V. GIÁ TRỊ CỦA VIỆC CÚNG LẠY, BỐ THÍ TỪ THIỆN

21 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 15852)
V. GIÁ TRỊ CỦA VIỆC CÚNG LẠY, BỐ THÍ TỪ THIỆN

Mài gươm trí cho tinh cho khiết,
Dứt tâm trần kiếm chữ sắc không.

Lời Đức Huỳnh Giáo Ch


VGIÁ TRỊ CỦA VIỆC CÚNG LẠY, BỐ THÍ, TỪ THIỆN…

 

 

 

Với những phương thức tu học mà chúng ta được biết qua đa phần là những điều do tự lực, nhờ vào khả năng của bản thân, để học hỏi, trau dồi hay hành theo, để giúp chúng ta hiểu sâu rộng hơn về Phật Pháp. Và những việc chúng ta làm như tham gia việc từ thiện, công quả, bố thí, phóng sanh… đó là những điều giúp chúng ta tập tánh Từ Bi, tạo phước đức, hay mong giảm nhẹ đi phần nào những nghiệp duyên mà bản thân đã tạo trong nhiều tiền kiếp qua, cũng như ở hiện kiếp …

 

Bên cạnh sự tự lực chúng ta nên nương tựa vào những tha lực, do lòng tin, hầu giúp trợ lực chúng ta trên con đường tu học. Những phương thức tu học nhờ vào tha lực như sự cúng lạy, phát nguyện, sám hối, hồi hướng hay niệm Phật… là những phương thức hầu giúp cho chúng ta có được những lòng tin trong việc giảm những tội căn, những chướng nghiệp, những phiền não hay tạo được những điều công đức…, do sự thành tâm cầu nguyện đối với những đấng Linh Thiêng của thế giới Duy Tâm. Những phương thức này là do lòng tín nguyện của chúng ta để cầu mong đạt được, cho nên sự tín nguyện là điều chính yếu trong việc hành theo những phương thức này, và khi chúng ta nhất tâm phụng hành thì mới nhận rõ được giá trị cao siêu của những điều ấy.

 

Sau đây là những điều nên làm khi tu tập, nhờ vào sự tự lực và tha lực, nhằm giúp cho chúng ta đạt được phước huệ song tu trong công việc tu học, bao gồm trình tự của sự cúng lạy, hai bài cầu nguyện Trước Bàn Thờ Ông Bà, Trước Bàn Thờ PHẬT được Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy, và bài Phát Nguyện - Sám Hối - Hồi Hướng do đóng góp của cá nhân người viết, mong mang đến những điều hữu ích trong việc tu học. Mong quý vị hãy đọc qua để nhận định rỏ hơn về giá trị cùng những trọng ân mà chúng ta có thể đền đáp nhờ vào sự cúng lạy.

 

  1. Trình tự của việc cúng lạy mỗi ngày.

 

  1. Trước bàn thờ Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ. Đọc: BÀI NGUYỆN TRƯỚC BÀN THỜ ÔNG BÀ  (Xin xem bài cầu nguyện trang tiếp kế)
  2. b. Trước bàn thờ Phật hay Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Đọc: BÀI NGUYỆN TRƯỚC BÀN THỜ PHẬT (Xin xem bài cầu nguyện trang tiếp kế)
  3. Trước bàn Thông Thiên (bàn thờ ngoài sân), cúng & lạy 4 hướng. Đọc: BÀI NGUYỆN TRƯỚC BÀN THỜ PHẬT (Xin xem bài cầu nguyện trang tiếp kế)

- Cúng hướng bàn Thông Thiên trước nhất,

- Tiếp theo là hướng phía sau lưng, quay hướng tay trái 180 độ, ra phía sau lưng.

- Tiếp theo là hướng tay trái, quay 90 độ qua bên trái.

- Tiếp theo là hướng phía sau lưng, quay hướng tay trái 180 độ, ra phía sau lưng.

- Sau cùng, quay 90 độ qua bên phải, trở lại hướng bàn Thông Thiênxá 3 xá.

  1. Nếu có thể, nên lạy Sám Hối & Hồi Hướng - trước bàn thờ Tam Bảo. Đọc: BÀI CẦU NGUYỆN - SÁM HỐI & HỒI HƯỚNG (Xin xem bài cầu nguyện trang tiếp kế)

Sám Hối cho những điều mà chúng ta đã tạo nghiệp ở nhiều tiền kiếp qua, cũng như ở hiện kiếp.

Hồi Hướng cho tất cả chúng sanh cùng vạn vật để được đồng thọ hưởng những ân đức…

  1. Nếu có thể, nên ngồi niệm Phật hay vừa làm việc vừa niệm Phật, để giúp tâm được thanh tịnh, tìm về với tự tánh (ông chủ của chúng ta) hay để soi rọi thân tâm chúng ta qua việc xem xét lại những lời nói, những việc làm, những suy nghĩ trong ngày ấy, để nhận ra những điều nào nên tiếp tục phát huy và những điều nào nên dứt bỏ… dựa vào những điều học trong Phật pháp, kinh luật…

 

  1. Chúng ta cũng nên phóng sanh để tập tánh Từ Bi và mong giảm nhẹ những nghiệp duyên đã tạo…

 

  1. Nên tìm hiểu thêm về Phật pháp, giáo lý… để hiểu thêmđi xa hơn trên con đường tu học, để giúp những ai chưa gặp hay chưa rõ về Phập Pháp, để làm tròn bổn phận của chúng ta là làm cho Đạo Pháp ngày càng phát triển, và để giúp chúng ta trong việc Bố Thí Pháp (để làm tròn trách nhiệm đối với ân Tam Bảo).

 

  1. Nên quan tâm đến những người thân trong gia đình (để làm tròn trách nhiệm đối với Gia Đình), những người quen, để giúp đỡ & chia sẽ nhau trong những việc cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày, để cùng nhau có điều kiện đi trên con đường tu tập… (để làm tròn trách nhiệm đối với ân Đồng Bào)

 

  1. Nếu có điều kiện, nên tham gia vào những công việc từ thiện, công quả, bố thí, (để làm tròn trách nhiệm đối với ân Nhân Loại). Và việc làm Phước Thiện sẽ giúp chúng ta đạt được những điều như: lập nền Từ-Bi, ngộ được thần ca, qua khỏi Diêm-Phù và được lên Thiên Đàng, như Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết:

 

Khá thương những kẻ bần cùng,
Tâm lành dư của hãy dùng vào đây.

 

Bác-ái xả thân tầm đạo chánh,
Độ người lao khổ dạ không phiền.

 

Chê nghèo, giàu nọ đâu bền,
Chi bằng bố đức lập nền từ-bi.

Nếu đã xả thân tầm đạo-đức,
Mở lòng bố thí ngộ thần ca.

Cả kêu bổn đạo ai là thiệt tu.
Xả thân làm phước Diêm-phù vượt qua.

Của dư cho mượn mới là,
Hảo tâm bố thí ngọc-tòa được lên.

Làm lành đâu phải tốn tiền xu.
Mà sau lại được về Tiên cảnh,
Thêm thoát ngục mê chốn Diêm-phù.

Giúp đời đừng đợi trả ơn,
Miễn tròn bổn phận hay hơn bạc vàng.

Phật Trời chẳng luận nghèo giàu,
Ai nhiều phước đức được vào cõi Tiên.

 

Với những phương thức tu học nhờ vào sự tự lực và tha lực hầu giúp chúng ta đền đáp Tứ Ân, giảm nhẹ tội căn, chướng nghiệp…, đó là những điều chúng ta có thể đạt được trong việc hành trì, được Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết:

 

Vững-vàng bất thối công-phu,

Tứ ân đã trả chẳng còn tội căn.

 

Nào là luân-lý tứ ân,

Phải lo đền-đáp xác thân mới còn.

 

Một câu quân lý tứ ân,
Ta đừng phai-lợt phong-thần bảng ghi.

 

Mong rằng chúng ta hãy thành tâm cúng lạy, nguyện cầu để đạt được phước huệ trong việc tu tập. Cầu xin Chư Phật mười phương cùng ơn trên Thầy Tổ gia hộ cho tất cả chúng ta được tinh tấn hành trì và sáng suốt trên con đường tu học.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Hai 2017(Xem: 11765)
02 Tháng Chín 2014(Xem: 17285)
17 Tháng Giêng 2012(Xem: 25709)
08 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 25730)
100,000