IV. NHỮNG PHƯƠNG THỨC TU TẬP

21 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 14708)
IV. NHỮNG PHƯƠNG THỨC TU TẬP

Tây Phương chư Phật cám ta bà,
Chuyển pháp độ đời khỏi đọa sa.
Mong mỏi chúng-sanh đồng mật niệm,
Vọng cầu thế giới dứt can qua.

Lời Đức Huỳnh Giáo Chủ


 I. NHỮNG PHƯƠNG THỨC TU TẬP

 

 

Trong chúng ta, ai sinh ra cũng sẵn có những tánh thiện như: lòng thương người mến vật, lòng yêu quê hương đất nước, yêu giống nòi nhân loại, kính trọng mẹ cha, thương yêu và giúp đỡ người trong cảnh khó khăn hoạn nạn, thích làm từ thiện - công quả - bố thí - phóng sanh… Là những tánh thiện mà tạo hóa dành sẵn cho nhân sanh, như chúng ta thường nghe:

 

“Nhân chi sơ tánh bổn thiện.”

 Hay: 

Sách Thánh đạo ghi trong Tam-Tự,

Người mới sanh tánh thiện Trời dành.

Trích - Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý PGHH

 

Khi lớn lên do hoàn cảnh xã hội, hay vì phải lo cho cuộc sống bản thân - gia đình, nên chúng ta tạo những nghiệp không lành và quên dần những tánh thiện. Hoặc vì sống trong môi trường khá giả nên chúng ta không nhìn thấy được những điều tội phước và đưa chúng ta xa dần với tự tánh. Tuy nhiên, những tánh thiện vẫn tồn tại trong tâm, và đến lúc chúng ta tự nhận ra hoặc tự những tánh ấy bộc phát để đưa chúng ta trở về với tự tánh.

 

Song song với đời, chúng ta may mắn có được những điều giáo hóa từ những vị Phật, Thánh, Tiên, những vị Bồ Tát… hóa thân khắp mọi nơi trong cõi Ta Bà, dưới nhiều hình tướng khác nhau để chỉ dạy và dẫn dắt chúng ta trở lại với những căn bản của tạo hóa. Các ngài để lại cho chúng sanh những kho tàng Đạo Pháp với giá trị vô biên. Vì muốn rộng độ mọi tầng lớp chúng sanh, Chư Phật đã dạy muôn ngàn pháp (phương tiện) từ thấp lên cao và tùy theo căn cơ trình độ mà mỗi pháp phù hợp cho từng cá nhân. 

 

Với phương thức Học Phật – Tu Nhân mà Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy cho chúng sanh và cho tín đồ của Ngài, là phương thức tu học phù hợp với căn cơ trình độ của chúng sanh ở thời buổi Hạ Ngươn Mạt Pháp này. Phương thức Học Phật – Tu Nhân là phương thức tu tại gia, hầu giúp cho chúng ta vừa làm ăn, vừa tu hiền để tự sửa bản thân, vừa giúp đỡ người khác để cùng sống cùng tu như chúng ta. Và là phương thức tu học, đi từ căn bản, hành theo những gì Phật dạy về lòng Từ Bi, sự buông xả tất cả muôn duyên, để tâm thanh tịnh trở về với bản thể. Với Phương thức Học Phật - Tu Nhân, chúng ta có thể hành ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, và hành trong từng hành vi (Thân), từng lời nói (Khẩu), từng suy nghĩ (Ý) để giúp chúng ta sửa đổi thân tâm, làm tròn Nhân Đạo, để tìm đến con đường giải thoát về cảnh giới Tây Phương, như Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy:

 

Bạch trinh giữ lấy nghĩa-nhân,
Muốn về cõi Phật, lập thân cõi trần.

 

Khởi đầu, chúng ta phát tâm ở những phương tiện sẵn có như: lòng thương người mến vật, sự chăm sóc hay lo lắng mẹ cha, thích bố thí làm công quả…, dần dần tìm hiểu và ngộ thêm những phương tiện khác để giúp chúng ta đi xa hơn trên con đường tu học, để tìm về bản thể thanh tịnh, đạt trí huệ, mang được Phật vào tâm, khi đó Lục Căn không còn nhiễm Lục Trần, mà chỉ còn lại chủng tử Phật. Lúc đó chúng ta không còn nghĩ gì đến danh lợi riêng cho bản thân, mà tất cả những lời nói, những việc làm hay những suy nghĩ chỉ hầu mang lại lợi ích chung cho mọi người, đó là tâm Bồ Đề của Phật, điều mà người tu tập mong đạt đến. 

 

Khi đạt đến giai đoạn ấy thì thân tuy còn ở cõi trần tục nhưng chúng ta không bị mê nhiễm những điều không hay ở Cõi Ta Bà, khi ấy chúng ta đã chứng bực Thánh hiền, và chỉ một kiếp quyết chí tu hành chúng ta sẽ thoát được luân hồi sanh tử, như Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết:

 

Cư trần bất nhiễm là người Thánh,

Lẫn tục đừng mê chứng bực hiền.

  Và

Chỉ một kiếp Tây-phương hồi hướng,
Thoát mê-đồ dứt cuộc luân-hồi.

 

Và chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tự soi rọi lại thân tâm trong những việc làm, những suy nghĩ, những lời nói trong ngày để xem có làm lợi ích hay có gây tác hại đến những người, cùng vạn vật, xung quanh? Hay chúng ta hãy để ý là mình có quan tâm đến ông bà cha mẹ và những người thân trong ngày ấy? Nếu nhận ra được những điều giúp ích cho mọi người thì chúng ta tiếp tục phát huy và ngược lại thì nên tránh hay bỏ đi những điều mang đến những sự không hay cho người khác. 

 

Ngoài việc soi rọi lại thân tâm, chúng ta nên tập sự cúng lạy hầu giúp có được sự thanh tịnh trong khoảng thời gian ấy và giúp hồi tưởng lại tổ tiên ông bà cha mẹ, là những người đã sinh và nuôi dưỡng chúng ta được lớn khôn như hiện tại... Sự cúng lạy cũng giúp đền đáp được Tứ Ân mà chúng ta phải cưu mang và đền đáp, dù sinh ra và lớn lên ở bất kỳ nơi đâu. (xin xem bài số 10, trang 47)

 

Nếu có thời gian, chúng ta cũng nên lạy Sám Hối và Hồi Hướng nhằm giúp giảm nhẹ những nghiệp quả mà do vô tình hay cố ý chúng ta đã tạo ra trong nhiều tiền kiếp qua cũng như ở hiện kiếp, để thân tâm giảm nhẹ được những nghiệp lực, để cuộc sống hiện tại có được sự an nhàn thanh tịnh.

 

Chữ Tu thật không khó như những gì chúng ta thường nghĩ, tu là sửa đổi thân tâm, trừ bỏ những tánh không hay và hành theo những điều Phật dạy để giúp chúng ta đạt được những giá trị thiết thực trong việc tu học, và giúp tìm đến sự giải thoát… Sau đây là sơ lược về những phương thức tu tập căn bản, từ thấp lên cao, giúp trợ duyên cho chúng ta trên con đường tu học.

 

Những Phương Thức Tu Tập

 

Kính Trọng Mẹ Cha

Kính Nể Phật Trời

Làm Lành, Lánh Dữ

Cúng Lạy, Trì Chay, Giữ Giới

Diệt Trừ Những Tánh Xấu: Tham, Sân, Si, Nhơn, Ngã

Tránh Tam Nghiệp – Thập Ác

Làm Từ Thiện, Công Quả, Phóng Sanh

Bố Thí:

  • Tài Thí (tiền tài)
  • Của Thí (vật chất)
  • Công Thí (công sức)
  • Pháp Thí (kinh sách)

Tu: Thân, Khẩu, Ý

Tu: Tâm, Phước, Huệ

Đền Đáp Tứ Đại Trọng Ân:

  • Ân Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ
  • Ân Đất Nước
  • Ân Đồng Bào Nhân Loại
  • Ân Tam Bảo (Phật- Pháp-Tăng)

Hành Theo: Tịnh Độ (Niệm Phật), Thiền Tông, Mật Tông…

Hành Bát Nhẫn

Hành Tứ Diệu Đề

Hành Bát Chánh Đạo

Hành Theo Bốn Đại Đức Của Phật: Từ, Bi, Hỉ, Xả

- Và nhiều phương thức tu tập khác…

 

Muốn trừ Tham ta nên bố thí,

Khoan dung tha thứ diệt trừ Sân.

Diệt Mê-Si phải nương Thuyền Giác,

Tham, Sân, Si, Nhơn, Ngã nguyện chừa.

 

Làm Hiền Lành Long Hoa dự hội,

Hiếu với Trung Thần Thánh được nên.

Tu Phước về cõi Tiên an lạc,

Bát Chánh Đạo giải thoát Ta Bà.

 

Niệm Phật rành vãng sanh Cực Lạc,

Tứ Đại Đức Quả Phật - Niết Bàn.

Về Cõi Phật mới thật thanh nhàn,

Mau thức tỉnh tìm nơi giải thoát.

 

Với những phương thức tu học (phương tiện), được trình bày trong bài này, là những điều căn bản trong muôn ngàn Pháp mà Đức Phật chỉ dạy chúng sanh, chúng ta nên tìm hiểu thêm ở những phương thức khác để tìm cho mình những phương thức phù hợp. Chúng ta nên nhận rỏ tất cả những phương thức chỉ là những phương tiện hầu giúp cho chúng ta tìm về với tự tánh, có được sự an lạc thanh tịnh ở cuộc sống hiện tại, tìm đến sự giải thoát về sau…, đó là mục đích chúng ta mong đạt đến trong khi tu học. Chúng ta không nên có sự phân biệt giữa những phương thức tu tập hay những lãnh vực tu học khác nhau, để tránh sự tự gò bó mình trong lãnh vực hạn hẹp, và đó là điều không phù hợp với tánh Vô Vi của Phật Pháp.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

 

 

 

 

 

 

Trong chúng ta, ai sinh ra cũng sẵn có những tánh thiện như: lòng thương người mến vật, lòng yêu quê hương đất nước, yêu giống nòi nhân loại, kính trọng mẹ cha, thương yêu và giúp đỡ người trong cảnh khó khăn hoạn nạn, thích làm từ thiện - công quả - bố thí - phóng sanh… Là những tánh thiện mà tạo hóa dành sẵn cho nhân sanh, như chúng ta thường nghe:

 

“Nhân chi sơ tánh bổn thiện.”

 Hay: 

Sách Thánh đạo ghi trong Tam-Tự,

Người mới sanh tánh thiện Trời dành.

Trích - Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý PGHH

 

Khi lớn lên do hoàn cảnh xã hội, hay vì phải lo cho cuộc sống bản thân - gia đình, nên chúng ta tạo những nghiệp không lành và quên dần những tánh thiện. Hoặc vì sống trong môi trường khá giả nên chúng ta không nhìn thấy được những điều tội phước và đưa chúng ta xa dần với tự tánh. Tuy nhiên, những tánh thiện vẫn tồn tại trong tâm, và đến lúc chúng ta tự nhận ra hoặc tự những tánh ấy bộc phát để đưa chúng ta trở về với tự tánh.

 

Song song với đời, chúng ta may mắn có được những điều giáo hóa từ những vị Phật, Thánh, Tiên, những vị Bồ Tát… hóa thân khắp mọi nơi trong cõi Ta Bà, dưới nhiều hình tướng khác nhau để chỉ dạy và dẫn dắt chúng ta trở lại với những căn bản của tạo hóa. Các ngài để lại cho chúng sanh những kho tàng Đạo Pháp với giá trị vô biên. Vì muốn rộng độ mọi tầng lớp chúng sanh, Chư Phật đã dạy muôn ngàn pháp (phương tiện) từ thấp lên cao và tùy theo căn cơ trình độ mà mỗi pháp phù hợp cho từng cá nhân. 

 

Với phương thức Học Phật – Tu Nhân mà Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy cho chúng sanh và cho tín đồ của Ngài, là phương thức tu học phù hợp với căn cơ trình độ của chúng sanh ở thời buổi Hạ Ngươn Mạt Pháp này. Phương thức Học Phật – Tu Nhân là phương thức tu tại gia, hầu giúp cho chúng ta vừa làm ăn, vừa tu hiền để tự sửa bản thân, vừa giúp đỡ người khác để cùng sống cùng tu như chúng ta. Và là phương thức tu học, đi từ căn bản, hành theo những gì Phật dạy về lòng Từ Bi, sự buông xả tất cả muôn duyên, để tâm thanh tịnh trở về với bản thể. Với Phương thức Học Phật - Tu Nhân, chúng ta có thể hành ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, và hành trong từng hành vi (Thân), từng lời nói (Khẩu), từng suy nghĩ (Ý) để giúp chúng ta sửa đổi thân tâm, làm tròn Nhân Đạo, để tìm đến con đường giải thoát về cảnh giới Tây Phương, như Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy:

 

Bạch trinh giữ lấy nghĩa-nhân,
Muốn về cõi Phật, lập thân cõi trần.

 

Khởi đầu, chúng ta phát tâm ở những phương tiện sẵn có như: lòng thương người mến vật, sự chăm sóc hay lo lắng mẹ cha, thích bố thí làm công quả…, dần dần tìm hiểu và ngộ thêm những phương tiện khác để giúp chúng ta đi xa hơn trên con đường tu học, để tìm về bản thể thanh tịnh, đạt trí huệ, mang được Phật vào tâm, khi đó Lục Căn không còn nhiễm Lục Trần, mà chỉ còn lại chủng tử Phật. Lúc đó chúng ta không còn nghĩ gì đến danh lợi riêng cho bản thân, mà tất cả những lời nói, những việc làm hay những suy nghĩ chỉ hầu mang lại lợi ích chung cho mọi người, đó là tâm Bồ Đề của Phật, điều mà người tu tập mong đạt đến. 

 

Khi đạt đến giai đoạn ấy thì thân tuy còn ở cõi trần tục nhưng chúng ta không bị mê nhiễm những điều không hay ở Cõi Ta Bà, khi ấy chúng ta đã chứng bực Thánh hiền, và chỉ một kiếp quyết chí tu hành chúng ta sẽ thoát được luân hồi sanh tử, như Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết:

 

Cư trần bất nhiễm là người Thánh,

Lẫn tục đừng mê chứng bực hiền.

  Và

Chỉ một kiếp Tây-phương hồi hướng,
Thoát mê-đồ dứt cuộc luân-hồi.

 

Và chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tự soi rọi lại thân tâm trong những việc làm, những suy nghĩ, những lời nói trong ngày để xem có làm lợi ích hay có gây tác hại đến những người, cùng vạn vật, xung quanh? Hay chúng ta hãy để ý là mình có quan tâm đến ông bà cha mẹ và những người thân trong ngày ấy? Nếu nhận ra được những điều giúp ích cho mọi người thì chúng ta tiếp tục phát huy và ngược lại thì nên tránh hay bỏ đi những điều mang đến những sự không hay cho người khác. 

 

Ngoài việc soi rọi lại thân tâm, chúng ta nên tập sự cúng lạy hầu giúp có được sự thanh tịnh trong khoảng thời gian ấy và giúp hồi tưởng lại tổ tiên ông bà cha mẹ, là những người đã sinh và nuôi dưỡng chúng ta được lớn khôn như hiện tại... Sự cúng lạy cũng giúp đền đáp được Tứ Ân mà chúng ta phải cưu mang và đền đáp, dù sinh ra và lớn lên ở bất kỳ nơi đâu. (xin xem bài số 10, trang 47)

 

Nếu có thời gian, chúng ta cũng nên lạy Sám Hối và Hồi Hướng nhằm giúp giảm nhẹ những nghiệp quả mà do vô tình hay cố ý chúng ta đã tạo ra trong nhiều tiền kiếp qua cũng như ở hiện kiếp, để thân tâm giảm nhẹ được những nghiệp lực, để cuộc sống hiện tại có được sự an nhàn thanh tịnh.

 

Chữ Tu thật không khó như những gì chúng ta thường nghĩ, tu là sửa đổi thân tâm, trừ bỏ những tánh không hay và hành theo những điều Phật dạy để giúp chúng ta đạt được những giá trị thiết thực trong việc tu học, và giúp tìm đến sự giải thoát… Sau đây là sơ lược về những phương thức tu tập căn bản, từ thấp lên cao, giúp trợ duyên cho chúng ta trên con đường tu học.

 

Những Phương Thức Tu Tập

 

Kính Trọng Mẹ Cha

Kính Nể Phật Trời

Làm Lành, Lánh Dữ

Cúng Lạy, Trì Chay, Giữ Giới

Diệt Trừ Những Tánh Xấu: Tham, Sân, Si, Nhơn, Ngã

Tránh Tam Nghiệp – Thập Ác

Làm Từ Thiện, Công Quả, Phóng Sanh

Bố Thí:

  • Tài Thí (tiền tài)
  • Của Thí (vật chất)
  • Công Thí (công sức)
  • Pháp Thí (kinh sách)

Tu: Thân, Khẩu, Ý

Tu: Tâm, Phước, Huệ

Đền Đáp Tứ Đại Trọng Ân:

  • Ân Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ
  • Ân Đất Nước
  • Ân Đồng Bào Nhân Loại
  • Ân Tam Bảo (Phật- Pháp-Tăng)

Hành Theo: Tịnh Độ (Niệm Phật), Thiền Tông, Mật Tông…

Hành Bát Nhẫn

Hành Tứ Diệu Đề

Hành Bát Chánh Đạo

Hành Theo Bốn Đại Đức Của Phật: Từ, Bi, Hỉ, Xả

- Và nhiều phương thức tu tập khác…

 

Muốn trừ Tham ta nên bố thí,

Khoan dung tha thứ diệt trừ Sân.

Diệt Mê-Si phải nương Thuyền Giác,

Tham, Sân, Si, Nhơn, Ngã nguyện chừa.

 

Làm Hiền Lành Long Hoa dự hội,

Hiếu với Trung Thần Thánh được nên.

Tu Phước về cõi Tiên an lạc,

Bát Chánh Đạo giải thoát Ta Bà.

 

Niệm Phật rành vãng sanh Cực Lạc,

Tứ Đại Đức Quả Phật - Niết Bàn.

Về Cõi Phật mới thật thanh nhàn,

Mau thức tỉnh tìm nơi giải thoát.

 

Với những phương thức tu học (phương tiện), được trình bày trong bài này, là những điều căn bản trong muôn ngàn Pháp mà Đức Phật chỉ dạy chúng sanh, chúng ta nên tìm hiểu thêm ở những phương thức khác để tìm cho mình những phương thức phù hợp. Chúng ta nên nhận rỏ tất cả những phương thức chỉ là những phương tiện hầu giúp cho chúng ta tìm về với tự tánh, có được sự an lạc thanh tịnh ở cuộc sống hiện tại, tìm đến sự giải thoát về sau…, đó là mục đích chúng ta mong đạt đến trong khi tu học. Chúng ta không nên có sự phân biệt giữa những phương thức tu tập hay những lãnh vực tu học khác nhau, để tránh sự tự gò bó mình trong lãnh vực hạn hẹp, và đó là điều không phù hợp với tánh Vô Vi của Phật Pháp.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Hai 2017(Xem: 10952)
02 Tháng Chín 2014(Xem: 16381)
17 Tháng Giêng 2012(Xem: 24937)
08 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 25119)
100,000