MỘT VẾT DẦU LOANG ÂM THẦM

29 Tháng Ba 20201:12 CH(Xem: 13852)
MỘT VẾT DẦU LOANG ÂM THẦM

hoahao-300x150
Nguyễn Huỳnh Mai
(trích bản thảo quyển Phật Giáo Hòa Hảo: Tâm Đạo Dân Tộc)

Chân Lý thì bất giai bất biến, không thay đổi qua bất cứ thời đại nào, quốc gia nào, giống người nào, và ở mọi lãnh vực, trình độ, kẻ nghèo cũng như người giàu, kẻ dốt cũng như người biết chữ.

Chân Lý đó là lời nói đi đôi với việc làm. Tức nghĩ, biết, nói, viết, rồi phải đi đến hành động.

Bất cứ lý thuyết nào, luận thuyết vào, tư tưởng nào, phương pháp nào, đều phải đi đến hành động. Nếu không sẽ là một lý thuyết, luận thuyết, tư tưởng, hay phương pháp suông. Và phương pháp suông thì một là sẽ ngủ yên, hai là sẽ bị thui chột, vất đi. Và chính người chủ của nó cũng là một kẻ bơi lội trong ảo tưởng hay là một kẻ thiếu hy sinh, biếng lười, thiếu chân thật, ít nhất là chân thật đối với chính mình.

Nếu thấy không làm được thì đừng viết, đừng nói, vì nếu những điều đó đã không giúp được mình thì dĩ nhiên là sẽ không giúp được người.

 

Đức Phật là Người hành động và Ngài đã dạy ta những điều thực tiễn trong đời sống. Đó không phải là những lời dạy suông mà lời dạy từ sự thực hành những điều Ngài đã minh thị và chứng nghiệm ở chính bản thân Ngài.

Do đó Phật Giáo mới tồn tại cho đến ngày hôm nay, và luôn luôn sống động suốt bao ngàn năm qua.

Đức Thầy, một đệ tử của Đức Phật. Ngài dạy ta như thế nào thì Ngài đã không quản ngại sắc trần mà chịu cực khổ để thể hiện Tâm Phật của Ngài. Lời nói Ngài đi đôi với việc làm. Tất cả mọi việc Ngài làm đều có một lý do để cho ta có một tấm gương sáng để suy nghiệm về những gì mình cần phải làm.

Phật Giáo Hòa Hảo là một con đường xây dựng lại căn bản của con người và ngôi nhà chung cho dân tộc.

Một con đường tu tập rốt ráo và hành động tích cực dù cho dưới thời kỳ nào. Một con đường tích cực tham gia và đóng góp vào việc xây dựng, bảo tồn nòi giống Tiên Rồng.

Phật Giáo Hòa Hảo có một con đường riêng không bị dẹp tan và cũng không thể bị phá hoại hay nhục mạ. Các thế lực nào càng đàn áp, càng nhận chìm thì Phật Giáo Hòa Hảo càng phát huy bằng một sức mạnh ngấm ngầm và lan ra như vết dầu loang.

Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo không được tính bằng con số mà được tính bằng tâm thức con người chịu ảnh hưởng bởi giáo thuyết này.

Giáo thuyết Phật Giáo Hòa Hảo đã ăn sâu vào lòng dân tộc của những ai đã va chạm vào nó.

Một tôn giáo không có chủ thuyết buộc người khác phải theo, nhưng lý thuyết Phật Giáo Hòa Hảo đã trao cho con người một kỹ thuật, một phương pháp sống và hành đạo, một cách tu thân để tề gia, rồi mới đến trị quốc bình thiên hạ.

Phật Giáo Hòa Hảo là một vết dầu loang âm thầm bằng sức mạnh của tình thương và lòng từ thiện. Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã thực thi những gì mà Đức Tôn Sư của mình răn dạy. Một miền Tây trù phú, một khối lượng dân tộc đầy nội lực, một sức mạnh âm ỉ ngấm ngầm càng ngày càng được hun đúc trong lòng dân tộc.

 

Xin đón đọc sách mới quyển Nhật Ký Tâm Linh 12: TỪ TÂM BÁC ÁI

http://nguyenhuynhmai.com

 

Đọc kinh sách Phật Giáo Hoa Hảo tại

http://hoahao.org

Http://tuoitrephatgiaohoahao.com

 
cuc vang cuc trang

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Giêng 201811:16 CH(Xem: 18939)
Nguyễn Văn Nhựt: Mái Đạo Tràng thay cho ngôi trường nhỏ Chùa Quang Minh nương náu học bao ngày Nhân Nhà Gíao bày hoài niệm vắn dài Bao kỷ niệm ùa về ôi nhớ quá!
27 Tháng Giêng 20187:24 SA(Xem: 18971)
Lê Minh Triết: Gần ngót một thế kỷ trôi qua, ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi 1919, tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, bổng xuất hiện một vị Phật từ Phật quốc lâm phàm, thế danh Ngài là Huỳnh Phú Sổ, thân sinh của Ngài là Đức Ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm.
14 Tháng Chín 201711:45 SA(Xem: 20946)
Một tấm lòng thành quyện khói hương, Đưa hồn ông đến cõi Tây Phương. Phân ly hai nẽo đường sanh tử, Để lại trần gian vạn tiếc thương.
27 Tháng Tám 20176:01 CH(Xem: 46733)
Hiện nay Bửu Sơn Kỳ Hương vẫn còn tồn tại được bốn di tích của Đức Phật Thầy Tây An ở Miền Tây Nam Việt. Đó là: Tây An Cổ Tự ở làng Long Kiến, trại ruộng Thới Sơn ở Nhà Bàn, trại ruộng ở Láng Linh Châu Đốc và chùa Tây An ở núi Sam.
15 Tháng Tám 20179:48 CH(Xem: 22783)
Hằng năm cứ đến ngày trăng tròn tháng 7 âm lịch thì người Phật tử khắp nơi lại hân hoan tổ chức đại lễ Vu Lan, hay còn gọi là mùa “Báo ơn Cha Mẹ”.
29 Tháng Sáu 20175:37 CH(Xem: 22473)
Tin TẤn: PHẬT xuất Miền Nam nước Việt Nam, GIÁO dân quyết vượt họa xâm lăng. HÒA tâm dắt chúng rời đời huyễn, HẢO ý dìu người đến cõi chân.
27 Tháng Sáu 20179:49 CH(Xem: 22278)
Nguyễn Văn Lía: Nói đến nhân quả, người tín đồ đạo Phật hiểu ngay đến luật trả vay, vay trả của thế trần. Vì vậy những ngôn ngữ được bàn bạc qua tâm tư trí não của họ, như: “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão”, “ghét cái nào trời trao cái nấy”
27 Tháng Sáu 20179:37 CH(Xem: 18583)
Trang Văn Mến:Ngược dòng thời gian , cách nay cũng gần trăm năm, Đức Thầy giáng trần ngày 15/01/1920 nhầm ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi tại làng Hoà Hảo , quận Tân Châu , tỉnh Châu Đốc , một tỉnh thuộc miền Nam nước Việt .
24 Tháng Sáu 20176:45 SA(Xem: 17855)
Lê Minh Triết: Tôi muốn hiểu nhiều nhiều về Tổ-Đình Phật Giáo Hòa Hảo nhất là sau ngày Đức Thầy xa vắng có những biến chuyển gì và sự ảnh hưởng của tín đồ đối với Tổ-Đình thì cơ hội lại rất mong manh.
15 Tháng Sáu 20172:56 CH(Xem: 16437)
Tôi có duyên đặc biệt với PGHH. Trong 25 năm qua tôi đọc khá nhiều tài liệu về PGHH, làm việc với nhiều tín đồ PGHH ở hải ngoại và trong nướ
100,000