo lý đức dục từ tiểu học đến trung học.

 

MỘT VÀI KỶ NIỆM TẠI TỔ ĐÌNH PHẬT GIÁO HÒA HẢO

 

Chúng tôi may mắn lúc còn nhỏ sống gần Tổ Đình và được diện kiến Đức Ông và Đức Bà. Gia đình chúng tôi ở cạnh nhà bà Sáu Nhạn, bên bờ sông Tiền thuộc song Cửu Long gần Tổ Đình. Bà Sáu Nhạn là em ruột của Bà Năm Cò, một đại đệ tử của Đức Thầy và là người lo về tài chánh hổ trợ các hoạt động của PGHH.

 

Bà Năm Cò tên Nguyễn Thị Anh, có chồng là ông Cò người Pháp. Bà thường dắt các cháu nội là anh Raymond và chị Annie về làng. Chúng tôi và anh Huỳnh Công Khanh, con cô Năm Biên và hai anh chị này thường rũ nhau chạy qua Tổ Đình để vui chơi. Chúng tôi thường khoanh tay cuối đầu thưa Đức Ông và Đức Bà khi ông bà ngồi trên bộ ván gõ.

 

Đưc Ông người cao lớn, quắc thước, còn Đức Bà người nhỏ nhắn hiền lành, hay ngồi ăn trầu cạnh ông. Trái với sự nghiêm nghị khi gặp tín đồ người lớn, ông hiền lành hay cười vui và giơ tay ngoắc chúng tôi lại để cho bánh kẹo. Tất cả chúng tôi đếu rụt rè e ngại, trừ anh Raymond hay đến gần Đức Ông trò chuyện.

 

Từ khi lớn lên và rời làng Hòa Hảo, chúng tôi luôn tưởng nhớ đến thời kỳ ấu thơ sống tại nơi này. Bao nhiêu kỷ niệm êm đềm vẫn sống mãi trong lòng tôi, nhất là những ngày lễ đạo, người người từ các nơi đổ về Thánh Địa. Trên đất liền thì hoa đăng xa nối đuôi nhau và dưới sông thì tràn ngập hoa đăng thoàn, các vòi nước trên thuyền rồng phung lên, đèn thắp sáng rực một góc trời. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng pháo nỗ vang tai. Một cảnh tượng thật sống động, tràn ngập hạnh phúc và hòa bình an lạc. Từ các loa phóng thanh, các độc giảng viên với giọng ngâm giảng truyền cảm, ngân lên những lời khuyên dạy lo tu hiền, làm lành lánh dữ của Đức Huỳnh Giáo Chủ, người đã có công đem ánh sáng từ bị chân lý nhiệm mầu đên cho người dân thuộc Miền Tây Nam Bộ./.

1 Đức Ông Huynh Công Bộ

 2 DUC ONG    DUC BA HUYNH CONG BO -LE THI NHAM

2 Đức Ông Huynh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm

 3 DUC HUYNH GIAO CHU

3 Đức Huỳnh Giáo Chủ
4 HUYNH THI KIM BIEN EM DUC HUYNH GIAO CHU

4 Bà Huỳnh Thị Kim Biên, em ruột Đức Thầy
5 HUYNH THẠNH MẬU  EM DUC HUYNH GIAO CHU

5 Ông Huỳnh Thạnh Mậu, em Út của Đức Thầy 

 

ĐỀN THỜ HỌ HUỲNH

Ông Sơ của Đức Ông là ông Huỳnh Công Trí
0 DEN  HUYNH CONG TRI ONG SO DUC ONG HUYNH CONG BO

Đến Thờ Huỳnh Công Trí có một bản lớn ghi Tiền Hiền Huỳnh Phủ

 

7 Lamg HUYNH CONG TRI

Cổng vào Lăng có ghi: Lăng Ông Tổng Trấn Bích Tuần Thành, Lịch Cả Huỳnh Công Trí. Tiền Hiền Mỹ Hội Đông.

Ông  Cố của Đức Ông là ông Huỳnh Văn Truyền

9 Mieu Huynh Phu Truyen ONG CO DUC ONG HUYNH CONG BO

Miếu Thờ Huỳnh Phủ Truyền tại xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

11 BANG GHI CONG THAN Huynh Phu Truyen ONG CO DUC ONG HUYNH CONG BO


Trên vách miếu có treo bảng ghi:
“ Miếu Đức Tằng Cố Tổ, An Giang tỉnh. Cai Biện Huỳnh Phủ Truyền, Trung Quân Ái Quốc Chi Thần. Hy sinh trận giặc Trấn Tây Thành vào chiều ngày mồng 10 tháng 8 âm lịch tại Vàm Trung, tỉnh Cần Ché Karatié-Kampuchia, đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị (1840-1846) Hiện ngôi Miếu của ông Huỳnh Phủ Truyền tại xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Năm 20197:39 SA(Xem: 17410)
Đức bà Lê Thị Nhậm là thân mẫu phần xác thịt của Đức Huỳnh Giáo Chủ và cũng là người đã dầy công nuôi dưỡng phần xác thịt của Ngài từ lúc bé thơ cho đến lúc lập Đạo cứu đời vào ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão 1939 tại Thánh Địa Hòa Hảo.
23 Tháng Năm 20199:23 CH(Xem: 15266)
Chú Năm họa sĩ Cao Hoàng Sao, nằm êm niệm Phật khoảng 30 phút. Tới 2 giờ 45 phút xuôi tay niệm Phật nhẹ nhàng rồi ra đi. Chú hưởng thọ được 62 tuổi.
12 Tháng Năm 20197:02 SA(Xem: 17737)
Năm nay kỷ niệm lần thứ 93 ngày viên tịch Đức Ông Ba Nguyễn Văn Thới, cũng được tổ chức tưng bừng náo nhiệt, rực rỡ hoa đèn, ngạt ngào hương hoa phẩm vật quí hiếm, với tất lòng thành dâng lên hiến lễ tri ân bậc “Vĩ Nhân Đạo Đức” đã suốt đời tận tụy gian lao.
12 Tháng Tư 201910:37 SA(Xem: 13895)
Đức Thầy cho biết trong thời gian Ngài vắng mặt, tín đồ phải chịu nhiều gian lao thử thách cam go, cũng là lúc lọc lừa coi "Ai thiệt tánh ai người giả đạo", "Ai thảo hiền ai lỗi đạo nhà".
26 Tháng Ba 20195:19 SA(Xem: 18008)
Vì non sông đạo pháp đã anh dũng hy sinh nơi chiến khu oanh liệt, trong công cuộc đánh đuổi xâm lăng giữ an bờ cõi, dưới ngọn cờ trung nghĩa của vị anh hùng dân tộc đức độ tài ba. Ngài được tôn xưng là Đức Cố Quản, một đại đồ đệ thứ nhứt, trong thập nhị hiền thủ của Đức Phật Thầy Tây An.
28 Tháng Giêng 201910:19 CH(Xem: 19015)
Trên mười năm nay cứ mỗi độ Xuân về Khối Tín Đồ PGHH thành kính nhớ ơn những bậc tiền bối, những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho Đạo Pháp, cho dân tộc.
25 Tháng Mười Hai 201810:23 CH(Xem: 15652)
Châu Lang: Gần một thế kỷ trôi qua, theo thông lệ hằng năm, cứ mỗi độ Đông tàn tiết trời trở nên se lạnh, hầu hết tín đồ gần xa khắp mọi miền đất nước và đồng đạo hải ngoại đó đây rất hân hoan náo nức,như có sức vô hình thôi thúc tâm hồn ngưỡng vọng dâng cao, hướng về vùng Thánh Địa linh thiêng, hưởng ứng Đại Lễ Kính Mừng Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ.
19 Tháng Mười Hai 20185:13 SA(Xem: 14134)
Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức: Vi khuẩn (bacteria) là những vi sinh vật đơn bào, sinh sản vô tính bằng cách phân chia nhân đôi tế bào. Còn virus là những “hạt” rất nhỏ, có khả năng sinh sản nhưng chỉ tồn tại được ở trong tế bào sống
04 Tháng Mười Hai 201811:43 CH(Xem: 13108)
Lễ Tạ ơn đầu tiên theo truyền thống đã được diễn ra tại khu vực của “Thuộc địa Plymouth”, khoảng thế kỷ 16, 17 của một tộc người Pilgrim thuộc Anh Quốc.
06 Tháng Mười Một 20189:48 SA(Xem: 15281)
Lê Yến Dung: Mỗi năm cứ vào ngày 21 Tháng Chín, mọi người như một, đều không quên một sự kiện lịch sử trọng đại, con đường chính trị mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã cống hiến cho đất nước Việt Nam. Đó là việc Đức Huỳnh Giáo Chủ đã đề xướng thành lập: Đảng chính trị “Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng.”
100,000