Lời phát biểu của Chánh Án Nguyễn Trọng Nho trong ngày Đại Lễ 2013

26 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 14529)
Lời phát biểu của Chánh Án Nguyễn Trọng Nho trong ngày Đại Lễ 2013

nguyen_hoa_an_nguyen_trong_nho-content

Ảnh cụ bà Nguyễn Hòa An cùng ông bà Chánh Án Nguyễn Trọng Nho

Santa Ana, California 2013

 


Lời phát biểu của Chánh Án Nguyễn Trọng Nho trong lễ kỷ niệm 74 năm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo.

Kính thưa Giáo Sư Nguyễn Thanh Giầu, Hội Trưởng Hội Phật Giáo Hòa Hảo miền Nam California

Kính thưa Bà Nguyễn Hòa An, một nữ liên lạc viên của Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ và là phu nhân của ông Nguyễn Long Thành Nam, cố Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hợp Phật Giáo Hòa Hảo hải ngoại, một tín đồ trung kiên của Đức Giáo Chủ.

Thật là một vinh dự vô cùng lớn lao cho tôi được tham dự ngày đại lễ kỷ niệm 74 năm khai sáng nền đạo Phật Giáo Hòa Hảo của Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. Tôi xin cảm ơn Giáo Sư Nguyễn Thanh Giầu đã mời tôi nói đôi điều trong ngày đại lễ hôm nay. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Bà Nguyễn Hòa An đã gửi cho tôi một món quà vô cùng quí báu, quyển sách "Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc" do chính Ông Nguyễn Long Thành Nam biên soạn. Đây là một quyển sách biên khảo vô cùng quí báu mà tôi nghĩ quí vị nên tìm đọc.

Kính thưa quí vị.


Năm 1939 đất nước ta đang quằn quoại dước ách ngoại xâm, triều đình và quan lại bất lực thối nát, toàn dân chờ đợi một cuộc hành hương để dành lại độc lập, tự do.

Một nguời thanh niên trẻ tuổi vùng Long Xuyên, tên là Huỳnh Phú Sổ đã sống trong nỗi khổ đau của dân tộc, chia xẻ những lầm than của những người dân quê hiền lành chất phác, đã xuất hiện như một vì sao sáng ngời từ trên thượng tầng không gian huyền diệu soi mở tâm linh và đánh thức dậy bản chất hiền lương của con người Việt Nam, và chỉ dạy bổn phận phải trả đáp tứ trọng ân của mỗi con người trong xã hội, trong đó có ân với đất nước và đồng bào.

Người thanh niên Huỳnh Phú Sổ khai sáng nền đạo Phật Giáo Hòa Hảo để xây lại kỷ cương tôn giáo đang tha hoá để trở thành mê tín dị đoan, phục hồi lại giá trị cốt lõi của Phật Giáo Việt, đưa con người Việt hướng về cái hay, cái đẹp nhất của giáo lý của Đức Phật. Tinh thần bình đẳng tuyệt vời của Phật Giáo đã được thể hiện trong tất cả mọi sinh hoạt của người Giáo chủ trẻ tuổi Huỳnh Phú Sổ, thể hiện trong cách tổ chức của Phật Giáo Hòa Hảo; không có những phân biệt đẳng cấp rườm rà, vì đẳng cấp dễ đưa đến xa cách và lạm dụng; không có những giáo điều bí ẩn; vì bí ẩn dễ đưa đến mê tín, dị đoan, sai lầm; chỉ có nhửng sấm giảng thật xâu xa nhưng chân chất, đi thẳng vào lòng người nhẹ nhàng như gió chiều thổi trên các ruộng đồng mênh mông của miền Nam; không khó khăn để ai cũng có thể hiểu được cái lẽ sống hữu ích trong tinh thần từ bi của đạo.

Thật là vi diệu khi Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy cho tín đồ lấy biểu tượng thờ phượng là "mảnh vải nâu sồng". Có mầu gì đáng yêu quí hơn mầu nâu của đất, có gì bình dị thanh thản và gần gũi với hàng triệu người nông dân Việt hơn là mầu nâu của đất. Đất là biểu tượng cho sự sống từ đó mùa màng phát triển để đem lại phồn thịnh cho làng xã. Đất là biểu tượng cho sự bình đẳng vì từ đó tất cả mọi người đều được quyền hưởng hoa trái của những khó nhọc của chính mình. Mầu của đất là mầu của người nông dân trải dẫm mồ hôi trên ruộng đồng.

Cái biểu tượng mà người giáo chủ trẻ tuổi Huỳnh Phú Sổ đã trao dạy cho tín hữu vừa bình dị vừa thần thánh. Nó bình dị thanh thản như mầu của mồ hôi những nông dân cần cù đang đổ xuống trên ruộng đồng bao la để nuôi sống quê hương. Mầu của đất người Phật Giáo Hòa Hảo thờ phượng là mầu của sự gắn bó giữa cuộc sống con người và quê hương dân tộc.

Nhưng đất cũng chính là biểu tượng thần thánh của sức sống tiềm tàng của nòi giống đang bị áp bức bởi thực dân. Mầu của đất là thông điệp của Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ gửi đến nhân dân: hãy đòi lại và giữ lấy quê hương mình.

Những lời rao giảng giáo lý của từ bi, của yêu thương, của bình đẳng, của tự do, của tinh thần độc lập, của tinh thần tự trọng của một dân tộc với hàng ngàn năm lịch sử kiêu hùng đã trở thành lời hiệu triệu thần thánh rung động con tim của hàng triệu nông dân miền Nam. Những lời rao giảng ấy đã đem lại niềm hy vọng lớn lao nhất cho toàn thể dân tộc trong giai đoạn cam go của lịch sử lúc đó.

Vị giáo chủ, có một không hai, của dân tộc không chỉ đã thấu triệt giáo lý của Phật, nhưng đã thể hiện trọn vẹn tinh thần đại từ, đại bi, đại hùng, đại lực của Phật trong việc sáng lập ra và dẫn dắt Phật Giáo Hòa Hảo trên con đường xây dựng lại đất nước, xây dựng lại con người, và xây dựng lại xã hội Việt Nam.

Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ đã sinh ra trong lòng dân tộc, đau cái đau của dân tộc. Ngài đã không rời bỏ quê hương, không rời bỏ nỗi đau đớn của dân tộc. Ngài đã dẫn tín hữu của ngài và cả dân tộc của ngài trong một cuộc hành hương thật vi diệu. Cuộc hành hương trở về với bản sắc trong sáng của người VN trở về với giá trị của bình đẳng, nhân bản, của từ bi, khoan dung, hòa hợp.

Đó là cái hấp lực vô song của Phật Giáo Hòa Hảo. Đó là cái giá trị tuyệt vời của Phật Giáo Hòa Hảo.

Chính vì sự gắn bó bất khả phân ly giửa dân tộc và Phật Giáo Hòa Hảo nên những kẻ thù của dân tộc từ mọi triều đại, được dựng nên bởi các lý thuyết phi dân tộc, hỗ trợ bởi các thế lực ngoại lai, đã luôn tìm mọi cách để tiêu diệt, phá hủy Phật Giáo Hòa Hảo. Những nỗ lực phá hủy của những thế lực này là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến sự tan nát của quê hương ngày nay.

Nhân ngày kỷ niệm 74 năm ngày khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo, chúng ta hãy cùng nhau kính cẩn nghiêng mình dâng lên Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ lời cảm ơn tự đáy lòng mỗi con người Việt Nam.

Đức Huỳnh Giáo Chủ không hiện diện cùng chúng ta hôm nay. Nhưng vùng đất tuyệt vời của miền Nam đã cho chúng ta một vĩ nhân Huỳnh Phú Sổ. Tinh thần Huỳnh Phú Sổ đã và sẽ còn ghi mãi bằng những nét vàng son rực rỡ trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Chúng ta có làm tròn bổn phận để đền đáp ân trời biển của Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ bằng cách tiếp nối tinh thần Huỳnh Phú Sổ để xây dựng lại quê hương Việt Nam theo lời hiệu triệu của Ngài trong tháng giêng năm Ất Dậu.

Hãy đứng lên, hãy đoàn kết, sẵn sàng hy sinh để giành lại độc lập, tự do cho giải giang sơn gấm vóc mà tiền nhân đã để lại. Hãy đồng nhận chân ý thức như nhau, nắm tay nhau quả quyết mạnh dạn tiến bước trên con đường tranh đấu.

Xin chân thành cảm ơn quí vị.

Nguyễn Trọng Nho


 

Ý kiến bạn đọc
02 Tháng Ba 20151:22 CH
Khách

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Hai 20241:27 CH(Xem: 749)
Đức Thầy đã dạy: Chúc mừng năm mới, mới buổi qua, Bỏ bớt dị đoan chẳng cúng gà. Tre nêu phơ phất không còn thấy, Ra mắt tiêu mòn buổi thứ ba.
13 Tháng Bảy 20235:40 CH(Xem: 2144)
Ngày 18 tháng 5 âm lịch năm 1939, cách đây đúng 84 năm, tại một ngôi làng nhỏ bé tại miền Tây Nam nước Việt, làng Hòa Hảo, một vị Bồ Tát, một thanh niên vừa tròn 20 tuổi đã khai sáng nên một tôn giáo dân tộc, tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo.
04 Tháng Tư 202311:11 SA(Xem: 2663)
Đồng đạo có điều chi thắc mắc, hay có ý kiến gì để sinh hoạt trong tôn giáo mình được tốt đẹp và hoàn thiện hơn thì nên mạnh dạn lên diễn đàn bày tỏ ý kiến và kính mong quý trị sự viên cũng nên lắng nghe .
23 Tháng Ba 202310:08 CH(Xem: 2527)
Muốn tiếp tục tu tập, cải sửa để hành đạo, ta cần phát triển lòng từ bi, nhưng quan trọng nhất phải có định và huệ.
14 Tháng Mười 202012:11 SA(Xem: 13159)
Do mối liên hệ với Bửu Sơn Kỳ Hương, ông Nguyễn Trung Trực được tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tôn vinh là Thượng Đẳng Đại Thần, trong nghi lễ thờ phượng các bậc anh hùng liệt sĩ của đất nước và mỗi khi cúng lạy đều cầu nguyện oai linh của Ông trong bài nguyện Qui y
05 Tháng Chín 20208:09 CH(Xem: 4767)
Lễ Vu-Lan còn gọi là Vu-Lan bồn, là một lễ lớn của Phật-Giáo. Phật-Giáo Hòa-Hảo của chúng ta cũng phát-xuất từ Đạo Phật , thế nên hằng năm chúng ta cũng tổ-chức ngày lễ nầy.
29 Tháng Ba 20201:12 CH(Xem: 12022)
Phật Giáo Hòa Hảo là một vết dầu loang âm thầm bằng sức mạnh của tình thương và lòng từ thiện. Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã thực thi những gì mà Đức Tôn Sư của mình răn dạy. Một miền Tây trù phú, một khối lượng dân tộc đầy nội lực, một sức mạnh âm ỉ ngấm ngầm càng ngày càng được hun đúc trong lòng dân tộc.
25 Tháng Hai 202010:43 SA(Xem: 10606)
Người muốn tu, sửa thật sự, muốn bước vào con đường giác ngộ trong đời sống cần tự phân biệt lúc nào mình tu tập cải sửa và lúc nào mình hành sử sinh hoạt tôn giáo.
26 Tháng Năm 20197:39 SA(Xem: 17213)
Đức bà Lê Thị Nhậm là thân mẫu phần xác thịt của Đức Huỳnh Giáo Chủ và cũng là người đã dầy công nuôi dưỡng phần xác thịt của Ngài từ lúc bé thơ cho đến lúc lập Đạo cứu đời vào ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão 1939 tại Thánh Địa Hòa Hảo.
26 Tháng Ba 20195:19 SA(Xem: 17659)
Vì non sông đạo pháp đã anh dũng hy sinh nơi chiến khu oanh liệt, trong công cuộc đánh đuổi xâm lăng giữ an bờ cõi, dưới ngọn cờ trung nghĩa của vị anh hùng dân tộc đức độ tài ba. Ngài được tôn xưng là Đức Cố Quản, một đại đồ đệ thứ nhứt, trong thập nhị hiền thủ của Đức Phật Thầy Tây An.
100,000