TƯỞNG NHỚ BIẾN CỐ TẠI ĐỐC VÀNG 16-4-1947

13 Tháng Ba 202511:39 SA(Xem: 143)
TƯỞNG NHỚ BIẾN CỐ TẠI ĐỐC VÀNG 16-4-1947

 PHOTO DUC THAY HINH DEP

Phan Thanh Nhàn (San Diego)

Tóm lược nguyên nhân sâu xa đưa đến việc Đức Thầy bị mưu hại.

Đó là toàn thể các lực lượng kháng chiến (chống Pháp) không Cộng Sản tại miền Nam được kết hợp trong Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp, người lãnh đạo tối cao là Hoàng Anh (biệt danh của Đức Thầy) tức là Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, quyết định kháng chiến độc lập, ngoài sự lãnh đạo của Việt Minh và muốn đoạt thế chủ động kháng chiến tại miền Hậu Giang, bằng chiến lược rút lực lượng quân sự về miền Tây.

Đồng thời trên mặt trận chính trị và ngoại giao, kết hợp với các lãnh tụ đảng phái quốc gia tại miền Bắc, đã bị Việt Minh đánh bật ra khỏi Hà Nội. Đây là nỗ lực đe dọa giành sự độc quyền lãnh đạo kháng chiến của Việt Minh do đảng Cộng Sản chỉ đạo, tất nhiên đã có kế hoạch ngăn chặn, phá hoại.

Cho nên việc ám hại Đức Thầy, một ủy viên của Uỷ Ban Hành Chánh Nam Bộ tức chính quyền của Việt Minh tại miền Nam (để tỏ lòng vì đại nghĩa, cũng như để đoàn kết toàn dân kháng chiến hơn tư thù, Ngài nhận lời tham gia Uỷ Ban Hành Chính Nam Bộ với chức vụ Uỷ Viên Đặc Biệt), không hẳn là quyết định tùy hứng của một cấp tỉnh ủy viên, mà có lẽ xuất phát từ giới lãnh đạo cao cấp của Việt Minh.​​​

Trong khi Đức Thầy ở miền Đông thì có nhiều báo cáo cho biết ở miền Tây, giữa một số cán bộ Việt Minh và tín đồ PGHH từng gây ra sự xung sát. Ngài mới thân hành về đặng hòa giải.

Nhưng Việt Minh vẫn còn ác tâm, lợi dụng lòng tốt của Ngài mà dở thủ đoạn hãm hại bằng cách mời Ngài đến dự phiên họp trong đêm 25 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi nhằm ngày 16-4-1947 tại làng Tân Phú ở Đốc Vàng thuộc Đồng Tháp Mười.​​​

Ngài đến dự phiên họp chỉ đem theo có bốn tên phòng vệ. Khi vào họp, họ giữ bốn tên phòng vệ ở ngoài cửa, chỉ mời một mình Ngài vào trong. Trong khi bàn cải, họ đã sắp đặt cho binh lính của họ, cứ hai người giữ một tên phòng vệ của Ngài. Khi họ ra ám hiệu tắt đèn thì lính bên ngoài, lớp thì hạ sát bốn tên phòng vệ của Ngài, lớp thì nổ súng nhiều loạt vào chỗ Ngài ngồi họp.

Ở chỗ này, chúng ta cần bình tâm thẩm đoán về sự an nguy của Đức Thầy. Như trước đây, Ngài ở miền Đông, có lần ngồi ghe đi ngang qua một đồn nọ mà Ngài không cho ghé. Trên đồn nổ súng bắn xả vào chỗ Ngài ngồi. Khi ghe qua, kiểm điểm lại thì thấy áo và nón của Ngài lủng nhiều lỗ mà Ngài vẫn không trầy xể một vết nào.

Lần này được biết rõ là nhờ có một người tín đồ phi ngựa đem thơ của Ngài về trao lại cho các tướng lãnh của Ngài đang đóng binh ở Phú Thành. Người ấy về đến Phú Thành độ 11 giờ khuya.​​​​​​​​​​

Vì lòng từ bi không muốn cho tín đồ nóng lòng khởi binh mà trong thơ Ngài ra lịnh cho các tướng lãnh của Ngài án binh bất động để chờ Ngài về như lời Ngài dặn trong thơ. Kế sáng hôm sau lại một tên phòng vệ còn sống sót chạy về thuật lại rành rẽ cuộc mưu hại ấy.

Thế là sau đêm 16-4-1947 đến nay không ai biết Đức Thầy lưu trú hà phương.​​​​​​​​Đối với tín đồ PGHH không phải là một việc lạ, vì trong lúc dạo lục châu Ngài đã nhiều lần thay hình đổi dạng một cách thần diệu.

Chẳng hạn trường hợp Ngài thoát nạn tại đường Sohier khi bộ hạ của Trần văn Giàu đến bao vây. Trong tín đồ của Ngài, có một số người đã được Ngài cho thấy sự mầu nhiệm đó để tăng trưởng đức tin.​​​​​​​​​

Đức Thầy có mầu nhiệm mà sở dĩ để lâm nạn là cũng có nhiều lý do:​​​​​​​​​​​​

Thứ nhứt: Ngài đã từng cho biết sau này thế nào Ngài cũng vắng mặt một thời gian, lúc đó không ai biết được tung tích. Điều nầy những người ở gần Ngài thường được nghe mà ngay trong Sấm Giảng, Ngài cũng từng bộc lộ:

“Rán nghe lời dạy của Thầy, Để chừng đến việc kiếm Thầy khó ra” (trích trong quyển “Sám Giảng Q3)

hay câu: “Tu kíp kíp nếu không quá trễ, Chừng đối đầu khó kiếm Điên Khùng” (trích trong quyển “Kệ Dân”).​​

Thứ hai: Về việc âm mưu ám hại, Ngài cũng biết trước. Bằng chứng là Ngài có hỏi một cận vệ bữa nay ngày mấy âm lịch. Nhân viên này có trả lời là ngày 25 tháng 2 nhuần.

Đức Thầy tỏ ra áo não mà than rằng: Ngày nay là ngày khổ nhứt! Ôi! Sao mà khổ quá vậy!

Khi ghe đi đến làng Tân Phú, Ngài kêu hỏi một người phòng vệ trong bốn người theo hầu Ngài rằng: Như bây giờ thả anh ở đây anh có biết đường về Phú Thành không? Người phòng vệ trả lời biết. Thì quả nhiên, chính người phòng vệ được Ngài hỏi đó còn sống sót đã trở về báo tin. Như thế đủ minh chứng rằng Ngài đã biết trước Ngài phải bị ám hại để lấy cớ mà vắng mặt.​​​​​​​​​​

Thứ ba: Sở dĩ phải vắng mặt là vì Ngài đã hiểu rằng thời cơ chưa đến cho Ngài thừa hành sứ mạng thiêng liêng. Muốn nhẫn đợi thời cơ thì không chi hơn là Ngài phải vắng mặt một thời gian,

 “Thôi cũng an lòng nơi số phận, Đợi chờ vận tới sẽ tuông mây” (trích trong bài thi “Gởi Bác Sĩ Cao Triều Lợi ở Bạc Liêu).

Ngài cũng thường khuyên tín đồ:

“Chớ nóng nảy sân si hư việc, Phải đợi thời vua kiệt hồi quy. Xử phân những đứa vô nghì, Mới là khỏa lấp vít tì ngọc son” (trích trong bài thi “Xuân Hạ Tác Cuồng Thơ”).​​​​​​​​​​​​

Người tín đồ PGHH tin rằng trường hợp vắng mặt của Ngài không khác trường hợp của Tiết Nhơn Quý ẩn mình trong dinh của bà Cửu Thiên. Theo truyện Tiết Nhơn Quý kể lại lúc người ẩn thân nơi dinh của bà Cửu Thiên là vì bà thấy sau này người phải đương đầu nhiều tai nạn nên cố giữ lại nơi dinh đặng truyền phép mầu trong một thời gian.

Đức Thầy mượn câu chuyện này để thổ lộ cuộc đời của Ngài trong mấy câu thi:

 “Nhớ qua hồi lúc đời Đường, Hiền thần Nhơn Quý người đương ẩn mình. Cửu Thiên còn giấu tại dinh, Chờ ngày mãn hạn phép linh ban rày” (trích trong bài thi “Từ Giã Bổn Đạo Khắp Nơi”).​​​​​

Thứ tư: Sự vắng mặt của Ngài có dụng ý thử thách để xem tín đồ sau một thời gian chịu sự giáo hóa, trong lúc Ngài vắng mặt có thật tâm phụng hành quy củ, như Ngài đã răn trước: “Nấu lọc rành mới biết vàng thau, Ai thật tánh, ai người giả đạo” (trích trong bài thi “Sa Đéc”).

Khi xưa tín đồ còn ấu trĩ nên Ngài đã xuất hiện đặt một nền móng căn bản để hướng dẫn. Đến nay tín đồ đã ít nhiều trưởng thành và phải tự lập, sử dụng khả năng của mình, chịu trách nhiệm về những việc làm của mình, cũng như Đức Lục Tổ có nói: Khi mê thì Thầy độ cho, lúc ngộ rồi trò tự độ lấy.​​​​​​​​​​

Thứ năm: Ngài vắng mặt như vậy mới khiến cho tín đồ chơn thành càng đem lòng thiết tha ngưỡng vọng và tăng trưởng lòng mong cầu. Tình thế càng làm cho họ đau khổ bao nhiêu thì thì lòng mong cầu của họ càng thêm lớn bấy nhiêu. Như thế sự trở về của Ngài sau này mới là quan trọng.

QUA SẤM GIẢNG THI VĂN

Đọc qua Sấm Giảng và Thi Văn của Đức Huỳnh Giáo Chủ, chúng ta có thể hiểu Ngài sẽ trở lại sau một thời gian xa vắng tín đồ như Ngài đã từng thố lộ:

“Ít lâu Ta cũng trở về, Khuyên cùng bổn đạo chớ hề lãng xao” (trích trong bài thi “Dặn Dò Bổn Đạo”),

 “Từ nay cửa Khổng gài then, Chờ Ta trở lại thì đèn hết lu” và “Giảng kinh đọc tụng chiều mai, Làm theo lời chỉ ngày rày gặp Ta” (trích trong bài thi “Từ Giã Bổn Đạo Khắp Nơi”) mà hầu như mọi người tín đồ PGHH đều tin rằng Ngài đã thoát thân một cách dễ dàng qua hai lần bị ám hại, rồi một ngày kia Ngài sẽ trở về,

“Chừng nào Thầy lại gia trung, Thì trong bổn đạo bóng tùng phủ che” (trích trong bài thi “Từ Giã Làng Nhơn Nghĩa”).​​​​​​

 

Đức Huỳnh Giáo Chủ là một bậc siêu phàm lãnh những sứ mạng của Phật Tổ và của Đức Ngọc Đế. Sứ mạng ấy Ngài phải hoàn thành như thâu cho được con long ác nghiệt và đưa người đến hội Long Hoa, mà ví như Ngài không trở về thì ai mới đảm đang được cái vai trò quan trọng độc nhứt nầy. Vì thế Ngài phải trở về với nguyên trạng để vừa làm cho tín đồ hài lòng và vừa làm cho kẻ ngoại đạo ngạc nhiên tín phục.

Hơn nữa Ngài sẽ trở về để cho thế giới biết rằng nước Việt Nam có một vị Anh Hùng vô địch và là một vị Giáo Chủ vô song để thực hiện câu “Khắp bốn biển liên dây Hòa Hảo” (trích trong bài thi “Diệu Pháp Quang Minh”) ​​​​​​​​​​​​

Đức Huỳnh Giáo Chủ là một vị Bồ Tát hóa thân, vì thương Việt Nam, Ngài đã đản sanh thị hiện tại làng Hòa Hảo vào năm 1920, vì duyên nghiệp đến năm 1947 là hết, nên Ngài đã ra đi.​​

Cuộc xô sát đổ máu giữa tín đồ PGHH và Việt Minh phải chăng đó là duyên nghiệp máu xương từ nhiều kiếp trước, mà tuy Ngài biết trước và nỗ lực hòa giải, nhưng không thể nào hòa giải nổi những ân oán hận thù có tính cách nghiệp lực nầy?

 

​​​Ngài là vị Giáo Chủ đầy lòng từ bi bác ái, một Tăng Sĩ yêu nước nhiệt thành, một vị lãnh đạo tài ba lỗi lạc được các giới trí thức, nhân sĩ, lãnh đạo tôn giáo, chính trị, các nhà ái quốc chơn chính đương thời kính nể, ngưỡng mộ, tán đồng với lập trường đoàn kết, thống nhứt quốc gia dân tộc, tự do, bình đẳng, chống độc tài đảng trị.

​​​​​​​​​​​Biến cố đêm 16-4-1947 không chỉ nhắm loại trừ riêng PGHH mà chính là bước khởi đầu cho chủ trương thanh toán các thành phần quốc gia chân chính đối lập.

Hành động nầy không chỉ gây tác hại cho PGHH mà còn gây tác hại lớn lao cho đại cuộc quốc gia. Nó làm thay đổ cả cục diện miền Nam, đưa đất nước vào một khúc quanh lịch sử quan trọng, tạo thành một cuộc chiến tranh dai dẳng khốc liệt kéo dài hơn một phần tư thế kỷ với bao đổ nát hoang tàn, đau thương tang tóc.​​​

Biến cố đêm 16-4-1947 trở thành biến cố lịch sử quan trọng chớ không phải là sự việc nhỏ xẩy ra ở một nơi hẻo lánh mang địa danh Đốc Vàng ít ai biết đến.

Thế nên, sau khi cưởng chiếm miền Nam tháng 4 năm 1975, Cộng Sản thẳng tay đàn áp tín đồ PGHH, ngăn cấm không cho tổ chức các ngày lễ trong Đạo. Nhưng từ khi chính quyền Cộng Sản dựng lên các cơ sở quốc doanh tôn giáo, tín đồ PGHH được tổ chức ngày khai đạo 18 tháng 5 Âm lịch và các ngày lễ đạo khác, ngoại trừ ngày kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ bị ám hại 25-2 Âm lịch không được tổ chức bất cứ nơi đâu trong nước.​​​​​​​

PGHH HẢI NGOẠI TỔ CHỨC NGÀY ĐỨC THẦY THỌ NẠN

Dù trong nước có bị nghiêm cấm, nhưng ở hải ngoại, người tín đồ PGHH hằng năm vẫn tổ chức kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ xa vắng tín đồ là để nhắc nhở cho bổn đạo và nhất là giúp cho đồng đạo còn quá nhỏ ở thời điểm đó, hay mới sinh ra sau nầy, hiểu rõ về một biến cố quan trọng của đoàn thể, biết vì sao có ngày lễ kỷ niệm, đồng thời để tưởng nhớ Đức Tôn Sư vô vàn kính yêu, đã vì tiền đồ của Tổ Quốc, sinh mạng đồng bào mà chịu tai nạn, xa vắng bổn đạo bấy lâu:

“Ta chịu khổ, khổ cho bá tánh” (trích trong bài thi “Sa Đéc”) Và đồng nguyện cầu Ngài sớm trở lại dìu dắt chúng sanh, chớ không phải để khơi dậy hận thù như một số người lầm nghĩ.​​​​​​​​ Đức Huỳnh Giáo Chủ tự nhận mình là một đệ tử trung thành của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật dạy hãy lấy tình thương xóa bỏ hận thù. Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng dạy: “Ta thứ người, người thứ ta”.

Mọi người Việt Nam hãy áp dụng lời dạy của Đức Phật Thích Ca và của Đức Huỳnh Giáo Chủ để tha thứ nhau, hòa giải nhau và thương yêu nhau. ​​​​​Điều quan trọng chính yếu là những thông điệp của Đức Huỳnh Gíao Chủ có được hiểu và áp dụng hay không?

Thông điệp của Ngài là lòng từ bi, là lòng thương yêu vô giới hạn, là sự tha thứ hòa giải, là đoàn kết giữa mọi người Việt Nam với nhau, là quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ, công bằng và nhân bản, là nỗ lực thực hành hạnh Tứ Ân, tinh tấn học Phật, tu Nhân.

Đức Huỳnh Giáo Chủ vẫn còn sống mãi trong lòng mọi người tín đồ PGHH và mọi người Niệt Nam biết áp dụng những thông điệp cao đẹp của Ngài.​​​​​

Vì duyên nghiệp, Ngài phải xa vắng tín đồ trong một thời gian dài và với lòng yêu thương Việt Nam một cách tràn đầy, với hạnh nguyện cứu khổ vĩ đại, Ngài đã trở về, hóa hiện làm người Việt Nam và thầm lặng thi hành hạnh Bồ Tát nhập thế cứu đời dưới một hình tướng nào đó, như Ngài dạy:

“Học câu hỉ xá đại từ, Noi gương nghĩa sĩ dạ tư chớ gần. Bôn Nam tẩu Bắc tảo tần, Chúng sanh rán nhớ thì gần cùng Ta” (trích trong bài thi “Dặn Dò Bổn Đạo”).​​​​​​​​​​​​​​​

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật​​​​​​

Nam Mô A Di Đà Phật​​​​​​​​​​​Phan Thanh Nhàn ​​​​​​​​​​​​(Ất Tỵ 2025)

PHOTO DUC THAY DOC BAI VIET 1

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Hai 20241:27 CH(Xem: 4770)
Đức Thầy đã dạy: Chúc mừng năm mới, mới buổi qua, Bỏ bớt dị đoan chẳng cúng gà. Tre nêu phơ phất không còn thấy, Ra mắt tiêu mòn buổi thứ ba.
13 Tháng Bảy 20235:40 CH(Xem: 5460)
Ngày 18 tháng 5 âm lịch năm 1939, cách đây đúng 84 năm, tại một ngôi làng nhỏ bé tại miền Tây Nam nước Việt, làng Hòa Hảo, một vị Bồ Tát, một thanh niên vừa tròn 20 tuổi đã khai sáng nên một tôn giáo dân tộc, tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo.
04 Tháng Tư 202311:11 SA(Xem: 5603)
Đồng đạo có điều chi thắc mắc, hay có ý kiến gì để sinh hoạt trong tôn giáo mình được tốt đẹp và hoàn thiện hơn thì nên mạnh dạn lên diễn đàn bày tỏ ý kiến và kính mong quý trị sự viên cũng nên lắng nghe .
23 Tháng Ba 202310:08 CH(Xem: 5380)
Muốn tiếp tục tu tập, cải sửa để hành đạo, ta cần phát triển lòng từ bi, nhưng quan trọng nhất phải có định và huệ.
14 Tháng Mười 202012:11 SA(Xem: 17432)
Do mối liên hệ với Bửu Sơn Kỳ Hương, ông Nguyễn Trung Trực được tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tôn vinh là Thượng Đẳng Đại Thần, trong nghi lễ thờ phượng các bậc anh hùng liệt sĩ của đất nước và mỗi khi cúng lạy đều cầu nguyện oai linh của Ông trong bài nguyện Qui y
05 Tháng Chín 20208:09 CH(Xem: 6309)
Lễ Vu-Lan còn gọi là Vu-Lan bồn, là một lễ lớn của Phật-Giáo. Phật-Giáo Hòa-Hảo của chúng ta cũng phát-xuất từ Đạo Phật , thế nên hằng năm chúng ta cũng tổ-chức ngày lễ nầy.
29 Tháng Ba 20201:12 CH(Xem: 15015)
Phật Giáo Hòa Hảo là một vết dầu loang âm thầm bằng sức mạnh của tình thương và lòng từ thiện. Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã thực thi những gì mà Đức Tôn Sư của mình răn dạy. Một miền Tây trù phú, một khối lượng dân tộc đầy nội lực, một sức mạnh âm ỉ ngấm ngầm càng ngày càng được hun đúc trong lòng dân tộc.
25 Tháng Hai 202010:43 SA(Xem: 13612)
Người muốn tu, sửa thật sự, muốn bước vào con đường giác ngộ trong đời sống cần tự phân biệt lúc nào mình tu tập cải sửa và lúc nào mình hành sử sinh hoạt tôn giáo.
26 Tháng Năm 20197:39 SA(Xem: 21045)
Đức bà Lê Thị Nhậm là thân mẫu phần xác thịt của Đức Huỳnh Giáo Chủ và cũng là người đã dầy công nuôi dưỡng phần xác thịt của Ngài từ lúc bé thơ cho đến lúc lập Đạo cứu đời vào ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão 1939 tại Thánh Địa Hòa Hảo.
26 Tháng Ba 20195:19 SA(Xem: 22430)
Vì non sông đạo pháp đã anh dũng hy sinh nơi chiến khu oanh liệt, trong công cuộc đánh đuổi xâm lăng giữ an bờ cõi, dưới ngọn cờ trung nghĩa của vị anh hùng dân tộc đức độ tài ba. Ngài được tôn xưng là Đức Cố Quản, một đại đồ đệ thứ nhứt, trong thập nhị hiền thủ của Đức Phật Thầy Tây An.
100,000